Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 812/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 12/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Võ Văn Hoan |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 812/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 16 tháng 9 năm 2013;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;
Căn cứ Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác cứu nạn - cứu hộ và nhắn tin cảnh báo thiên tai qua mạng thông tin di động trên địa bàn Thành phố;
Theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tại Công văn số 13/TTr-PCTT ngày 19 tháng 02 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3357/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quyết định ban hành Phương án này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ
TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG TRÊN SÔNG, TRÊN BIỂN, TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ CÔNG
TÁC PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 812/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 16 tháng 9 năm 2013;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;
Căn cứ Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác cứu nạn - cứu hộ và nhắn tin cảnh báo thiên tai qua mạng thông tin di động trên địa bàn Thành phố;
Theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tại Công văn số 13/TTr-PCTT ngày 19 tháng 02 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3357/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quyết định ban hành Phương án này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ
TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG TRÊN SÔNG, TRÊN BIỂN, TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ CÔNG
TÁC PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Mục đích
a) Đảm bảo an toàn cao nhất, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về người và tàu thuyền hoạt động trên sông (trong phương án này bao gồm cả sông, kênh, rạch; gọi chung là sông), trên biển và trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Nâng cao năng lực phòng ngừa, ý thức tổ chức, sự điều hành thống nhất, chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng; huy động tổng hợp mọi nguồn lực thuộc các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan; các tổ chức, cá nhân trong khu vực để triển khai nhanh chóng, hiệu quả hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; khẩn trương khắc phục các hậu quả xảy ra, bảo đảm an toàn, trật tự, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, duy trì mọi hoạt động bình thường trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Yêu cầu
a) Tổ chức trực ban nghiêm túc để tiếp nhận, xử lý thông tin báo nạn kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin thông suốt cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vùng nước trách nhiệm phù hợp tính chất, mức độ thiệt hại.
c) Quá trình thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
d) Đảm bảo quản lý chặt chẽ, chính xác số lượng tàu thuyền, thuyền viên và ngư trưởng hoạt động khai thác, các hàng đăng, sở - đáy trên sông, biển (vị trí, tọa độ) để kịp thời thông tin, hướng dẫn phòng, tránh thiên tai và chủ động khi xử lý tình huống.
đ) Đảm bảo duy trì nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Điều 2. Khu vực tìm kiếm cứu nạn
1. Vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vùng sông, cửa sông Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh Thành phố.
3. Vùng biển thuộc các tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.
4. Khu vực thuộc vùng nước cảng biển Thành phố.
Điều 3. Lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
1. Lực lượng chủ trì, chỉ huy tìm kiếm cứu nạn
Căn cứ vào tình hình thiên tai, tai nạn thực tế xảy ra trên biển, trên sông hoặc trong vùng nước cảng biển; Thành phố sẽ huy động các lực lượng tìm kiếm cứu nạn phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó:
a) Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố. Trường hợp sự cố tai nạn do cơ quan Trung ương chủ trì thì Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố chỉ huy các lực lượng của Thành phố để phối hợp lực lượng của Trung ương thực hiện tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp trên sông: Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ).
c) Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố: Cảng vụ Hàng hải Thành phố.
2. Lực lượng tại chỗ
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố:
Đồn Biên phòng Thạnh An, Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Đồn Biên phòng Long Hòa và Hải đội 2; Lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Cảng Thành phố (Ban Chỉ huy và 07 Trạm Biên phòng cửa khẩu trực thuộc) và theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố: chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các cửa sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh; vùng biển thuộc các tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.
b) Công an Thành phố:
- Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trực thuộc chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp tại các tuyến sông trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo Công an huyện Cần Giờ hỗ trợ các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các tuyến sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Đường thủy, Công an thành phố Thủ Đức và các quận - huyện phối hợp, hỗ trợ các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các tuyến sông, vùng biển Thành phố.
c) Cảng vụ Hàng hải Thành phố: chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố.
d) Bộ Tư lệnh Thành phố:
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cần Giờ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các cửa sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố; vùng biển thuộc các tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Thủ Đức và các quận - huyện phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các tuyến sông trên địa bàn Thành phố.
đ) Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
Sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hiện có của địa phương; trong trường hợp cần thiết, được quyền huy động, trưng dụng các phương tiện trong Nhân dân để tham gia, hỗ trợ các lực lượng chuyên trách thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển và vùng nước cảng biển khi xảy ra sự cố trong khu vực thuộc địa bàn quản lý.
3. Lực lượng hỗ trợ
Căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của thiên tai, tai nạn và yêu cầu tăng cường về nhân lực, vật lực; Thành phố đề nghị sự hỗ trợ của các lực lượng sau:
- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III.
- Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.
- Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
- Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam.
- Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 10.
- Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa (Sở Giao thông vận tải).
- Trung tâm Quản lý Đường thủy (Sở Giao thông vận tải).
- Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Lực lượng Hải quân Vùng 2, Cảnh sát biển Vùng 3, Sư đoàn Phòng không 367, Sư đoàn Không quân 370, Công ty Quản lý bay Miền Nam.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An, Hải đoàn 18 Biên phòng.
Điều 4. Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia cứu nạn, cứu hộ
1. Trạng thái thường xuyên
Bao gồm các phương tiện hoạt động trên biển, trên sông như: phà, tàu tìm kiếm cứu nạn các loại, tàu kéo, ca nô, ghe cứu hộ, xuồng máy. Các phương tiện vận tải trên bộ như: xe tải, xe cứu thương, xe chuyên dùng các loại. Trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: máy bộ đàm, ống nhòm, phao tròn, phao bè, phao dây, áo phao, nệm phao cứu hộ, đèn pha, bộ dây cứu hộ - cứu nạn chuyên dụng, bộ đồ lặn, máy phát điện, máy khoan cắt bê tông...
2. Trường hợp khẩn cấp vượt ngoài khả năng của lực lượng tại chỗ của Thành phố
a) Bộ Tư lệnh Thành phố huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ các đơn vị, địa phương để tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định việc điều động lực lượng, trưng dụng phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan, đơn vị và cá nhân hiện có trên địa bàn để tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đạt kết quả cao nhất.
c) Trong trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và các tỉnh lân cận điều động lực lượng, trực thăng, tàu cứu nạn - cứu hộ... để hỗ trợ.
3. Trường hợp khẩn cấp vượt ngoài khả năng ứng phó của Thành phố
Trong tình huống công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ - ngành và các tỉnh điều động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn sẽ chủ trì, huy động lực lượng, phương tiện theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Quy định trực chỉ huy, trực ban
1. Trực chỉ huy, trực ban thường xuyên
Ở trạng thái thường xuyên, các sở, ban, ngành Thành phố và địa phương tổ chức trực ban theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Trực chỉ huy, trực ban điều hành khi có tình huống
a) Tại trụ sở các cơ quan, đơn vị:
- Tăng cường trực chỉ huy và trực ban đảm bảo chỉ huy, điều hành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
- Tăng cường nhân lực trực ban 24/24 giờ tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
- Các đơn vị trong khu vực xảy ra tai nạn tổ chức trực 24/24 giờ.
b) Tại Sở Chỉ huy tiền phương:
- Các sở, ngành, đơn vị chủ trì xử lý tình huống phải trực chỉ huy và bố trí trợ lý, chuyên viên chuyên trách trực ban tiếp nhận thông tin, truyền phát ý kiến chỉ đạo theo ngành dọc.
- Tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ), Cảng vụ Hàng hải Thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập hệ thống thông tin tại chỗ và thông tin cơ động phục vụ cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ huy, điều hành các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 7. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện
1. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển trên địa bàn Thành phố. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền.
2. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
a) Thường xuyên cập nhật và nắm chắc số lượng tàu thuyền, thuyền viên xuất bến, cập bến, ngư trường, vị trí, tọa độ đang khai thác trên biển của tàu thuyền địa phương mình để kịp thời thông báo và hướng dẫn phòng, tránh an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai xảy ra trên biển.
b) Triển khai việc khảo sát, xác định và thông báo rộng rãi các bến neo đậu an toàn cho tàu thuyền trên địa bàn từng xã, thị trấn, có kế hoạch cụ thể để di chuyển, bố trí tàu thuyền neo đậu, hướng dẫn và kiểm tra cách thức neo đậu tàu thuyền đúng quy định trước khi bão đổ bộ vào đất liền, không để xảy ra tình trạng bị va đập khi có sóng to, gió lớn. Quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền trên địa bàn huyện.
1. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản
a) Triển khai thực hiện đăng ký, đăng kiểm toàn bộ tàu cá thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm theo quy định.
b) Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân huyện, xã có liên quan làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên các vùng biển; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định về trang bị kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản.
c) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu cá.
d) Nắm chắc vị trí, số lượng, thuyền viên, tần số liên lạc của các tàu cá đánh bắt xa bờ khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai trên biển Việt Nam.
