UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
81/2005/QĐ-UBND
|
Nha
Trang, ngày 29 tháng 9 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG TỪ NGÂN SÁCH ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC VÀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGUỒN CÁN BỘ QUY HOẠCH DỰ
BỊ DÀI HẠN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ngân sách Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
16//2/2002;
Căn cứ Nghị
định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị
quyết số 20/2005/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Khánh Hoà khoá IV, kỳ họp thứ 4;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định chế độ hỗ trợ
cho cán bộ, công chức và các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách được cử
đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và chế độ hỗ trợ đào tạo nguồn
cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
50/2002/QĐ-UB ngày 02/04/2002 của UBND tỉnh Khánh Hoà.
Điều 3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể; Chủ tịch
UBNĐ các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và các cơ quan liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Lâm Phi
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ CÁC ĐỐI
TƯỢNG KHÔNG HƯỜNG LƯƠNG TỪ NGÂN SÁCH ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỞI DƯỠNG NÂNG CAO
TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC VÀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TAO NGUỒN CÁN BỘ QUY HOẠCH DỰ BỊ DÀI HẠN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81 /2005/QĐ-UBND ngày 29/9/2005 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Khánh Hoà)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối tượng được áp dụng chế độ
1. Là cán bộ, công
chức các cấp, che ngành của tỉnh ( kể cả cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị
trấn) được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm:
a) Đào tạo để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với việc đang đảm nhận; đáp ứng
yêu cầu quy hoạch cho các chức danh, chức vụ chủ chốt.
b) Bồi dưỡng để
đạt được yêu cầu che tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch công chức, từng
chức vụ cán bộ quản lý đã được nhà nước quy định.
2. Cán bộ xã,
phường, thị trấn không hưởng lương từ ngân sách.
3. Là sinh viên,
học sinh có cam kết tham gia vào lực lượng quy hoạch dự bị dài hạn của địa
phương.
4. Cán bộ, công
chức thuộc Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan Thi hành án, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh được áp dụng chế độ đi học này khi đi học
các lớp quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật.
Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ
1. Các đối tượng
quy định tại khoản 1 , 2 và 4, Điều 1 trên đây phải được các cơ quan sau đây
quyết định hoặc phê duyệt:
1.1. Đối với cấp
tỉnh:
- Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ
- UBND tỉnh
- Ban Tổ chức Tỉnh
uỷ ( đối với cán bộ, công chức được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ uỷ quyền quản lý)
- Sở Nội vụ ( đối
với cán bộ, công chức được UBND tỉnh uỷ quyền quản lý)
1.2. Đối với cấp
huyện, thị xã và thành phố:
§ Ban Thường vụ
huyện uỷ, thị uỷ và thành uỷ
§ UBND huyện, thị
xã và thành phố.
2. Các đối tượng
quy định tại khoản 3, Điều 1 của quy định này phải được Hội đồng xét duyệt quy
hoạch cán bộ dự bị dài hạn của tỉnh phê duyệt.
3. Các đối tượng
quy định tại khoản 4, Điều 1 của quy định này được quy định như sau:
- Cán bộ, công
chức thuộc cơ quan cấp tỉnh do cấp tỉnh quyết định hoặc phê duyệt.
- Cán bộ, công
chức thuộc cơ quan cấp huyện, thị xã và thành phố do cấp huyện, thị xã và thành
phố quyết định hoặc phê duyệt.
- Riêng đối với
cán bộ thuộc Lực lượng công an, Tỉnh đội, Bộ đội biên phòng, nếu học các lớp
nghiệp vụ pháp luật do Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, CH
trưởng BCH Biên phòng tỉnh quyết định.
Điều 3. Quy định về đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức
được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải đúng ngành nghề đang công tác (ngoại trừ đào
tạo chính trị, hành chính, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học); sinh viên,
học sinh có cam kết tham gia lực lượng quy hoạch dự bị dài hạn sau khi tốt
nghiệp phải chấp hành sự phân công của tổ chức.
Chương II
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐI
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ, NĂNG LỰC.
Điều 4. Đối với đào tạo, bồi dưỡng chính trị, hành chính, quản lý Nhà
nước
1. Học tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Năng (các học viện, phân viện).
1.1. Học tập
trưng: trợ cấp thêm 450.000đ/tháng/người;
1.2. Học tại chức:
trợ cấp thêm 220.000đ/tháng/người.
