Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm nghèo bền vững đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020
Số hiệu | 775/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/12/2015 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Linh |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 775/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Căn cứ Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVII, kỳ họp thứ 14, về việc Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm nghèo bền vững đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký;
Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện Đề án.
Điều 3. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
ĐỐI VỚI 36 THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NHẤT TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 775/QĐ-UBND
ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Bắc Giang là tỉnh miền núi, có diện tích 3.827,38 km2; toàn tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố; với 230 xã, phường, thị trấn, trong đó có 188 xã, thị trấn miền núi; có 36 xã, 94 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 16 xã an toàn khu II; có 369 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 36 xã KVIII, 26 xã KVII và 01 xã KVI. Dân số toàn tỉnh hiện có gần 1,6 triệu người, trong đó có 07 dân tộc thiểu số bản địa, với 200.538 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh; đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở 64 xã, thị trấn miền núi, vùng cao thuộc 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thông qua các chương trình, dự án, chính sách được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có những thay đổi căn bản. Kinh tế vùng dân tộc thiểu số có bước phát triển đáng kể, kinh tế hàng năm tăng trưởng khá (3-4% năm); đã có chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nhiều vùng cây ăn quả, vật nuôi với số lượng hàng hóa lớn như Gà đồi - Yên Thế; Vải thiều, Cam Vinh, Bưởi da xanh... - Lục Ngạn; Na Dai, Hạt Dẻ - Lục Nam; trồng rừng kinh tế Sơn Động, Yên Thế.v.v. kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi được quan tâm đầu tư; 54,6% đường xã được nâng cấp và cứng hóa; 99% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,8% năm 2011 xuống còn 26,6% năm 2014, (bình quân giảm 3-4% năm). Sự nghiệp y tế, giáo dục được nâng lên, 74% trạm y tế xã đạt chuẩn, 95,7% trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn bản có nhân viên y tế; 100% xã có trường tiểu học và THCS, 87,7% trẻ em trong độ tuổi ra lớp, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xóa mù chữ; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên... Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Tuy nhiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế do: Nằm trong khu vực có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; diện tích đất canh tác thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên, như các xã vùng núi cao huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất rừng khu bảo tồn, đất rừng phòng hộ do các Công ty lâm nghiệp, BQL Khu bảo tồn Tây Yên Tử, BQL rừng phòng hộ quản lý; thiếu nước, thiếu đất canh tác, khó khăn cho sản xuất... Nhiều điểm dân cư nằm xa trung tâm, thường xuyên bị ngập úng, sạt lở; hiện còn 9 điểm với 390 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu định canh, định cư tập trung và 132 hộ (khu lòng hồ Cấm Sơn) có nhu cầu hỗ trợ định canh, định cư xen ghép. Giao thông khó khăn trở ngại cho lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, đặc biệt là một số thôn, bản thuộc các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn - huyện Lục Ngạn, bị cô lập trong lòng hồ, người dân phải sử dụng thuyền để đi lại. Kinh tế - xã hội chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tuy giảm qua các năm, nhưng vẫn còn cao ở các xã thuộc huyện Sơn Động và 13 xã nghèo của huyện Lục Ngạn (có 4 thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo gần 100%) và một số xã vùng cao thuộc huyện Yên Thế, Lục Nam; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và sinh hoạt của đồng bào. Chất lượng lao động người dân tộc thiểu số còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 73,46%, tác phong lao động công nghiệp và việc chấp hành kỷ luật lao động còn hạn chế...