đ) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước trong công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản.
2. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố)
a) Tiếp nhận và truyền phát kịp thời tin bão, tin áp thấp nhiệt đới của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương, đơn vị liên quan để theo dõi và xử lý.
b) Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Đài Thông tin duyên hải Thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ để nắm rõ vị trí, tọa độ các tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt xa bờ, số lượng thuyền viên, tình trạng của tàu và các thiết bị được trang bị trên tàu để liên lạc trước, trong và sau bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai.
c) Thường xuyên theo dõi, thu thập, xử lý các thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới (tâm bão, hướng di chuyển, tốc độ, cấp độ), thiên tai để tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố ban hành các công điện, công văn để chỉ đạo công tác phòng, tránh, khắc phục hậu quả do bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai gây ra đối với ngành thủy sản Thành phố.
d) Tùy theo tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Thành phố; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông tham mưu Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định việc nhắn tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới cho nhân dân Thành phố biết để chủ động phòng, tránh.
Điều 9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố
1. Phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tổ chức tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động khai thác trên sông, trên biển.
2. Kiểm tra, kiểm soát theo quy định các tàu cá khi cập bến, xuất bến, cập nhật đầy đủ các thông tin về người, phương tiện, hải trình, ngư trường. Kiên quyết không cho xuất bến đối với tàu thuyền hết hạn đăng kiểm, tàu không trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định.
Điều 10. Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Công an Thành phố và Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện kiểm tra và hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông hàng hải, đường thủy.
2. Chỉ đạo lực lượng tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu vận chuyển hành khách, tàu nhà hàng hoạt động trên các tuyến hàng hải, đường thủy nội địa đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn Thành phố.
Điều 11. Đài Thông tin duyên hải Thành phố
Kịp thời thông tin về tình hình, diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới, bão cho các tàu thuyền hoạt trên biển và hướng dẫn cho các chủ tàu thuyền tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi, không đi vào vùng nguy hiểm, tiếp nhận các thông tin cứu nạn, cứu hộ trên biển của các tàu, thuyền kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin vị trí, tọa độ cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố và Chi cục Thủy sản triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng, hiệu quả.
Điều 12. Các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí
Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, cơ quan thông tấn báo chí thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cho ngư dân, chủ phương tiện hiểu rõ lợi ích, tầm quan trọng và nghĩa vụ phải thực hiện việc trang bị các thiết bị an toàn, mua bảo hiểm tai nạn tàu thuyền và thuyền viên, đảm bảo tàu thuyền luôn ở trạng thái an toàn khi hoạt động trên sông, trên biển và vùng nước cảng biển.
Điều 13. Chủ tàu thuyền, thuyền trưởng và thuyền viên
1. Chấp hành tốt các quy định mua bảo hiểm cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển.
2. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, cứu nạn, hệ thống thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu thuyền theo tiêu chuẩn quy định; thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và thực hiện đúng các hướng dẫn của cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động trên biển.
3. Tổ chức sản xuất theo tổ, đội để hỗ trợ, cứu giúp lẫn nhau khi xảy ra sự cố, tai nạn trên biển.
4. Khai báo đúng và đầy đủ tần số liên lạc của tàu, số lượng thuyền viên, ngư trường, tọa độ, vị trí khu vực hoạt động trên biển với đơn vị Bộ đội Biên phòng khi xuất bến.
5. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai phải chủ động báo cho Chi cục Thủy sản, cơ quan chức năng vị trí, tọa độ tàu đang khai thác hoạt động trên biển và chấp hành mọi sự điều động, hướng dẫn phòng, tránh của các cơ quan chức năng.
6. Chủ tàu, thuyền trưởng phải đảm bảo tàu thuyền luôn ở trạng thái an toàn, có đầy đủ các trang thiết bị an toàn cho người và tàu thuyền (áo phao, phao cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, đèn, còi, trang bị công cụ, thiết bị chống cháy, chống chìm...); khai báo chính xác tần số liên lạc của đài tàu với Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Đài Thông tin duyên hải Thành phố và Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú. Phải có đủ chứng chỉ chuyên môn (bằng thuyền trưởng, máy trưởng và số thuyền viên tàu cá phù hợp với từng nhóm tàu theo quy định).
7. Luôn mang theo danh bạ điện thoại, tần số thông tin cứu nạn, cấp cứu cần thiết; khuyến khích các chủ tàu đầu tư trang bị phao tự thổi.
Điều 14. Người lái tàu cá và người làm việc trên tàu cá
1. Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền.
2. Phải trang bị hệ thống thông tin theo quy định tại tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để liên lạc giữa tàu và các cơ quan chức năng quản lý, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên bờ, khuyến khích trang bị máy vô tuyến, định vị vệ tinh.
3. Luôn mang theo radio, danh bạ điện thoại, tần số thông tin cứu hộ, cứu nạn cần thiết.
4. Phải trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn ngành về phao, đèn, còi, trang bị công cụ, thiết bị chống cháy, chống chìm...
CÔNG TÁC TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH, PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
QUY TRÌNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 15. Tiếp nhận và xử lý thông tin báo nạn
Thực hiện theo Chương II, Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác cứu nạn - cứu hộ và nhắn tin cảnh báo thiên tai qua mạng, thông tin di động trên địa bàn Thành phố; đồng thời tập trung thực hiện các công việc sau đây:
1. Tiếp nhận, lưu thông tin
a) Tiếp nhận thông tin:
Khi nhận được thông tin cấp cứu từ tàu thuyền trên sông, biển, trên các hàng đăng, sở - đáy, các kênh, rạch, hồ hoặc qua thông báo của các lực lượng hay Nhân dân; các đơn vị khi nhận được tin thực hiện các nội dung sau:
- Trường hợp nội dung cuộc gọi phù hợp với chức năng thực hiện của từng đơn vị thì tiến hành thực hiện theo quy trình xử lý nội bộ của đơn vị.
- Trường hợp nội dung cuộc gọi thuộc chức năng xử lý của đơn vị khác thì nhân viên trực Tổng Đài tiến hành chuyển tiếp thông tin cuộc gọi đến đơn vị có trách nhiệm xử lý lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể:
+ Tổng Đài điện thoại 113: an ninh trật tự.
+ Tổng Đài điện thoại 114: cứu nạn, cứu hộ, phòng cháy chữa cháy.
+ Tổng Đài điện thoại 115: lĩnh vực cấp cứu y tế.
- Cán bộ, nhân viên trực Tổng Đài bằng mọi biện pháp phải duy trì liên lạc với người báo tin và yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết theo các nội dung như sau:
+ Thời gian, vị trí (tọa độ hoặc khu vực) xảy ra tai nạn; trường hợp người dân không xác định được tọa độ thì đề nghị xác định phương hướng và khoảng cách tại nơi xảy ra tai nạn với địa danh trên đất liền (gần nơi bị nạn nhất).
+ Lý do bị nạn (gãy trục chân vịt, phá nước, bị phương tiện khác đâm va, gặp lốc xoáy, bị mắc cạn...).
+ Tên phương tiện, thuyền trưởng, số người trên phương tiện hoặc trên hàng đăng, sở - đáy.
+ Điều kiện thời tiết sóng, gió ở hiện trường; những việc chủ tàu hoặc người bị nạn đã thực hiện.
+ Tình trạng thực tế, hậu quả ban đầu (số người bị chết, mất tích, bị thương, số còn lại; số phương tiện bị chìm, hư hỏng, trôi dạt...).
+ Số điện thoại, địa chỉ của người báo tin, thuyền trưởng, chủ tàu, chủ hàng đăng, sở - đáy.
+ Đề nghị của chủ phương tiện, chủ hàng đăng, sở - đáy (cần cứu nạn hay cứu hộ).
b) Lưu thông tin:
Nội dung các thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được ghi nhận, lưu vào sổ trực của đơn vị, gồm:
- Số điện thoại, họ và tên của người yêu cầu cứu nạn, cứu hộ.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc gọi.
- Nội dung cuộc gọi.
- Các nội dung khác (nếu có).
2. Chuyển tiếp thông tin
Các đơn vị chức năng thực hiện theo Điều 4, Chương II Quy trình kèm theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Xử lý thông tin
a) Công an Thành phố (đơn vị quản lý đầu số điện thoại 114):
- Khi nhận được thông tin báo nạn (từ người bị nạn hay của cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân), cán bộ trực Tổng Đài báo cáo cho Lãnh đạo Công an Thành phố theo quy định; đồng thời phân tích, xác minh nguồn tin, phối hợp với lực lượng chức năng có nhiệm vụ chủ trì tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong khu vực đó như Phòng Cảnh sát Đường thủy, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trên sông (Công an Thành phố), Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố hoặc đơn vị, địa phương báo nạn xác minh nguồn tin hoặc xác minh ngay từ người báo nạn một cách nhanh chóng như khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin).
