Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 812/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/04/2015
Ngày có hiệu lực 10/04/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Dương Ngọc Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 812/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;

Thực hiện Công văn số 1159/BNV-CCHC ngày 10/04/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh;
- Cục Thống kế tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Đ/c Chung: PCVP;
- Lưu: VT, NC.son
Sonnh\QD84.76b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Dương Ngọc Long

 

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA TỔ CHỨC, CÔNG DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số: 812/QĐ-UBND ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chỉ đạo kịp thời đối với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; là cơ sở đề ra mục tiêu, giải pháp và định hướng đối với chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của tổ chức và cá nhân; xây dựng các giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính công; tăng cường ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, lợi ích của tổ chức và cá nhân.

2. Yêu cầu

Việc khảo sát đảm bảo khoa học, khách quan, trung thực, chính xác, có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị, địa phương.

Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin, đáp ứng yêu cầu; dễ hiểu, dễ trả lời đối với các đối tượng được khảo sát.

Phương pháp khảo sát thuận lợi cho tổ chức, người dân tham gia, tiết kiệm kinh phí và thời gian tổ chức thực hiện.

Để bảo đảm cuộc khảo sát hoàn toàn khách quan, UBND tỉnh giao Cục Thống kê tỉnh là cơ quan độc lập tổ chức khảo sát, phân tích, xử lý số liệu. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát và công bố kết quả khảo sát.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC VÀ THỜI KỲ KHẢO SÁT

1. Phạm vi khảo sát

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chọn 20 - 30% đơn vị hành chính cấp huyện và tại mỗi đơn vị được chọn chọn 20-30% đơn vị hành chính cấp xã (theo từng nhóm đơn vị hành chính được phân loại I, II, III được quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về phân loại đơn vị hành chính, trong đó đơn vị hành chính là trung tâm hành chính của tỉnh, huyện là đơn vị được chọn mặc định) để tiến hành khảo sát ý kiến người dân, tổ chức cụ thể như sau:

a) Các đơn vị được lựa chọn khảo sát ý kiến

- Thành phố Thái Nguyên và các xã, phường: Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Phú Xá, Trưng Vương, Tân Cương, Tân Long.

- Huyện Phổ Yên và các xã, thị trấn: Tiên Phong, Ba Hàng, Minh Đức, Thuận Thành.

b) Các lĩnh vực thực hiện khảo sát ý kiến

[...]