2. Học ở các tỉnh
khác:
2.1. Học tập
trung: trợ cấp thêm 3 50.000đ/tháng/người;
2.2. Học tại chức:
trợ cấp thêm 200.000đ/tháng/người.
Điều kiện để để
hưởng theo chế độ tập trung phải có thời gian tập trung trên 3 tháng, các
trường hợp tập trung dưới 3 tháng hưởng theo chế độ tại chức.
3. Học trong tỉnh:
Học không tập
trung tại trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị huyện, thành phố, thị xã
gọi chung là huyện):
3.1. Cán bộ, công
chức hưởng lương được cử đi học:
- Cự ly đi lại
dưới 10 khi đối với miền núi, hải đảo; dưới 20 khi đối với các vùng còn lại
được trợ cấp 4000 đ/ngày/người.
- Cự ly từ 10 khi
trở lên đối với miền núi, hải đảo; từ 20 khi trở lên đối với các vùng còn lại
được trợ cấp 10.000 đ/ngày/người.
3.2.Cán bộ không
hưởng lương được cử đi học được trợ cấp 10.000 đ/ngày/người.
Điều 5. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Cán bộ, công chức
được cử đi đào tạo theo yêu cầu quy định tại khoản 1, điều 1, chương I của quy
định này hưởng như sau:
1. Học ngoài tỉnh ( học tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Năng):
- Học tập trung
dài hạn được trợ cấp thêm 350.000đ/tháng/người.
- Học tại chức,
bồi dưỡng được trợ cấp thêm 220.000đ/tháng/người.
Điều kiện để để
hưởng theo chế độ tập trung phải có thời gian tập trung trên 3 tháng, các
trường hợp tập trung, bồi dưỡng dưới 3 tháng hưởng theo chế độ tại chức.
2. Học trong tỉnh:
- Học tập trung
(kể cả chính quy và chuyên tu), bồi dưỡng ngắn hạn từ 03 tháng trở lên được trợ
cấp thêm 120.000đ/tháng/người.
- Học tại chức,
bồi dưỡng ngắn hạn dưới 3 tháng được trợ cấp 70.000đ/tháng/người.
3. Đào tạo, bồi
dưỡng ở nước ngoài:
Ban Tổ chức Tỉnh
uỷ, Sở Nội vụ căn cứ vào những quy định chung sẽ trình cụ thể từng trường hợp
cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
Điều 6. Đối với các lớp bồi dưỡng quân sự do Trường Quân sự quân khu
hoặc Học viện quốc phòng
Đối tượng là Lãnh
đạo các Sở, Ngành, đơn vị và Lãnh đạo cấp huyện, thị xã và thành phố được cử đi
học lớp bồi dưỡng quân sự do Trường Quân sự Quân khu hoặc Học viện quốc phòng
tổ chức được trợ cấp mức 220.000 đ/tháng/người (ngoài mức thu tiền ăn do nhà
trường thu và không thanh toán phụ cấp lưu trú cho những ngày ở trường).
Điều 7. Trợ cấp thực hiện và bảo vệ luận án tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến
sĩ, chuyên khoa cấp I, cấp II ngành y tế
1. Cán bộ, công
chức được cử đi học Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Tiến sĩ, ngoài chế độ trợ cấp được
hưởng theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Chương II trên đây còn được trợ cấp bảo
vệ luận án tốt nghiệp như sau:
- Tiến sĩ: 20
triệu đồng; nếu là người dân tộc: 23 triệu đồng;
- Thạc sĩ: 15
triệu đồng; nếu là người dân tộc: 18 triệu đồng;
Trường hợp bảo vệ
luận án tốt nghiệp đạt loại xuất sắc:
- Tiến sĩ được
thưởng thêm 7 triệu đồng;
- Thạc sĩ được
thưởng thêm 5 triệu đồng;
2. Trợ cấp đào tạo
chuyên khoa ngành Y tế ;
Cán bộ, công chức
trong ngành y tế của tỉnh được cử đi đào tạo chuyên khoa I chuyên khoa II được
trợ cấp như sau:
- Bác sĩ, Dược sĩ
chuyên khoa I: 5 triệu đồng; nếu là người dân tộc: 8 triệu đồng.