Đặc biệt là 36 thôn, bản thuộc những xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hầu hết diện tích là đồi núi, độ dốc cao, chia cắt mạnh, khó khăn cho giao thông đi lại, thường xuyên sạt lở vào mùa mưa; là nơi có diện tích đất canh tác bình quân trên người dân thấp nhất tỉnh; diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động thấp, cũng là vùng chịu tác động trực tiếp của các dự án đầu tư như: Xây dựng công trình thủy lợi Hồ Cấm Sơn, khai thác khoáng sản (than đá, quặng đồng, nhà máy nhiệt điện…), dự án di dân Trường bắn TB1, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên tử.v.v. đồng bào các dân tộc là đối tượng chịu tác động nhiều nhất của các yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Do ở cách xa trung tâm, khó khăn tiếp cận với các dịch vụ xã hội; tập quán sản xuất còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp kém, nhất là thủy lợi mới chủ động tưới được 28,42% diện tích, giao thông đi lại bị cách trở trong mùa mưa.v.v. chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo cao trên 60%, trình độ dân trí và chất lượng lao động thấp, chủ yếu là sản xuất thuần nông dẫn tới tình trạng nghèo chậm phát triển là tồn tại dai dẳng từ trước đến nay trong đồng bào dân tộc thiểu số ở 36 thôn, bản (khu vực 36 thôn, bản là lõi nghèo của tỉnh).
2. Những căn cứ xây dựng đề án
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 775/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Căn cứ Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVII, kỳ họp thứ 14, về việc Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm nghèo bền vững đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký;
Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện Đề án.
Điều 3. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
ĐỐI VỚI 36 THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NHẤT TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 775/QĐ-UBND
ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Bắc Giang là tỉnh miền núi, có diện tích 3.827,38 km2; toàn tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố; với 230 xã, phường, thị trấn, trong đó có 188 xã, thị trấn miền núi; có 36 xã, 94 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 16 xã an toàn khu II; có 369 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 36 xã KVIII, 26 xã KVII và 01 xã KVI. Dân số toàn tỉnh hiện có gần 1,6 triệu người, trong đó có 07 dân tộc thiểu số bản địa, với 200.538 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh; đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở 64 xã, thị trấn miền núi, vùng cao thuộc 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thông qua các chương trình, dự án, chính sách được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có những thay đổi căn bản. Kinh tế vùng dân tộc thiểu số có bước phát triển đáng kể, kinh tế hàng năm tăng trưởng khá (3-4% năm); đã có chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nhiều vùng cây ăn quả, vật nuôi với số lượng hàng hóa lớn như Gà đồi - Yên Thế; Vải thiều, Cam Vinh, Bưởi da xanh... - Lục Ngạn; Na Dai, Hạt Dẻ - Lục Nam; trồng rừng kinh tế Sơn Động, Yên Thế.v.v. kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi được quan tâm đầu tư; 54,6% đường xã được nâng cấp và cứng hóa; 99% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,8% năm 2011 xuống còn 26,6% năm 2014, (bình quân giảm 3-4% năm). Sự nghiệp y tế, giáo dục được nâng lên, 74% trạm y tế xã đạt chuẩn, 95,7% trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn bản có nhân viên y tế; 100% xã có trường tiểu học và THCS, 87,7% trẻ em trong độ tuổi ra lớp, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xóa mù chữ; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên... Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Tuy nhiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế do: Nằm trong khu vực có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; diện tích đất canh tác thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên, như các xã vùng núi cao huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất rừng khu bảo tồn, đất rừng phòng hộ do các Công ty lâm nghiệp, BQL Khu bảo tồn Tây Yên Tử, BQL rừng phòng hộ quản lý; thiếu nước, thiếu đất canh tác, khó khăn cho sản xuất... Nhiều điểm dân cư nằm xa trung tâm, thường xuyên bị ngập úng, sạt lở; hiện còn 9 điểm với 390 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu định canh, định cư tập trung và 132 hộ (khu lòng hồ Cấm Sơn) có nhu cầu hỗ trợ định canh, định cư xen ghép. Giao thông khó khăn trở ngại cho lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, đặc biệt là một số thôn, bản thuộc các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn - huyện Lục Ngạn, bị cô lập trong lòng hồ, người dân phải sử dụng thuyền để đi lại. Kinh tế - xã hội chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tuy giảm qua các năm, nhưng vẫn còn cao ở các xã thuộc huyện Sơn Động và 13 xã nghèo của huyện Lục Ngạn (có 4 thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo gần 100%) và một số xã vùng cao thuộc huyện Yên Thế, Lục Nam; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và sinh hoạt của đồng bào. Chất lượng lao động người dân tộc thiểu số còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 73,46%, tác phong lao động công nghiệp và việc chấp hành kỷ luật lao động còn hạn chế...