- Duy trì liên lạc thường xuyên với người bị nạn để nắm chắc diễn biến tình hình tiếp theo và hướng dẫn, động viên người bị nạn tiến hành các bước tự xử lý ban đầu trong khi chờ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến hiện trường.
- Trong quá trình xử lý các sự cố tai nạn, cứu nạn, cứu hộ cần định vị thuê bao di động bị nạn thì Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ) phân tích thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ để ra quyết định cần định vị thuê bao di động phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.
b) Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:
- Khi nhận được thông tin báo nạn (từ người bị nạn hay của cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân), cán bộ trực ban báo cáo cho Lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban, đồng thời phân tích, xác minh nguồn tin, phối hợp với lực lượng chức năng có nhiệm vụ chủ trì tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong khu vực đó như Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an Thành phố), Phòng Cảnh sát Đường thủy (Công an Thành phố), Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố hoặc đơn vị, địa phương báo nạn xác minh nguồn tin hoặc xác minh ngay từ người báo nạn nhanh chóng như khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin).
- Thông báo, báo cáo ngay cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo thứ tự: Trưởng ban, Phó Trưởng ban, thành viên phụ trách địa bàn nơi xảy ra sự cố, các thành viên còn lại. Tất cả các thông tin gửi đi và thông tin phản hồi của các đơn vị phải được ghi nhận, sao lưu vào hệ thống của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo quy định.
- Trong quá trình xử lý các sự cố tai nạn, cứu nạn, cứu hộ cần định vị thuê bao di động bị nạn thì Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố phân tích thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ để ra quyết định cần định vị thuê bao di động phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.
- Quá trình thực hiện nội dung báo cáo, vẫn phải duy trì liên lạc thường xuyên với người bị nạn để nắm chắc diễn biến tình hình tiếp theo và hướng dẫn động viên người bị nạn tiến hành các bước tự xử lý ban đầu trong khi chờ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến hiện trường.
c) Các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn nơi xảy ra sự cố tai nạn:
- Khi nhận được thông tin báo nạn (từ người bị nạn hay của cơ quan, đơn vị, cá nhân), bằng mọi biện pháp phối hợp với các lực lượng, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị gần khu vực xảy ra tai nạn để xác minh nguồn tin, hoặc xác minh ngay từ người báo nạn một cách nhanh chóng như khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin). Phân tích đánh giá tính xác thực nguồn tin, đánh dấu vị trí tọa độ trên bản đồ, hải đồ, hình thành ý định xử lý theo chức năng nhiệm vụ.
- Báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân của địa phương và cấp trên trực tiếp. Thông báo ngay cho các lực lượng có liên quan trong khu vực xảy ra tai nạn, theo thứ tự báo cho đơn vị chủ trì trước, đơn vị phối hợp sau, đơn vị ở gần nơi xảy ra tai nạn trước.
- Quá trình thực hiện nội dung báo cáo, vẫn phải duy trì liên lạc thường xuyên với người bị nạn để nắm chắc diễn biến tình hình tiếp theo và hướng dẫn động viên người bị nạn tiến hành các bước tự xử lý ban đầu trong khi chờ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến hiện trường.
- Sử dụng hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị (điện thoại, vô tuyến điện sóng ngắn) thông báo, phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng tàu bị nạn để phát thông báo tai nạn, huy động những phương tiện đang hoạt động gần khu vực tham gia cứu nạn, hỗ trợ; thường xuyên duy trì và giữ vững liên lạc với tàu bị nạn; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
d) Các Sở, ban, ngành Thành phố:
Căn cứ vào tình hình thực tế của tai nạn, các lực lượng luôn trong trạng thái sẵn sàng chờ lệnh của Ủy ban nhân dân Thành phố để cơ động đến hiện trường phối hợp với lực lượng tại chỗ xử lý tình huống.
đ) Các Doanh nghiệp thông tin di động:
Phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố thực hiện việc định vị thuê bao di động báo nạn theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác cứu nạn - cứu hộ và nhắn tin cảnh báo thiên tai qua mạng thông tin di động trên địa bàn Thành phố.
1. Hành động của các Đồn Biên phòng, Hải đội 2 (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố), Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố
a) Khi nhận được tin xảy ra sự cố phải báo cáo ngay cho lãnh đạo cấp trên trực tiếp về tình hình, vụ việc ban đầu.
b) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khu vực được phân công và điều kiện, khả năng cho phép, tham mưu cho cấp trên phối hợp với thành phố Thủ Đức hay các quận - huyện điều động, huy động lực lượng, phương tiện ra tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; trường hợp vượt quá khả năng và không thuộc phạm vi địa bàn phụ trách phải kịp thời báo cáo lãnh đạo kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố điều động lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đồng thời sẵn sàng cơ động hỗ trợ khi có yêu cầu.
c) Tùy theo tính chất mức độ vụ việc, các đơn vị nếu độc lập thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình thì chủ động triển khai lực lượng phương tiện sẵn có hoặc huy động phương tiện người dân để kịp thời xử lý tình huống, đồng thời báo cáo ngay về cấp trên trực tiếp (chú ý phải có cán bộ đơn vị trên phương tiện huy động của người dân để hướng dẫn tìm kiếm cứu nạn và hiệp đồng với các lực lượng khác). Phát huy tối đa Phương châm “4 tại chỗ”; chủ động sử dụng mọi biện pháp tại chỗ để xử lý tình huống, nếu vượt quá khả năng cho phép thì mới báo cáo cấp trên để giải quyết.
d) Khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, các đơn vị phải phối hợp với nhau để tổ chức tuần tra quan sát dọc các sông, vùng biển và trên bờ biển để phát hiện cứu nạn kịp thời những nạn nhân bị trôi dạt, phương tiện bị nạn.
đ) Phối hợp với lực lượng tại chỗ của địa phương, sẵn sàng mọi mặt thường trực tại bến, cảng, bệnh viện, Trung tâm Y tế, Hội Chữ thập đỏ để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến cơ sở y tế nơi gần nhất.
e) Bằng mọi biện pháp đảm bảo thông tin thông suốt tới các tổ - đội, các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn với địa phương nơi xảy ra tai nạn và các đơn vị liên quan.
g) Trong điều kiện cho phép, chỉ huy các đơn vị phải tổ chức ghi hình ảnh về các hoạt động của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, vận chuyển nạn nhân, lai dắt phương tiện bị nạn vào bờ, đưa nạn nhân cấp cứu tại các bệnh viện, các Trung tâm Y tế... để làm tư liệu phục vụ công tác nghiệp vụ sau này.
h) Yêu cầu gia đình thuyền trưởng, chủ tàu có đơn trình báo hoặc đề nghị cứu hộ (công việc này chỉ huy các đơn vị phải tiến hành khẩn trương và song song với nhiệm vụ cứu hộ, lai dắt tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của tình huống).
i) Bám sát và nắm chắc các tình huống cho đến khi kết thúc vụ việc; tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.
2. Hành động của Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố
a) Báo cáo ngay tình hình sự cố cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Nhanh chóng hội ý đánh giá nhận định tình hình, phân công nhiệm vụ cụ thể các đơn vị thuộc quyền cơ động, khẩn trương đến hiện trường.
c) Thành lập Đoàn công tác (có thể lập Sở Chỉ huy tiền phương tùy theo tính chất, mức độ vụ việc), trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, đồng thời tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện thành các kíp tàu, ca nô, các tổ xung kích để ngay lập tức cơ động xử lý tình huống. Thành lập lực lượng thường trực cơ động, chốt chặn tại các vị trí xung yếu, an toàn thuận lợi cho việc cơ động để sẵn sàng ứng cứu.
d) Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại bến, cầu cảng, bệnh viện, Trung tâm Y tế; đồng thời, phối hợp với các lực lượng khác để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến Trung tâm Y tế, bệnh viện gần nhất.
đ) Nếu ngoài khả năng được giao, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh các quân chủng như Hải quân, Không quân để đề nghị điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các lực lượng liên quan để xử lý vụ việc.
g) Sử dụng hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị (điện thoại, vô tuyến điện sóng ngắn) thông báo, phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Thành phố, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng tàu bị nạn để phát thông báo tai nạn, huy động những phương tiện đang hoạt động gần khu vực tham gia cứu nạn hỗ trợ; thường xuyên duy trì và giữ vững liên lạc với tàu bị nạn; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
h) Tổ chức quay phim, chụp hình quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và tình hình diễn biến tại nơi xảy ra vụ việc, trên đường hành trình, tại bến cảng, cầu tàu hoặc nơi tiếp nhận nạn nhân, cơ sở y tế làm tư liệu phục vụ công tác nghiệp vụ sau này.
i) Bám sát và nắm chắc các tình huống cho đến khi kết thúc vụ việc; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định từ khi bắt đầu tới khi kết thúc sự vụ.
k) Trường hợp chua tổ chức cơ động ra hiện trường nhưng qua hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn và qua báo cáo của đơn vị thuộc quyền phát hiện trên tàu bị nạn có người bị thương. Lệnh cho chỉ huy đơn vị tại chỗ:
- Cử Quân y, lực lượng y tế chuyên trách phối hợp với lực lượng thông tin sử dụng máy trực canh tìm kiếm cứu nạn của đơn vị để thăm khám, hướng dẫn nạn nhân, những người trên tàu sơ cứu, điều trị ban đầu cho nạn nhân trong thời gian chờ lực lượng chuyên môn đến hỗ trợ, cấp cứu.