- Bác sĩ, Được sĩ
chuyên khoa II: 10 triệu đồng; nếu là người dân tộc: 13 triệu đồng.
Trường hợp bảo vệ
luận án tốt nghiệp đạt loại xuất sắc thì thưởng thêm 3 triệu đồng.
Các khoản trợ cấp
quy định tại điều này chỉ được thanh toán khi đã có bằng tốt nghiệp.
Điều 8. Trợ cấp khuyến khích tự đào tạo
1. Cán bộ, công
chức tự túc đi học để nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu công tác chuyên
môn đang đảm nhận, không hưởng chế độ hỗ trợ nào của tỉnh được quy định tại
Điều 4 và Điều 5 quy định này; sau khi nhận bằng tốt nghiệp tiếp tục công tác ở
cơ quan cũ hoặc chấp hành sự phân công của tổ chức và thời gian phục vụ còn lại
đến ngày nghỉ hưu ít nhất 05 năm, thì được trợ cấp 0/ lần như sau:
- Thạc sĩ:
17.000.000đồng
- Tiến sĩ:
22.000.000đồng
2. Trợ cấp khuyến
khích cán bộ, công chức học ngoại ngữ; cán bộ, công chức là người Kinh học
tiếng dân tộc thiểu số.
- Cán bộ, công
chức tự túc học ngoại ngữ có trình độ C trở lên, thuộc 1 trong 5 ngoại ngữ:
Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung mà không hưởng chế độ hỗ trợ của tỉnh, được trợ cấp
2.000.000 đồng.
- Cán bộ là người
Kinh đang công tác hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã miền núi
của các huyện đồng bằng nếu tự học thông thạo một ngôn ngữ bất kỳ của đồng bào
dân tộc thiếu số nào.thuộc địa bàn công tác trên được trợ cấp 2.000.000 đ (việc
đánh giá thông thạo tiếng nói của đồng bào dân tộc sẽ qua cuộc sát hạch).
Chương III
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ
ĐÀO TẠO NGUỒN CÁN BỘ DỰ BỊ DÀI HẠN
Điều 9. Khen thưởng thành tích học tập và chế độ hỗ trợ học tập:
1. Đối tượng được
quy định tại khoản 3 , Điều 1 , Chương I của quy định này được khen thưởng
thành tích học tập như sau:
1.1. Là học sinh
phổ thông có thành tích học tập khá, giỏi, đạo đức tốt được thưởng từ 200.000
đồng đến 250.000 đồng/năm.
1.2. Là sinh viên
có thành tích học khá, giỏi, đạo đức tốt được thưởng từ 250.000 đồng đến
400.000 đồng/ năm.
1.3. Khi trúng tuyển
vào các trường Đại học được hỗ trợ 350.000 đồng/tháng (trong thời gian học); Nếu
học tại các trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh được ở ký túc xá sinh viên của
tỉnh (tại Thành phố Hồ Chí Minh) và được hỗ trợ 300.000đồng/tháng (trong thời
gian học).
1.4. Riêng sinh
viên là người dân tộc thiểu số; ngoài quy định hiện hành (600.000đồng/tháng)
còn được hỗ trợ thêm 100.000đồng/tháng (trong thời gian học tập) Nếu là đối
tượng thuộc lực.lượng quy hoạch dài hạn của tỉnh còn được hưởng các chế độ được
quy định tại Điểm 1.2 trên đây .
1.5. Khi tốt
nghiệp ra trường được tiếp tục đào tạo chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức
quốc phòng tại Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa trước khi bố trí về đơn vị công
tác.
Khi bố trí về đơn
vị công tác theo hình thức hợp đồng chờ thi tuyển công chức theo quy định của
pháp luật, che chế độ chính sách được hưởng như công chức Nhà nước, đồng thời
được trợ cấp khoản chênh lệch tập sự theo quy định chế độ tập sự 85% trên mức
lương khởi điểm). Khi tham gia thi tuyển công chức nếu trúng tuyển sẽ được trợ
cấp 2.500.000đồng. Sau 2 lần thi tuyển đều không đạt thì phải thực hiện những
quy định tại điểm 3.2, điểm 3.3 khoản 3, Điều 9, Chương III của quy định này .