Đặc biệt là 36 thôn, bản thuộc những xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hầu hết diện tích là đồi núi, độ dốc cao, chia cắt mạnh, khó khăn cho giao thông đi lại, thường xuyên sạt lở vào mùa mưa; là nơi có diện tích đất canh tác bình quân trên người dân thấp nhất tỉnh; diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động thấp, cũng là vùng chịu tác động trực tiếp của các dự án đầu tư như: Xây dựng công trình thủy lợi Hồ Cấm Sơn, khai thác khoáng sản (than đá, quặng đồng, nhà máy nhiệt điện…), dự án di dân Trường bắn TB1, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên tử.v.v. đồng bào các dân tộc là đối tượng chịu tác động nhiều nhất của các yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Do ở cách xa trung tâm, khó khăn tiếp cận với các dịch vụ xã hội; tập quán sản xuất còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp kém, nhất là thủy lợi mới chủ động tưới được 28,42% diện tích, giao thông đi lại bị cách trở trong mùa mưa.v.v. chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo cao trên 60%, trình độ dân trí và chất lượng lao động thấp, chủ yếu là sản xuất thuần nông dẫn tới tình trạng nghèo chậm phát triển là tồn tại dai dẳng từ trước đến nay trong đồng bào dân tộc thiểu số ở 36 thôn, bản (khu vực 36 thôn, bản là lõi nghèo của tỉnh).
2. Những căn cứ xây dựng đề án
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Nghị quyết số ngày tháng năm 2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
- Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh, về việc thông qua Đề án “Phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020”;
- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 16/4/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ;
- Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, về Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014;
- Văn bản số 107-TB/TU ngày 08/7/2015 của Thường trực Tỉnh ủy, chỉ đạo về việc xây dựng Đề án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm nghèo bền vững đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI 36 THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NHẤT TỈNH.
1. Kết quả đạt được: Trong những năm qua các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước trên vùng đồng bào dân tộc, trong đó địa bàn 36 thôn, bản đã đạt được kết quả:
- Chương trình 135, 134, 30a, WB, MTQG, Dự án di dân TB1, Chương trình hỗ trợ 13 xã nghèo huyện Lục Ngạn theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: Đã cứng hóa được 42,2/253,5 km đường, (đạt tỷ lệ 17,31%); xây dựng 15 công trình ngầm và cầu qua khe, suối; xây mới và nâng cấp, cải tạo 16 hồ, đập, 06 trạm bơm, cứng hóa được 14,16/67,54 km mương nội đồng (đạt tỷ lệ 20,97%); đầu tư xây dựng 14 nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng và 26 lớp học mẫu giáo tại các thôn; xây dựng 08 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 08 thôn, bản, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 861 hộ dân; hệ thống lưới điện được xây dựng và hoàn thiện, đã cấp điện cho hầu hết các thôn bản, kể cả vùng lòng hồ Cấm Sơn (trừ thôn Khuôn Thần - xã Kiên Lao - huyện Lục Ngạn).
- Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đầu tư trên địa bàn 36 thôn, bản: Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 134/QĐ-TTg, 135/QĐ-TTg giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn 36 thôn, bản là 22.647 triệu đồng (bình quân 125,8 triệu đồng/thôn, bản/năm). Nguồn vốn vay ưu đãi theo Chính sách 32, 126, 54/TTg, Chương trình 755/TTg, ưu đãi hộ nghèo...đã giải ngân trên 42 tỷ đồng cho 2.095 hộ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và chuyển đổi nghề (bình quân dư nợ 234 trđ/thôn bản/năm). Chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/TTg đã hỗ trợ trên 56 ngàn lượt khẩu nghèo, với kinh phí 5.625 triệu đồng cho cả giai đoạn 2011-2015 (bình quân 31,0 trđ/thôn, bản/năm); hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 là 3.240,0 triệu đồng cho cả giai đoạn 2011-2015 (bình quân 16,36 trđ/thôn, bản/năm).