- Qua máy thông tin hướng dẫn thuyền trưởng đua nạn nhân vào nơi gần nhất, có điều kiện để cấp cứu; duy trì liên lạc 24/24 giờ với đơn vị để xử lý các tình huống. Đồng thời, thông báo ngay cho các địa phương để phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, giải quyết.
- Nếu vụ việc kéo dài thì hàng ngày báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định; đồng thời, cập nhật mọi diễn biến tình hình và thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.
3. Hành động của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện nơi xảy ra sự cố
a) Khi nhận được tin báo nạn của các cơ quan đơn vị hoặc của cá nhân, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện hội ý nhanh đánh giá nhận định tình hình; đồng thời, báo cáo ngay tình hình sự cố cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, lực lượng chịu trách nhiệm chính trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn để giao nhiệm vụ cho các đơn vị cơ động ngay tới hiện trường.
c) Thành lập Đoàn công tác đến hiện trường để trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị; đồng thời, tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ thường trực sẵn sàng cơ động, chốt chặn tại các vị trí xung yếu, an toàn thuận lợi cho việc ứng cứu.
d) Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại bến, cầu cảng, bệnh viện để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến Trung tâm Y tế, bệnh viện gần nhất.
đ) Nếu vụ việc vượt quá khả năng của lực lượng tại chỗ, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, giải quyết vụ việc; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan cơ động đến để xử lý vụ việc.
e) Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể xã hội và huy động phương tiện, trang thiết bị, lực lượng trên địa bàn tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, trên sông và tiếp nhận, sơ cứu người bị nạn; tiếp nhận, bảo vệ, quản lý phương tiện bị nạn tập kết tại địa phương; đồng thời, sử dụng hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn (điện thoại, vô tuyến điện sóng ngắn) thông báo, phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Thành phố, gia đình chủ tàu, thuyền, gia đình thuyền trưởng tàu, thuyền bị nạn để phát thông báo tai nạn, huy động những phương tiện đang hoạt động gần khu vực, hoặc phương tiện đang neo đậu tại bến tham gia cứu nạn, hỗ trợ; thường xuyên duy trì và giữ vững liên lạc với tàu bị nạn; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
g) Bám sát và nắm chắc các tình huống cho đến khi kết thúc vụ việc; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố từ khi bắt đầu tới khi kết thúc vụ việc.
h) Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.
4. Hành động của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
a) Báo cáo ngay tình hình sự cố cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Thông báo cho các lực lượng chức năng liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong từng tình huống cụ thể để đề nghị phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố thông báo, hiệp đồng với Hải đoàn 18 Biên phòng để chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất, trang bị, quân y... sẵn sàng cơ động cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.
c) Tùy theo tình hình thực tế, nếu vụ việc vượt ngoài khả năng của Thành phố, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời, soạn thảo văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh các quân chủng như Hải quân, Không quân để điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, giúp đỡ.
d) Tổng hợp, báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo quy định từ khi bắt đầu tới khi kết thúc sự vụ.
5. Hành động của lực lượng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố cơ động đến hiện trường
a) Khi được lệnh điều động của Ủy ban nhân dân Thành phố, nhanh chóng cơ động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đến hiện trường để hỗ trợ cho lực lượng tại chỗ.
b) Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, đặc biệt là lực lượng chỉ huy hiện trường để nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
6. Hành động của các lực lượng hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh giáp ranh Thành phố
a) Khi nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố và điều động của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan Trung ương: liên lạc trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố để nắm chắc vị trí, tọa độ và nội dung đề nghị hỗ trợ.
b) Nhanh chóng cơ động lực lượng tới hiện trường, liên lạc với lực lượng tại chỗ của Thành phố để nghe thông báo tình hình thực tế và nhiệm vụ cần triển khai. Quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, thường xuyên giữ vững liên lạc với các lực lượng liên quan để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH, PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 17. Công tác tổ chức điều hành, chỉ huy, phối hợp
1. Tình huống nằm trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ
Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ), Cảng vụ Hàng hải Thành phố trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, trên sông và trong vùng nước cảng biển theo chức năng từng đơn vị.
2. Tình huống vượt quá khả năng của lực lượng tại chỗ của Thành phố
a) Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, điều phối mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức hoặc các quận - huyện liên quan và hiệp đồng với các lực lượng của Trung ương, các tỉnh giáp ranh.
b) Tình huống xảy ra tại các cửa sông thuộc khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố, vùng biển thuộc các tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố trực tiếp chỉ huy hiện trường.
c) Tình huống xảy ra tại các sông trên địa bàn Thành phố: Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ) trực tiếp chỉ huy hiện trường.
d) Tình huống xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố: Cảng vụ Hàng hải Thành phố trực tiếp chỉ huy hiện trường.
3. Tình huống vượt ngoài khả năng ứng phó của Thành phố
Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn sẽ chủ trì, huy động lực lượng, phương tiện và chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, điều phối mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng của Trung ương, Thành phố và các tỉnh giáp ranh Thành phố.
4. Vị trí chỉ huy: tại hiện trường nơi xảy ra sự cố, tai nạn.
Điều 18. Hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
1. Tổng Đài tiếp nhận thông tin cứu nạn, cứu hộ
a) Tổng Đài điện thoại 114 thuộc Công an Thành phố thực hiện tiếp nhận tất cả các thông tin cứu nạn, cứu hộ (từ Nhân dân, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các Tổng Đài khẩn cấp 113, 115); đồng thời, thông báo kịp thời, chính xác cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố phối hợp, xử lý, chuyển tiếp thông tin cứu nạn, cứu hộ giữa Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ) với các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Thành phố.
2. Hệ thống liên lạc tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:
a) Bộ đội Biên phòng Thành phố:
Tổ chức các đài canh tại các đơn vị để tiếp, chuyển thông tin về thiên tai, công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các phương tiện hoạt động trên các tuyến biên giới biển đảo Việt Nam và trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tổ chức 02 Đài Thông tin phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
- Sở Chỉ huy (189B Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), tên gọi: Biên phòng Sài Gòn:
+ Số điện thoại trực ban tác chiến: (028) 39.252.624;
+ Số fax: (028) 39.254.700.
- Hải Đội 2 (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh), tên gọi: Biên phòng Cần Giờ.
- Tần số hoạt động quy định: 9339 KHz (sóng ngày), 6973 KHz (sóng đêm). Máy vô tuyến điện tần số: 145.50 MHz.
- Trong điều kiện hoạt động thường xuyên: thời gian dùng sóng ngày từ 06 giờ 00 phút đến 17 giờ 59 phút, đêm từ 18 giờ 00 phút đến 05 giờ 59 phút; chế độ trực canh là 15 phút các đầu giờ.
b) Công an Thành phố (Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ): Tổng Đài 114.
c) Cảng vụ Hàng hải Thành phố:
- Thông tin liên lạc: VHF kênh 16.
- Số điện thoại: (028) 39.404.151; 0834.091.111.
- Số fax: (028) 39.404.828.
d) Bộ Tư lệnh Thành phố:
- Tổ chức 02 Đài Thông tin QMAX phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
+ Sở Chỉ huy (291 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), tên gọi: Hà Nội.
+ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cần Giờ, tên gọi: Hà Nam.
- Tần số hoạt động quy định: 55.50 MHz (sóng chính), 55.75 MHz (sóng phụ). Trong điều kiện hoạt động thường xuyên: tổ chức trực canh 24/24 giờ.
- Số điện thoại trực ban: (028) 38.641.763.
- Số fax: (028) 38.656.234; 62.648.286.
đ) Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:
- Số điện thoại: (028) 38.297.598.
- Số fax: (028) 38.232.742.
3. Hệ thống thông tin liên lạc bưu điện
Theo Phụ lục V: Danh sách điện thoại liên lạc của các đơn vị, địa phương liên quan trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Nguồn tài chính đảm bảo cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa; Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố và các quy định hiện hành.
Điều 20. Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm chung trong việc chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, điều phối hoạt động của các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện có liên quan. Trong trường hợp khẩn cấp sẽ điều động phương tiện, trang thiết bị, lực lượng để tăng cường cho công tác phòng tránh, ứng phó và khắc phục các sự cố do thiên tai, tai nạn tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển.
