Quyết định 1488/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1488/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/06/2022
Ngày có hiệu lực 08/06/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1488/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 08 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 64/20077NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ sổ giai đoạn 2021-2025, định hướng đền năm 2030; số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện từ phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình hành động 33-CTr/TU ngày 27/01/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đáy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh Thực hiện Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 342/TTr- STTTT ngày 12/4/2022 và Văn bản số 1048/STTTT-CNTT ngày 20/5/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Đề án), gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Thực hiện Chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ninh phải bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chỉ đạo của Chính phủ tại Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Xác định Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực tạo ra sự đột phá của sự phát triển; là con đường ngăn nhất để tạo đột phá phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững và phát huy vai trò của một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc.

- Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị đóng vai trò quyết định trong thúc đẩy Chuyển đổi số toàn diện. Sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu và hành động đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân là yêu tô quan trọng đảm bảo sự thành công của Chuyển đổi số. Do vậy, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương cân phải tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội s; trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình Chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn cùng như tạo đột phá trong phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Quá trình chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ninh phải được triển khai toàn diện, kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được của Đề án Chính quyền điện tử, thành phố thông minh và dữ liệu số đã có, đi đôi với đổi mới, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với cải cách hành chính nhằm chuyển đổi căn bản lề lối, phương thức làm việc trong hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức đảng; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của người dân và có sự đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện.

- Quá trình thực hiện chuyển đổi số phải quyết tâm, quyết liệt, nhanh chóng xây dựng, hình thành được nguồn “tài nguyên mới ”, đó là dữ liệu số mở, đảm bảo sống”, “sạch”, đầy đủ, chính xác; phù hợp với với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người và bản sắc văn hóa Quảng Ninh và phải được liên thông, đồng bộ, chia sẻ trong hệ thống chính trị, hướng đến mục tiêu phục vụ lợi ích của Nhân dân, doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, góp phần thúc đay mạnh mẽ kinh tế của địa phương.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức, không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều phải có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khâu thiết kế.

- Khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số, trong đó nguồn lực doanh nghiệp công nghệ số tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực từ ngân sách của tỉnh đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực ngoài nhà nước, huy động, thúc đẩy hợp tác công - tư; nguồn lực từ các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế là hỗ trợ; nguồn lực trong Nhân dân là yếu tố quyết định sự thành công.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của tỉnh. Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ninh thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng của cả nước; đi đầu trong chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

[...]