Thông qua thực hiện các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và hạ tầng cơ sở các thôn, bản đặc biệt khó khăn:
- Kinh tế có sự chuyển biến, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên; dịch vụ thương mại dần được hình thành, thu nhập và đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 80% năm 2010 giảm xuống còn 61,15% năm 2014, không còn hộ đói.
- Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm thực hiện, 100% các thôn, bản đều có nhân viên y tế hoạt động; các chương trình quốc gia về y tế được triển khai đồng bộ, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai đầy đủ; các dịch bệnh nguy hiểm được chủ động phòng ngừa.
- Cơ sở vật chất, trường lớp, nhà văn hóa được tăng cường, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của con em trong khu vực, nhất là về bậc học Mẫu giáo và Tiểu học; phục vụ nhu cầu họp dân, chính quyền, đoàn thể của thôn, bản.
- Kết cấu hạ tầng thiết yếu được tăng cường và củng cố, 32/36 thôn, bản đã mở đường giao thông nối liền trung tâm xã và các thôn lân cận; nhiều công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, đáp ứng được một phần nhu cầu tưới tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất... Qua đó đã góp phần chuyển đổi, phát triển kinh tế, tiêu thụ hàng nông sản, hàng hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, tinh thần của đồng bào trong khu vực.
2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Những khó khăn, hạn chế
- Khu vực 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh là địa bàn sinh sống tập trung của các dân tộc, với 3.552 hộ, 16.147 khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số là 3.182 hộ, 14.453 khẩu (chiếm 89,5%). Trong đó, có 24/36 thôn, bản gần như thuần 100% số dân là thuộc một dân tộc thiểu số, dẫn đến hạn chế khả năng giao lưu, học hỏi cũng như cơ hội tiếp cận văn hóa, tri thức mới của xã hội.
- Về điều kiện tự nhiên:
+ Các thôn, bản khu vực lòng hồ Cấm Sơn thuộc xã Sơn Hải, Hộ Đáp, Cấm Sơn, Tân Sơn - huyện Lục Ngạn: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu nghiêm trọng, đường giao thông nội thôn, liên thôn hầu hết là đường đất, nhiều đèo dốc, đã xuống cấp đi lại khó khăn; diện tích tự nhiên rộng nhưng chủ yếu là diện tích mặt hồ, diện tích đất rừng phòng hộ, diện tích đất canh tác lúa nước rất ít (bình quân 236m2/người).
+ Các thôn, bản thuộc các xã Phong Minh, Phong Vân, Sa Lý - huyện Lục Ngạn: Diện tích đất tự nhiên rộng nhưng chủ yếu là đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp, địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (264m2/người);
+ Các thôn, bản thuộc các xã Phú Nhuận, Đèo Gia - huyện Lục Ngạn; xã Tuấn Mậu, An Lạc - huyện Sơn Động; xã Lục Sơn, Bình Sơn, Trường Sơn - huyện Lục Nam: Địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, diện tích chủ yếu là đất rừng: Khu bảo tồn Tây Yên tử, Rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng do các Công ty Lâm nghiệp, BQL khu Bảo tồn thiên nhiên.., quản lý; điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, xa thị trường tiêu thụ, điều kiện thủy lợi rất khó khăn;
+ Các thôn, bản thuộc các xã Dương Hưu, Vĩnh Khương, Cẩm Đàn - huyện Sơn Động; xã Canh Nậu, Đồng Hưu, Đông Sơn - huyện Yên Thế: diện tích đất chủ yếu là đất lâm nghiệp do các Công ty Lâm nghiệp quản lý, đất thuộc khu vực khai khoáng (than đá, quặng đồng, thiếc, quặng sắt), thiếu nguồn nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Kinh tế chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên của thôn, bản. Nguồn thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân toàn vùng thấp (250 m2/người), sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên; tập quán canh tác còn lạc hậu, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; năng suất cây trồng thấp, thiếu ổn định, bình quân lương thực cây có hạt đạt 250kg/người, trong đó cây lúa 210kg/người/năm.