Điều 21. Trong trạng thái thường xuyên, các ngành, các cấp theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công chủ động kiểm tra, rà soát việc thực hiện phương án tại đơn vị, địa phương mình. Khi xảy ra sự cố tai nạn, thiên tai ảnh hưởng đến người và tàu thuyền trên biển, trên sông và trong vùng nước cảng biển, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, cơ quan chủ trì tìm kiếm cứu nạn chủ động và kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân Thành phố để theo dõi, chỉ đạo.
Điều 22. Căn cứ phương án này, các sở, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện xây dựng Phương án của địa phương, đơn vị mình; trong đó phải cụ thể hóa trong từng tình huống phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Điều 23. Hằng năm, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung; các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.
(Đính kèm:
- Phụ lục I: Lực lượng dự kiến huy động phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
- Phụ lục II: Phương tiện, trang thiết bị huy động phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
- Phụ lục III: Vị trí neo đậu của các phương tiện thủy dự kiến huy động phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
- Phụ lục IV: Phạm vi vùng nước và các khu vực phân chia cảng biển Thành phố;
- Phụ lục V: Danh sách điện thoại liên lạc của các đơn vị, địa phương liên quan trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ).
LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG
TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Đơn vị: Người
STT |
LỰC LƯỢNG |
THÀNH PHỐ |
QUẬN, HUYỆN |
PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN |
TỔNG CỘNG |
1 |
Quân sự |
740 |
2.856 |
3.220 |
6.816 |
2 |
Bộ đội Biên phòng |
400 |
|
|
400 |
3 |
Công an |
1.100 |
2.000 |
600 |
3.700 |
4 |
Y tế |
500 |
1.100 |
|
1.600 |
5 |
Hội Chữ thập đỏ |
100 |
900 |
|
1.000 |
6 |
Doanh nghiệp Công ích |
|
1.000 |
|
1.000 |
7 |
Thanh niên xung phong |
800 |
|
|
800 |
8 |
Lực lượng xung kích |
|
1.500 |
12.200 |
13.700 |
Tổng cộng các lực lượng |
3.640 |
9.356 |
16.020 |
29.016 |
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 812/QĐ-UBND Ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT |
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, |
ĐƠN VỊ TÍNH |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ |
1 |
Ca nô |
chiếc |
81 |
Thành phố Thủ Đức (5); BCH Bộ đội Biên phòng TP (37); Bộ Tư lệnh TP (5); Công an TP (5); Lực lượng TNXP TP (2); Chi cục Thủy sản (1); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (1); Thanh tra Sở Giao thông vận tải (3); Quận 8 (1); Quận 12 (1); Gò Vấp (1); Cần Giờ (14); Nhà Bè (3); Bình Chánh (2). |
2 |
Xuồng cứu hộ |
chiếc |
50 |
Công an TP (12); Bộ Tư lệnh TP (2); Lực lượng TNXP (7); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (1); Quận 7 (1); Quận 8 (1); Quận 12 (5); Hóc Môn (1); Tân Phú (1); Cần Giờ (9); Nhà Bè (3); Bình Chánh (7). |
3 |
Ghe cứu hộ |
chiếc |
53 |
Công an TP (2); Lực lượng TNXP TP (3); Cần Giờ (48). |
4 |
Tàu kéo |
chiếc |
2 |
Lực lượng TNXP TP (2). |
5 |
Tàu chữa cháy |
chiếc |
12 |
Công an Thành phố (12). |
6 |
Tàu tìm kiếm cứu nạn |
chiếc |
14 |
Cảng vụ Hàng hải TP (5); BCH Bộ đội Biên phòng TP (2); Chi cục Thủy sản (2); Cần Giờ (5). |
7 |
Phà |
chiếc |
20 |
Lực lượng TNXP TP (20). |
8 |
Xe tải |
chiếc |
114 |
Thành phố Thủ Đức (23); Công an TP (2); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (4); Bộ Tư lệnh TP (2); Quận 1 (7); Quận 3 (4); Quận 4 (2); Quận 7 (6); Quận 8 (2); Quận 10 (5); Quận 12 (1); Cần Giờ (54); Bình Chánh (2). |
9 |
Xe cứu hộ |
chiếc |
26 |
Công an TP (4); Sở Y tế (10); Bộ Tư lệnh TP (1); Quận 4 (1); Quận 11 (10). |
10 |
Xe cứu thương |
chiếc |
13 |
Bộ Tư lệnh TP (1); Công an TP (2); Hội Chữ thập đỏ TP (1); thành phố Thủ Đức (2); Quận 3 (2); quận Bình Tân (1); Cần Giờ (4). |
11 |
Xe chuyên dụng các loại |
chiếc |
67 |
Công an TP (7); Lực lượng TNXP TP (1); Bộ Tư lệnh TP (4); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (4); thành phố Thủ Đức (20); Quận 4 (1); Quận 7 (4); Quận 10 (6); Cần Giờ (11); Nhà Bè (2). |
12 |
Máy phát điện |
cái |
274 |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP (3); Công an TP (85); Bộ Tư lệnh TP (1); Lực lượng TNXP TP (12); Cảng vụ Hàng hải TP (6); Chi cục Thủy sản (2); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (10); Sở Lao động TBXH (23); Thanh tra Sở Giao thông vận tải (1); thành phố Thủ Đức (31); Quận 1 (3); Quận 3 (1); Quận 4 (8); Quận 6 (3); Quận 7 (8); Quận 8 (2); Quận 10 (6); Quận 11 (7); Quận 12 (11); Bình Tân (1); Hóc Môn (4); Tân Bình (6); Tân Phú (16); Phú Nhuận (6); Gò Vấp (1); Cần Giờ (22); Nhà Bè (6); Bình Chánh (4). |
13 |
Máy cắt bê tông |
cái |
90 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3); Bộ Tư lệnh TP (2); Công an TP (18); thành phố Thủ Đức (3); Quận 1 (3); Quận 6 (11); Quận 7 (5); Quận 8 (1); Quận 10 (4); Quận 12 (5); Bình Tân (5); Hóc Môn (1); Củ Chi (1); Tân Bình (7); Tân Phú (2); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (6); Nhà Bè (5); Bình Chánh (3). |
14 |
Máy khoan đục bê tông |
cái |
112 |
Công an TP (14); Bộ Tư lệnh TP (1); Lực lượng TNXP TP (2); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (4); Sở Lao động TBXH (5); TP Thủ Đức (18); Quận 1 (2); Quận 4 (12); Quận 7 (3); Quận 8 (5); Quận 10 (4); Quận 12 (8); Tân Bình (4); Bình Tân (3); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (10); Nhà Bè (6); Bình Chánh (3); Tân Phú (1). |
15 |
Máy vô tuyến |
cái |
15 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (13); Chi cục Thủy sản (2). |
16 |
Máy hàn cắt kim loại |
cái |
23 |
Lực lượng TNXP TP (2); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (9); Sở Lao động TBXH (12). |
17 |
Máy bộ đàm |
cái |
396 |
Lực lượng TNXP TP (158); Chi cục Thủy sản (6); thành phố Thủ Đức (17); Quận 3 (2); Quận 4 (42); Quận 6 (13); Quận 7 (40); Quận 8 (10); Quận 10 (30); Quận 12 (10); Tân Bình (10); Tân Phú (3); Phú Nhuận (10); Cần Giờ (33); Nhà Bè (2); Bình Chánh (10). |
18 |
Máy nén PDS185 |
cái |
1 |
Bộ Tư lệnh Thành phố. |
19 |
Máy đo nhiệt độ cháy |
cái |
1 |
Bộ Tư lệnh Thành phố. |
20 |
Máy soi đa chiều |
cái |
1 |
Bộ Tư lệnh Thành phố. |
21 |
Máy soi dưới nước |
cái |
3 |
Bộ Tư lệnh Thành phố (1); thành phố Thủ Đức (2). |
22 |
Thiết bị cứu hộ trong không gian hẹp |
cái |
1 |
Bộ Tư lệnh Thành phố. |
23 |
Máy thở oxy khẩn cấp |
cái |
2 |
Bộ Tư lệnh Thành phố. |
24 |
Máy đo độ sâu |
cái |
1 |
Cảng vụ Hàng hải TP. |
25 |
Khí tài phòng độc |
bộ |
6 |
Quận 1. |
26 |
Máy cắt sắt |
cái |
15 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (2); Công an TP (5); Lực lượng TNXP TP (1); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (1); Quận 7 (1); Quận 11 (1); Phú Nhuận (2); Nhà Bè (1); Gò Vấp (1). |
27 |
Áo phao |
cái |
18.449 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (1138); Bộ Tư lệnh TP (470); Công an TP (2192); Lực lượng TNXP TP (895); Chi cục Thủy sản (600); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (140); Thanh tra Sở Giao thông vận tải (40); thành phố Thủ Đức (1.720); Quận 1 (211); Quận 3 (205); Quận 4 (498); Quận 6 (420); Quận 7 (764); Quận 8 (621); Quận 10 (174); Quận 11 (156); Quận 12 (772); Bình Tân (340); Hóc Môn (400); Củ Chi (307); Tân Bình (170); Tân Phú (110); Phú Nhuận (250); Cần Giờ (4.029); Nhà Bè (949); Bình Chánh (719); Gò Vấp (310). |