2. Đối với sinh
viên không thuộc diện quy hoạch dài hạn của tỉnh:
Đối với những sinh
viên tốt nghiệp đạt loại khá trở lên mà trước đó chưa tham gia vào lực lượng
quy hoạch dài hạn của tỉnh, khi ra trường có nguyện vọng về lại địa phương công
tác và chịu sự phân công của tỉnh, được Hội đồng xét duyệt quy hoạch cán bộ dài
hạn của tỉnh phê duyệt thì cũng được hưởng khoản trợ cấp quy định tại điểm 1 .
5, khoản 1 , Điều 9, Chương III quy định này.
3. Đối với đối
tượng quy định tại khoản 3, điều 1, chương I:
3.1. Sau khi tốt
nghiệp ra trường được chọn cử chuyển tiếp đi đào tạo cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ)
thì được hưởng các khoản trợ cấp được quy định tại Điều 4, Điều 5, Chương II
của quy định này; sau khi tốt nghiệp ra trường phải trở về địa phương công tác
và chịu sự phân công của tỉnh. Ngoài ra còn được hưởng chế độ hỗ trợ bảo vệ
luận án tốt nghiệp bằng 50% chế độ quy định tại Điều 7, Chương II quy định này .
3.2. Đối tượng
được quy định trên trong quá trình học tập hoặc khi phân công công tác mà phụ
huynh hoặc học sinh nào không thực hiện đúng cam kết của mình thì phải hoàn trả
lại toàn bộ kinh phí mà tỉnh đã chi phí cho suốt thời gian học tập cộng lãi
suất ngân hàng tại thời điểm đó, và phải tự tìm việc làm.
3.3. Đối tượng
được quy định trên trong quá trình học tập nếu không đạt khá, giỏi ở học kỳ nào
thì không được hưởng chế độ hỗ trợ tại điểm 1.1, 1.2, 1.3 khoản 1 Điều 9,
Chương III của quy định này; và liên tục 2 học kỳ trong một năm học, hoặc 3 học
kỳ (công dồn) trong suốt thời gian học mà không đạt khá, giỏi hoặc đạo đức kém
thì bị loại khỏi danh sách quy hoạch của địa phương và phải thực hiện những quy
định tại điểm 3.2, khoản 3, Điều 9, Chương III.
4. Đối với học
sinh là người dân tộc thiểu số:
Đối với học sinh
là người dân tộc thiểu số ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã
miền núi thuộc các huyện đồng bằng sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học không
có điều kiện học tiếp lên đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp thì cấp ủy,
chính quyền địa phương (huyện, thị xã) có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối tượng
này cho chính quyền cơ sở (xã, thị trấn). Chế độ được hưởng như cán bộ xã,
phường, thị trấn đi học.
Điều 10. Các chế độ khác
1. Cán bộ, công
chức được quy định tại khoản 1 , 2, 4; Điều 1, Chương I quy định này khi được
cử đi học ngoài những chế độ quy định trên còn được hưởng các chế độ sau
- Tiền học phí, lệ
phí thi, tiền mua tài liệu theo quy định chính thức của nhà trường, học viện,
phân viện;
- Tiền tàu xe 2
lượt (đi và về) bằng phương tiện thông thường,
- Tiền ngủ trọ nếu
ở các trường có thu tiền ngủ trọ (có phiếu thu của nhà trường) thì được thanh
toán theo mức tối đa 20.000đ/ngày/người.
2. Riêng cán bộ,
công chức là người dân tộc thiểu số là nữ ngoài những quy định trên còn trợ cấp
thêm 50.000đ/người/tháng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 11. Chế độ này
được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Điều 12. Nguồn kinh
phí chi trả
1. Cán bộ, công
chức, viên chức và đối tượng không hưởng lương do địa phương quản lý thuộc ngân
sách cấp nào cấp đó chi trả.
2. Học sinh đào
tạo nguồn do ngân sách tỉnh chi trả.
3. Đối với cán bộ,
công chức thuộc ngành Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án thuộc cấp tỉnh
do ngân sách cấp tỉnh chi trả; thuộc cấp huyện, thị xã và thành phố do ngân
sách cấp huyện, thị xã và thành phố chi trả.
4. Đối với cán bộ
thuộc Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội biên phòng tỉnh sử dụng
trong dự toán ngân sách giao hàng năm./.