+ Về thủy lợi còn 53,38/67,54 km mương nội đồng, chưa được cứng hóa (chiếm tỷ lệ 79,03%), cao hơn 1,2 lần so với khu vực vùng dân tộc (66,34%) và cao hơn 1,25 lần so với bình quân chung của tỉnh (63,2%); có 9/36 thôn, bản do điều kiện địa hình và nguồn nước khó khăn, chưa xây dựng được hệ thống mương dẫn nước tưới tiêu. Diện tích canh tác chủ động nước tưới mới đạt 28,42% (160,06/563,25 ha) thấp hơn 1,45 lần so với khu vực vùng dân tộc (41,1%) và thấp hơn 2,8 lần so với bình quân chung của tỉnh (80,2%).
+ Hạ tầng cơ sở còn thiếu và yếu kém: Về giao thông, chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp, gồ ghề, thường xuyên sạt lở, đi lại khó khăn trong mùa mưa. Hiện còn 201,4/243,5 km đường thôn, bản chưa được cứng hóa (chiếm tỷ lệ 82,69%), cao hơn 1,43 lần so với khu vực vùng dân tộc (57,81%) và cao 1,85 lần so với bình quân chung của tỉnh (44,61%); có 04 thôn nằm giữa lòng Hồ Cấm Sơn bị cô lập, đi lại chủ yếu bằng thuyền.
+ Còn 202 hộ chưa có điện lưới Quốc gia, trong đó có thôn Khuôn Thần, xã Kiên Lao - Lục Ngạn với 96 hộ; nhiều thôn, bản hệ thống điện đã xuống cấp, quá tải không đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Hiện còn 22 thôn, bản (chiếm 61,11%) chưa có Nhà sinh hoạt cộng đồng, số thôn bản còn lại có nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng chưa đạt chuẩn (diện tích nhỏ, thiếu trang thiết bị...), một số công trình đã xuống cấp; 10/36 thôn, bản chưa có lớp học Mẫu giáo.
+ Tỷ lệ nghèo 36 thôn, bản ĐBKK (thời điểm rà soát hộ nghèo 01/10/2014) là 61,15%, cao gấp 6,9 lần so với bình quân chung của tỉnh; gấp 2,3 lần so với bình quân chung của vùng dân tộc thiểu số (64 xã vùng dân tộc thiểu số, bao gồm các xã khu vực III và các xã khu vực II có thôn, bản đặc biệt khó khăn) và cao hơn 1,5 lần so với toàn vùng 369 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh.
+ Chất lượng nguồn nhân lực thấp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 14,31% thấp hơn 3,5 lần so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh (50,5%).
2.2. Nguyên nhân hạn chế
- Khu vực 36 thôn, bản thuộc vùng sâu, vùng xa, cách xa trung tâm huyện, xã; địa hình phức tạp, độ dốc cao, nhiều khe, suối; diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp, chủ yếu ruộng bậc thang cấy được 1 vụ, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống, đặc biệt là giao thông, thủy lợi khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và giao lưu hàng hóa để thúc đẩy phát triển sản xuất.
- Còn nhiều hộ thiếu đất sản xuất (1.063 hộ, chiếm 30,39% trong đó, hộ người dân tộc thiểu số là 855 hộ, chiếm 80,43%), diện tích tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, đất lâm nghiệp do các Công ty Lâm nghiệp quản lý và diện tích mặt nước hồ Cấm Sơn...