28 |
Phao tròn |
cái |
10.525 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (920); Bộ Tư lệnh TP (560); Công an TP (1795); Lực lượng TNXP TP (40); Chi cục Thủy sản (411); Thanh tra Sở Giao thông vận tải (10); thành phố Thủ Đức (623); Quận 1 (109); Quận 3 (39); Quận 4 (247); Quận 6 (50); Quận 7 (532); Quận 8 (650); Quận 10 (10); Quận 11 (75); Quận 12 (100); Bình Tân (260); Hóc Môn (170); Củ Chi (248); Tân Bình (110); Tân Phú (80); Phú Nhuận (250); Cần Giờ (1450); Nhà Bè (892); Bình Chánh (595); Gò Vấp (230). |
29 |
Phao bè |
cái |
172 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (15); Bộ Tư lệnh TP (20); Công an TP (28); Lực lượng TNXP TP (6); thành phố Thủ Đức (31); Quận 6 (4); Quận 7 (4); Quận 8 (7); Quận 4 (1); Quận 12 (12); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (9); Nhà Bè (2); Bình Chánh (27); Gò Vấp (1). |
30 |
Phao cầm tay |
cái |
1.500 |
Lực lượng TNXP TP. |
31 |
Phao dây |
cuộn |
141 |
Công an TP (9); thành phố Thủ Đức (17); Quận 8 (65); Quận 12 (20); Bình Chánh (30). |
32 |
Thiết bị banh cắt thủy lực |
bộ |
12 |
Công an TP (6); Gò Vấp (3); Tân Phú (3). |
33 |
Dụng cụ cứu hộ đa năng |
bộ |
3 |
Bô Tư lệnh TP (1); Công an TP (1); Nhà Bè (1). |
34 |
Bộ đồ lặn |
bộ |
63 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (8); Bộ Tư lệnh TP (20); Công an TP (34); Chi cục Thủy sản (1). |
35 |
Găng tay chuyên dụng |
đôi |
1866 |
Quận 4 (60); Quận 11 (160); Tân Phú (33); Nhà Bè (437); Bình Chánh (6); Gò Vấp (1170). |
36 |
Nón bảo hộ |
cái |
3660 |
Bộ Tư lệnh TP (60); BCH Bộ đội Biên phòng TP (38); Hội Chữ thập đỏ TP (78); thành phố Thủ Đức (518); Quận 1 (145); Quận 4 (139); Quận 6 (50); Quận 8 (9); Quận 10 (55); Quận 11 (115); Quận 12 (2); Bình Tân (67); Hóc Môn (60); Tân Bình (262); Tân Phú (130); Phú Nhuận (200); Gò Vấp (1165); Bình Thạnh (10); Cần Giờ (41); Nhà Bè (462); Bình Chánh (54). |
37 |
Ống nhòm |
cái |
113 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (6); Công an TP (38); Cảng vụ Hàng hải TP (3); Lực lượng TNXP TP (6); Chi cục Thủy sản (8); thành phố Thủ Đức (3); Quận 4 (8); Quận 7 (5); Quận 12 (8); Phú Nhuận (5); Gò Vấp (4); Cần Giờ (15); Bình Chánh (4). |
38 |
Bộ dây leo cứu nạn |
bộ |
59 |
Bộ Tư lệnh TP (2); BCH Bộ đội Biên phòng TP (8); Lực lượng TNXP TP (10); Quận 3 (39). |
39 |
Đèn cứu hộ |
cái |
112 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (4); Bộ Tư lệnh TP (5); Công an TP (12); Sở Xây dựng (10); thành phố Thủ Đức (13); Quận 1 (12); Quận 3 (2); Quận 8 (5); Quận 10 (14); Tân Bình (7); Cần Giờ (7); Bình Chánh (2); Gò Vấp (16). |
40 |
Đèn pin các loại |
cái |
2289 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (1); Công an TP (130); Lực lượng TNXP TP (84); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (22); Sở Xây dựng (2); thành phố Thủ Đức (445); Quận 1 (41); Quận 3 (19); Quận 4 (119); Quận 6 (4); Quận 7 (414); Quận 8 (12); Quận 10 (44); Quận 11 (66); Quận 12 (58); Bình Tân (97); Hóc Môn (57); Tân Bình (39); Tân Phú (36); Phú Nhuận (5); Gò Vấp (217); Bình Thạnh (5); Nhà Bè (122); Bình Chánh (92). |
41 |
Loa phóng thanh cầm tay |
cái |
907 |
BCH Bộ đội Biên phòng TP (10); Công an TP (44); Lực lượng TNXP TP (7); Chi cục Thủy sản (2); thành phố Thủ Đức (147); Quận 1 (20); Quận 4 (46); Quận 6 (32); Quận 7 (48); Quận 8 (21); Quận 10 (29); Quận 11 (32); Quận 12 (23); Bình Tân (7); Hóc Môn (6); Củ Chi (24); Tân Bình (20); Tân Phú (17); Phú Nhuận (2); Gò Vấp (248); Cần Giờ (32); Nhà Bè (37); Bình Chánh (53). |
42 |
Búa các loại |
cái |
654 |
Lực lượng TNXP TP (10); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (19); Sở Xây dựng (1); thành phố Thủ Đức (74); Quận 1 (99); Quận 3 (5); Quận 4 (24); Quận 7 (12); Quận 8 (23); Quận 10 (34); Quận 11 (58); Quận 12 (13); Bình Tân (11); Hóc Môn (19); Củ Chi (12); Tân Bình (43); Tân Phú (13); Phú Nhuận (80); Gò Vấp (12); Nhà Bè (77); Bình Chánh (5); Công an Thành phố (10). |
43 |
Kềm cộng lực |
cái |
430 |
Công an TP (62); Lực lượng TNXP TP (2); thành phố Thủ Đức (32); Quận 1 (88); Quận 3 (10); Quận 4 (30); Quận 10 (3); Quận 11 (19); Quận 12 (2); Bình Tân (19); Hóc Môn (16); Củ Chi (3); Tân Bình (25); Tân Phú (9); Phú Nhuận (17); Gò Vấp (4); Cần Giờ (7); Nhà Bè (53); Bình Chánh (29). |
44 |
Xà beng |
cái |
671 |
Công an TP (68); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (24); thành phố Thủ Đức (86); Quận 1 (11); Quận 3 (18); Quận 4 (26); Quận 7 (60); Quận 8 (29); Quận 10 (37); Quận 12 (18); Bình Tân (85); Hóc Môn (24); Tân Bình (16); Tân Phú (26); Gò Vấp (3); Phú Nhuận (40); Nhà Bè (54); Bình Chánh (46). |
45 |
Dây (thừng, dù) |
m |
36.625 |
Công an TP (1.200); Thành phố Thủ Đức (2.900); Quận 3 (200); Quận 4 (717); Quận 6 (4.300); Quận 7 (5.750); Quận 8 (4.000); Quận 10 (850); Quận 12 (40); Củ Chi (500); Hóc Môn (2.400); Phú Nhuận (2.000); Cần Giờ (2350); Nhà Bè (2.688); Bình Chánh (6.730). |
46 |
Nhà bạt các loại |
cái |
320 |
Bộ Tư lệnh TP (95); Công an TP (63); Lực lượng TNXP TP (5); Cảng vụ Hàng hải TP (3); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi (7); Sở Lao động TBXH (7); thành phố Thủ Đức (20); Quận 3 (2); Quận 4 (17); Quận 7 (14); Quận 10 (6); Quận 11 (2); Quận 12 (4); Bình Tân (1); Củ Chi (4); Hóc Môn (2); Tân Bình (16); Tân Phú (2); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (10); Nhà Bè (13); Bình Chánh (18). |
VỊ TRÍ NEO ĐẬU CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY DỰ
KIẾN HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN SÔNG, TRÊN BIỂN VÀ
TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT |
PHƯƠNG TIỆN THỦY |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ |
VỊ TRÍ NEO ĐẬU |
1 |
Ca nô |
65 |
Công an Thành phố (09 chiếc) |
Bến đậu tàu chữa cháy - Thành phố Thủ Đức (04 chiếc); Đội Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn trên sông (196 Tôn Thất Thuyết, Phường 3, Quận 4: 04 chiếc); Đội Cảnh sát PCCC huyện Cần Giờ (Rừng Sác, ấp Long Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ: 01 chiếc). |
Bộ Tư lệnh Thành phố (08 chiếc) |
Trạm TKCN của Bộ Tư lệnh TP (khu dân cư Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh). |
|||
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố (22 chiếc) |
Trạm Biên phòng cửa khẩu Hiệp Phước (02 chiếc); Trạm Biên phòng cửa khẩu Phú Mỹ (05 chiếc); Trạm Biên phòng cửa khẩu Nhà Rồng (02 chiếc); Trạm Kiểm tra giám sát trên sông (04 chiếc); Trạm Biên phòng cửa khẩu Khánh Hội (02 chiếc); Trạm Biên phòng Thiềng Liêng (01 chiếc); Trạm Biên phòng Thạnh An (01 chiếc); Trạm Kiểm soát Biên phòng Cần Thạnh (01); Trạm Kiểm soát Biên phòng Lý Nhơn (01 chiếc); Trạm Kiểm soát Biên phòng Đồng Hòa (01); Hải Đội 2 (02 chiếc). |
|||
Công an Thành phố (05 chiếc) |
Công an huyện Cần Giờ (02 chiếc); Công an huyện Nhà Bè (01 chiếc); Cảnh sát Đường thủy - PC08B (01 chiếc). |
|||
Sở Giao thông vận tải (18 chiếc) |