- Thiếu nước phục vụ sản xuất (71,58% diện tích chưa được tưới chủ động), nhiều thôn, bản do địa hình khó khăn, nguồn vốn đầu tư hạn chế, nên chưa thể xây dựng được các công trình thủy lợi; một số công trình thủy lợi được đầu tư nhiều năm, đã xuống cấp, không còn khả năng cung cấp nước theo thiết kế; trên địa bàn còn có công trình thủy lợi đã lập và phê duyệt dự án nhưng chưa có vốn đầu tư như: Đập chứa nước Đá Húc, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam ...
- Thiếu vốn sản xuất, các khoản tín dụng được vay còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, chưa tạo được sự đột phá trong phát triển kinh tế của các hộ. Dư nợ bình quân 14,5 trđ/hộ, thấp hơn 2,6 lần so với dư nợ bình quân của tỉnh (38 trđ/hộ).
- Trình độ dân trí còn thấp, tập tục canh tác lạc hậu, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt còn hạn chế; chất lượng lao động thấp, thiếu việc làm sau thời gian nông vụ.
- Một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số chưa chủ động vươn lên thoát nghèo, ý chí khát vọng làm giàu của đồng bào chưa cao, còn tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại và tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...
Từ những thực trạng trên và căn cứ pháp lý hiện hành, việc xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm nghèo bền vững đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020” là rất cần thiết. Thông qua thực hiện đề áo nhằm hỗ trợ 36 thôn, bản thu hẹp khoảng cách nghèo với vùng dân tộc thiểu số và các vùng khác của tỉnh; tạo cơ sở hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất, giao thương, để đồng bào vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, thoát nghèo nhanh và bền vững.
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào khu vực; xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác giảm nghèo nhanh, bền vững; sớm đưa thôn (bản) thoát nghèo nàn, chậm phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với các vùng khác của tỉnh; tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tỷ lệ hộ nghèo của 36 thôn (bản) bình quân mỗi năm giảm ≥5%/thôn, bản;
- Xây dựng, cải tạo các công trình thủy lợi đáp ứng khả năng tưới tiêu chủ động từ 50% diện tích canh tác trở lên;
- 80% các thôn, bản có đường giao thông đi lại thuận lợi đến trung tâm xã, kể cả trong mùa mưa;
- 100% hộ dân có nhu cầu vay vốn, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, cải tạo nhà ở...
3. Hiệu quả của Đề án
Thông qua triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, góp phần:
- Giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa vùng DTTS với các vùng khác trong tỉnh, qua đó củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
- Cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người dân.
- Hình thành được các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nông hóa, thổ nhưỡng vùng và có khả năng nhân rộng ra các hộ dân trong khu vực.
- Góp phần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường.
- Thông qua Đề án tổng kết rút kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Nội dung và nguồn vốn thực hiện Đề án
4.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu
Tổng nguồn vốn: 68.000 triệu đồng; trong đó:
a. Vốn ngân sách tỉnh
- Tổng vốn: 36.000 triệu đồng.
- Thực hiện đầu tư trong 03 năm (2016 - 2018); định mức phân bổ 12.000 triệu đồng/năm; bình quân 1.000 triệu đồng/thôn (bản)/03 năm (2016-2018).
- Xây dựng: 25 công trình thủy lợi; 13 công trình giao thông (xây dựng ngầm, cống, mở, san gạt đường dân sinh); trong đó lồng ghép vốn Chương trình 135 xây dựng 04 công trình thủy lợi, 04 công trình giao thông.
b. Vốn lồng ghép từ chương trình 135
- Vốn chương trình 135: 32.000 triệu đồng;
- Thực hiện đầu tư trong 05 năm (từ 2016 - 2020);
- Xây dựng: 23 công trình thủy lợi; 9 công trình giao thông.
(Có biểu danh mục các công trình đầu tư kèm theo)
4.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất
- Nội dung: Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, phát triển nghề và trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với lợi thế, điều kiện tự nhiên của từng thôn, bản.
- Tổng vốn thực hiện: 12.578 triệu đồng; trong đó:
+ Nguồn vốn từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, giai đoạn III: 9.000 triệu đồng;
+ Vốn đối ứng của các hộ: 3.578 triệu đồng;
4.3. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
Nội dung: Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho 100% đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ thiếu đất sản xuất; hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh, cải tạo nhà ở...
Nguồn vốn: 72.348 triệu đồng; trong đó:
a. Thực hiện tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách:
- Số lượng: 2.064 hộ;
- Nhu cầu vốn vay: 41.280 triệu đồng;
b. Thực hiện chính sách tín dụng cho vay thương mại phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh:
- Số lượng: 308 hộ;
- Nhu cầu vốn vay: 9.240 triệu đồng;
c. Thực hiện hỗ trợ tín dụng theo Quyết định 54/TTg
- Số lượng: 836 hộ;
- Vốn vay ưu đãi: 6.688 triệu đồng;
d. Thực hiện chính sách và hỗ trợ tín dụng đối với các hộ thiếu đất sản xuất theo Quyết định 755/TTg.
- Số lượng: 757 hộ.
- Vốn NSTW hỗ trợ: 3.785 triệu đồng;
- Vốn vay ưu đãi: 11.355 triệu đồng;
4.4. Kinh phí quản lý, chỉ đạo: Từ nguồn ngân sách tỉnh và được cấp cho Ban Dân tộc theo dự toán ngân sách hàng năm.
5. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện
5.1. Nguồn vốn thực hiện: Được chia làm 02 giai đoạn,
- Giai đoạn I (từ năm 2016 đến hết 2018): Tổng nguồn vốn 118.683 trđ; trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh: 36.000 trđ; vốn lồng ghép từ Chương trình 135: 17.700 trđ; vốn tín dụng ưu đãi: 64.983 trđ.
- Giai đoạn II (từ năm 2019 đến hết năm 2020): Tổng nguồn vốn là 34.243 trđ; trong đó, vốn lồng ghép từ Chương trình 135: 14.300 trđ; vốn tín dụng ưu đãi: 19.943 trđ.
Cụ thể:
Tổng nguồn vốn: |
152.926 triệu đồng; |
Trong đó: |
|
5.1.1. Từ nguồn ngân sách và vốn vay ưu đãi: |
149.348 triệu đồng. |
a- Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở: |
68.000 triệu đồng; |
Chia ra: |
|
- Ngân sách tỉnh: |
36.000 triệu đồng; |
- Vốn chương trình 135: |
32.00 triệu đồng; |
b- Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế: |
|
Vốn chương trình 135: |
9.000 triệu đồng; |
c- Vốn vay ưu đãi từ ngân hàng: |
68.563 triệu đồng; |
d- Vốn NSTW hỗ trợ theo CT 755/TTg: |
3.785 triệu đồng; |
5.1.2. Nguồn vốn của cộng đồng địa phương: |
3.578 triệu đồng. |
- Huy động nguồn vốn đối ứng (từ nguồn vốn vay ưu đãi và vốn tự có) của các hộ tham gia mô hình phát triển kinh tế: 3.578 triệu đồng, mức đối ứng bình quân 2,0 triệu đồng/hộ;
- Huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư địa phương, thông qua các hình thức: Hiến đất, vật liệu và ngày công lao động xây dựng công trình hạ tầng cơ sở.
5.2. Cơ chế thực hiện
- Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh đầu tư, hỗ trợ trong 03 năm (từ 2016 - 2018); nguồn vốn lồng ghép từ chương trình 135 thực hiện trong cả giai đoạn 5 năm (từ 2016 - 2020).