Cầu An Nghĩa, huyện Cần Giờ, (02 chiếc); Ngã ba kênh Thị Nghè, quận Bình Thạnh - Trạm Quản lý Đường Thủy số 4 (03 chiếc); 167 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8 - Trạm Quản lý Đường Thủy số 1 (02 chiếc); cầu Rạch Ông, phường Tân Hưng, quận 7 - Trạm Quản lý Đường Thủy số 3 (08 chiếc); Bến Bạch Đằng, Quận 1 - Thanh tra Sở (03 chiếc). |
|||
Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố (01 chiếc) |
Phà Bình Khánh. |
|||
Chi cục Thủy sản (02 chiếc) |
Trạm Thủy sản An Nghĩa (01 chiếc); Trạm Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Cần Giờ (01 chiếc). |
|||
2 |
Tàu tìm kiếm cứu nạn các loại |
12 |
Công an Thành phố (03 chiếc) |
Bến phà Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức. |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP (04 chiếc) |
Hải đội 2. |
|||
Sở Giao thông vận tải (03 chiếc) |
Cầu Rạch Ông, phường Tân Hưng, Quận 7 - Trạm Quản lý Đường thủy số 3. |
|||
Chi cục Thủy sản (02 chiếc) |
Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (01 chiếc); xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (01 chiếc). |
|||
3 |
Tàu kéo |
3 |
Sở Giao thông vận tải (01 chiếc) |
Phà Cát Lái. |
Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố (02 chiếc) |
Phà Bình Khánh (01 chiếc); Phà Cát Lái (01 chiếc). |
|||
4 |
Phà |
20 |
Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố |
Phà Cát Lái (12 chiếc); Phà Bình Khánh (8 chiếc). |
PHẠM VI VÙNG NƯỚC VÀ CÁC KHU VỰC PHÂN
CHIA CẢNG BIỂN DO CẢNG VỤ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỈNH LONG AN, TỈNH TIỀN GIANG
Vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang bao gồm các vùng nước sau:
1. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực vịnh Gánh Rái.
2. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực vịnh Đồng Tranh và khu vực cửa sông Soài Rạp.
3. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên các sông Ngã Bảy, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè, sông Dừa, sông Tắc Dinh Cậu và rạch Tắc Rỗi.
4. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên các sông Đồng Tranh, sông Gò Gia, sông Tắc Ông Cu, sông Tắc Bài và sông Tắc Cua.
5. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Đồng Nai.
6. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn.
7. Vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang trên sông Soài Rạp.
II. PHẠM VI VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỈNH LONG AN, TỈNH TIỀN GIANG
Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực vịnh Gành Rái được giới hạn như sau:
Từ đường kinh tuyến 106°58'12" E (là ranh giới với vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), chạy dọc theo bờ biển của huyện Cần Giờ và bờ của cù lao Phú Lợi đến hai điểm nhỏ xa nhất của cửa sông Ngã Bảy.
2. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực vịnh Đồng Tranh và khu vực cửa sông Soài Rạp được giới hạn như sau:
Các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm HCM1, HCM2, HCM3, HCM4 và HCM5 có tọa độ sau đây:
HCM1: 10°25’10” N, 106°58’12” E (mũi Cần Giờ);
HCM2: 10°24’00” N, 107°00’00” E;
HCM3: 10°15'00" N, 107°00'00" E;
HCM4: 10°15'00" N, 106°49'30" E;
HCM5: 10°16’07” N, 106°45’20” E.
3. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên các sông Ngã Bảy, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè, sông Dừa, sông Tắc Dinh Cậu và rạch Tắc Rỗi được giới hạn như sau:
a) Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Ngã Bảy chạy dọc theo hai bờ các sông Ngã Bảy, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè đến mũi Đèn Đỏ. Trừ phạm vi vùng nước cảng biển Đồng Nai trên sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu do Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai quản lý được giới hạn bởi đường thẳng vuông góc với mép phải tuyến luồng hàng hải sông Lòng Tàu tại điểm nhô ra xa nhất của bờ bên trái ngã ba sông Đồng Tranh và sông Lòng Tàu, chạy dọc theo bờ sông phía tỉnh Đồng Nai và mép tuyến luồng hàng hải sông Lòng Tàu - sông Nhà Bè về phía thượng lưu cách cảng Xăng dầu 186 một đoạn 200m (về phía thượng lưu).
b) Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Dừa (tại ngã ba sông Dừa - sông Ngã Bảy) chạy dọc theo hai bờ sông Dừa đến ngã ba sông Dừa - Tắc Dinh Cậu, chạy dọc theo hai bờ Tắc Dinh Cậu, rạch Tắc Rỗi (từ ngã ba Tắc Dinh Cậu - Tắc Rỗi đến ngã ba Tắc Rỗi - sông Lòng Tàu).
4. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên các sông Đồng Tranh, sông Gò Gia, sông Tắc Ông Cu, sông Tắc Bài và sông Tắc Cua được giới hạn như sau:
Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Gò Gia (tại ngã ba sông Gò Gia - sông Cái Mép - sông Thị Vải) chạy dọc theo hai bờ sông Gò Gia đến ranh giới phía thượng lưu ngang đường vĩ tuyến 10°35'00" N (tại ngã ba sông Gò Gia - sông Ba Giỏi - sông Tắc Cua) và chạy dọc theo hai bờ sông Tắc Ông Cu, sông Tắc Bài, sông Tắc Cua đến ngã ba sông Tắc Ông Cu - sông Đồng Tranh và toàn bộ sông Đồng Tranh.
5. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Đồng Nai được giới hạn như sau:
Từ ngã ba các sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Sài Gòn (mũi Đèn Đỏ) chạy dọc theo hai bờ sông Đồng Nai đến đường thẳng cắt ngang ngã ba sông Đồng Nai từ hai điểm nhô xa nhất của Tắc Thầy Bảy (cù lao Ông Cồn) và xã Long Trường. Ranh giới giữa sông Đồng Nai và sông Sau là đường thẳng cắt ngang sông Sau được xác định bằng đường thẳng nối 02 điểm có tọa độ (HCM6: 10°46’06.69” N, 106°48’22.52” E và HCM7: 10°45’46.53” N, 106°48’22.11” E).
6. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn được giới hạn như sau:
Từ ngã ba các sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai (mũi Đèn Đỏ) chạy dọc theo hai bờ sông Sài Gòn đến đường thẳng cắt ngang sông tại mép rạch Bến Nghé phía hạ lưu.
7. Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang trên sông Soài Rạp được giới hạn như sau:
Từ khu vực cửa sông Soài Rạp và điểm HCM5 quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải, chạy dọc theo hai bờ sông Soài Rạp đến ngã ba sông Soài Rạp - sông Nhà Bè (ngã ba Bình Khánh).
8. Ranh giới cửa nhánh sông, cửa rạch vào các sông quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải được giới hạn bởi đoạn thẳng nối hai điểm bờ nhô xa nhất ở cửa nhánh sông, cửa rạch đó. Đối với rạch Rạch Đôi, sông Đồng Điền thì ranh giới là các đường biên hạ lưu hành lang an toàn cầu Phú Xuân và cầu Đồng Điền. Đối với sông Vàm Cỏ thì ranh giới là đường kinh tuyến 106°43'41"E.
9. Ranh giới vùng nước cảng biển quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 08 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên Hải đồ xuất bản lần 1 năm 2016 (số hiệu: VN3GR001, VN300025, VN4DN001, VN4DT001, VN4DT002, VN4DT003, VN4DT004, VN4SG002, VN4SG003, VN4SR001, VN4SR002) của Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đã được cập nhật mới nhất năm 2020. Tọa độ các điểm, các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến quy định tại Điều 2 Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển sang Hệ tọa độ WGS-84 tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 18/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải.
Vị trí/ Đường |
Hệ VN-2000 Kinh tuyến trục 106, múi chiếu 3° |
Hệ WGS-84 |
||
Vĩ độ (N) |
Kinh độ (E) |
Vĩ độ (N) |
Kinh độ (E) |
|
HCM1 |
10°25’10” |
106°58’12” |
10°25’06.3” |
106°58’18.5” |
HCM2 |
10°24’00” |
107°00’00” |
10°23’56.3” |
107°00’06.5” |
HCM3 |
10°15'00" |
107°00'00" |
10°14’56.3” |
107°00’06.5” |
HCM4 |
10°15'00" |
106°49'30" |
10°14’56.3” |
106°49’36.5” |
HCM5 |
10°16’07” |
106°45’20” |
10°16’03.3” |
106°45’26.5” |
HCM6 |
10°46’06.69” |
106°48’22.52” |
10°46’02.99” |
106°48’29.02” |
HCM7 |
10°45’46.53” |
106°48’22.11” |
10°45’42.83” |
106°48’28.61” |
Đường kinh tuyến |
|
106°58’12” |
|
106°58’18.4” |
Đường kinh tuyến |
|
106°43’41” |
|
106°43’47.5” |
Đường vĩ tuyến |
10°35’00” |
|
10°34’56.3” |
|
1. Khu vực neo Nhà Bè;
2. Khu vực sông Soài Rạp;
3. Khu vực Thiềng Liềng;
4. Khu vực neo đậu thuộc vùng nước địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Hàng hải sẽ tổ chức công bố vùng neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và khu nước vùng nước khác theo quy định.
DANH SÁCH ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC CỦA CÁC ĐƠN
VỊ, ĐỊA PHƯƠNG LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT |
TÊN ĐƠN VỊ |
SỐ ĐIỆN THOẠI |
SỐ FAX |
ĐỊA CHỈ |
1 |
VĂN PHÒNG ỦY BAN QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN |
- Trực ban: 02437 333 664; 02437 349 821; 069 693 512; 069 693 515 - Quân sự: 928 815; 928 816 - Ông Doãn Thái Đức (Chánh Văn phòng): 0366 282 222 - Ông Phạm Văn Tỵ (Phó Chánh Văn phòng): 0983 888 928 |
02437 333 845; 928 817 |
Số 06 đường Sân Gôn, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. |
2 |
TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI KHU VỰC III |
- Trực ban: 0254 3850 950; 02543 510 285 - Ông Nguyễn Văn Cẩm (Giám đốc): 0916 688 568 - Ông Lương Trường Phi (Phó Giám đốc): 0903 954 282 |
0254 381 0353 |
Số 1151/45 đường 30/4, thành phố Vũng Tàu. |
3 |
CẢNH SÁT BIỂN VÙNG III |
- Cơ quan: 0583 858 177 - Thiếu tá Trịnh Thế Cường (Chỉ huy trưởng Trung tâm CHCN và BVMT biển số 3): 0989 576 447 |
0583 858 156; 0583 858 161 |
Số 879 đường 30/4, thành phố Vũng Tàu. |
4 |
PHÒNG TÁC CHIẾN - BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 7 |
- Trực ban: 069 650 447 - Thượng tá Ngô Tiến Lực (Phó Trưởng phòng phụ trách CH-CN): 0908 898 299 |
028 38 454 529 |
Số 17A Hồ Văn Huê, Phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. |
5 |
THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN THÀNH PHỐ |
- Trực ban: 028 38 297 598 - Ông Nguyễn Xuân Hoàng (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố): 0903 130 360 - Ông Nguyễn Đức Vũ (Chánh Văn phòng): 0988 539 405 - Ông Trần Nhân Nghĩa (Phó Chánh Văn phòng): 0987 186 838 - Email: banchihuypctttkcn@tphcm.gov.vn |
028 38 232 742 |
Số 176 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. |
6 |
BỘ TƯ LỆNH THÀNH PHỐ |
- Trực ban: 028 38 641 763 - Đại tá Lê Xuân Thế (Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố): 0989 595 339 - Thượng tá Phạm Đức Châu Trần (Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thành phố): 038 839 2879 - Đại úy Lê Bình Nhân (Trợ lý Ban Tác huấn, Bộ Tư lệnh Thành phố): 0909 368 336 |
028 38 656 234; 028 38 249 329 |
Số 291 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. |
7 |
BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THÀNH PHỐ |
- Trực ban: 028 39 252 624 - Đại tá Trần Thanh Đức (Phó Chỉ huy trưởng kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố): 0989 291 171 - Đại tá Đoàn Quang Minh (Phó Tham mưu trưởng): 0938 655 747 - Trung tá Tạ Thiện Tài (Trợ lý Hải quan kiêm TKCN): 0983 012 577 |
028 39 254 700 |
Số 189B Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. |
8 |
CÔNG AN THÀNH PHỐ |
- Tổng Đài: 113, 114 - Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng (Phó Giám đốc kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố): 0903 652 114 - Thượng tá Đỗ Văn Kháng (Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn-Cứu hộ): 0918 466 398 |
028 38 385 312 |
Số 258 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. |
9 |
CẢNG VỤ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ |
- Trực ban: 028 39 404 151 - Ông Nguyễn Hải Nam (Giám đốc): 0903 033 955 - Ông Ngô Quang Hưng (Phó Giám đốc): 0913 194 078 - Email: cvsaigon@hcm.fpt.vn |
028 39 404 828 |
Số 633 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. |
10 |
BAN CHỈ HUY BIÊN PHÒNG CỬA KHẨU CẢNG THÀNH PHỐ (BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THÀNH PHỐ) |
- Trực ban: 028 39 400 533; 39 400 933 - Thượng tá Phạm Văn Thắng (Chỉ huy trưởng): 0961 881 188 |
028 38 261 870 |
Số 06 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. |
11 |
ĐÀI THÔNG TIN DUYÊN HẢI THÀNH PHỐ (HỒ CHÍ MINH RADIO) |
- Trực ban: 028 39 413 884; 39 404 148 - Ông Nguyễn Anh Tuấn (Giám đốc): 0938 436 878 - Ông Ngô Thanh Hải (Phó Giám đốc): 0938 500 583 |
028 39 404 581 |
Số 432 - 436 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. |
12 |
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
- Điện thoại: 028 38 290 451/38 237 439 - Ông Bùi Hòa An (Phó Giám đốc): 0913 749 582 - Ông Hà Thanh Sơn (Trưởng phòng Quản lý giao thông thủy): 0903 667 077 |
028 38 290 458 |
Số 63 Lý Tự Trọng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. |
13 |
PHÒNG CẢNH SÁT ĐƯỜNG THỦY - CÔNG AN THÀNH PHỐ |
- Trực ban: 028 38 213 718 - Thượng tá Đặng Hữu Tiến (Phó Trưởng phòng): 0913 915 437 |
028 38 213 717 |
Số 144 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. |
14 |
SỞ Y TẾ |
- Tổng Đài: 115 - Ông Nguyễn Hữu Hưng (Phó Giám đốc): 0908.119. 080 |
028 39 309 088 |
Số 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. |
15 |
CẢNG VỤ HÀNG HẢI VŨNG TÀU |
- Trực ban: 02543 856 270 - Ông Lê Văn Thức (Giám đốc): 0918 148 252 |
|
Số 02 Quang Trung, Phường 1, thành phố Vũng Tàu. |
16 |
CẢNG VỤ HÀNG HẢI ĐỒNG NAI |
- Trực ban: 0909 639 646 - Ông Nguyễn Xuân Tĩnh (Giám đốc): 0934.578.999 |
|
QL51, Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. |
17 |
CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC III |
- Điện thoại: 0888 050 439, 0283 5531 982 - Wesite: http://cv3.gov.vn/ - Ông Bùi Công Phước (Phó Giám đốc phụ trách): 0916 940 339 |
|
Số 292/37/6-8 Bình Lợi, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. |
18 |
CHI CỤC THỦY SẢN (SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÀNH PHỐ) |
- Trực ban: 028 39 904 774 - Ông Vũ Đình Hiển (Phó Chi cục trưởng): 0903 366 613 |
028 39 904 774 |
Số 126H Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. |
19 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ |
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cần Giờ: 028 37 861 520; (028) 37 861 363 - Ông Trương Tiến Triển (Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN huyện Cần Giờ): 0908.559527 - Ông Đoàn Thanh Điệp (Chánh Văn phòng Ban): 0982 742 707 |
028 38 740 211 |
Đường Lương Văn Nho, thị trấn Cần Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. |
20 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ |
- Trực ban: 028 37 828 492 - Ông Võ Phan Lê Nguyễn (Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN huyện Nhà Bè): 0913 638 056 - Ông Nguyễn Văn Hải (Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị): 0915 412 739 |
028 37 828 405 |
Số 330 Nguyễn Bình, xã Phú Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh. |