- Căn cứ định mức kinh phí phân bổ hàng năm (12.000 triệu đồng/năm), Ban Dân tộc phối hợp với UBND các huyện lựa chọn thôn, bản và danh mục công trình đầu tư, xếp theo thứ tự ưu tiên thôn, bản được đầu tư trong năm kế hoạch trình UBND tỉnh giao vốn cho từng công trình. Công tác quản lý, chỉ đạo đề án như quản lý, chỉ đạo Chương trình 135, giai đoạn III đang triển khai trên địa bàn.
- Ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ, giao thông nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống của người dân;
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ chương trình 135, để đầu tư hỗ trợ cho các thôn bản theo các hình thức:
+ Lồng ghép vốn để xây dựng các công trình trên địa bàn thôn, bản;
+ Lồng ghép vốn cho một công trình xây dựng.
- Thực hiện đầu tư dứt điểm và xây dựng hoàn thành công trình, bàn giao trong năm kế hoạch.
5.5. Phân kỳ nguồn vốn đầu tư
TT |
Nội dung xây dựng |
Tổng số |
Chia ra (triệu đồng) |
||||
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||
|
Tổng vốn thực hiện |
152.926 |
37.715 |
41.908 |
39.060 |
20.550 |
13.693 |
I |
Hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở |
68.000 |
16.600 |
18.500 |
18.600 |
6.400 |
7.900 |
1 |
Vốn ngân sách tỉnh |
36.000 |
12.000 |
12.000 |
12.000 |
0 |
0 |
2 |
Vốn chương trình 135 |
32.000 |
4.600 |
6.500 |
6.600 |
6.400 |
7.900 |
II |
Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế |
12.578 |
2.515 |
2.520 |
2.480 |
2.550 |
2.513 |
1 |
Ngân sách NN hỗ trợ |
9.000 |
1.800 |
1.800 |
1.800 |
1.800 |
1.800 |
2 |
Vốn đối ứng của hộ dân |
3.578 |
715 |
720 |
680 |
750 |
713 |
III |
Thực hiện chính sách tín dụng và các chương trình, chính sách khác |
72.348 |
18.600 |
20.888 |
17.980 |
11.600 |
3.280 |
1 |
Chính sách tín dụng |
68.563 |
17.100 |
19.388 |
17.195 |
11.600 |
3.280 |
- |
Vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách |
41.280 |
8.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
3.280 |
- |
Vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh |
9.240 |
3.000 |
3.000 |
3.240 |
0 |
0 |
- |
Vốn vay ưu đãi theo Quyết định 54/TTg |
6.688 |
1.600 |
1.888 |
1.600 |
1.600 |
0 |
- |
Vốn vay ưu đãi theo Quyết định 755/TTg |
11.355 |
4.500 |
4.500 |
2.355 |
0 |
0 |
2 |
Hỗ trợ các hộ thiếu đất sản xuất |
3.785 |
1.500 |
1.500 |
785 |
0 |
0 |
- |
Vốn NSTW hỗ trợ |
3.785 |
1.500 |
1.500 |
785 |
0 |
0 |
6. Một số giải pháp cơ bản
6.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện Đề án, nhất là công tác bố trí, lồng ghép nguồn vốn và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của đề án tại cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong trong việc giám sát việc thực hiện chương trình trên địa bàn. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện; kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình.
6.2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt phổ biến Đề án
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đồng bào thuộc 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động triển khai thực hiện Đề án.
- Tập trung tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động tự phấn đấu vươn lên, tránh trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
6.3. Tập trung huy động nguồn lực để thực hiện Đề án theo lộ trình
-Tập trung, lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình 135, vốn vay ưu đãi, nguồn lực của cộng đồng và người dân tại các thôn, bản để thực các nội dung của Đề án.
- Các sở, ngành, huyện tập trung bố trí lồng ghép nguồn vốn (từ các chương trình, dự án, chính sách được giao quản lý hiện đang thực hiện vùng dân tộc thiểu số và miền núi), ưu tiên đầu tư để tập trung thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng ở 36 thôn bản đặc biệt khó khăn của Đề án; riêng nguồn vốn ngân sách tỉnh tập trung đầu tư dứt điểm cho từng thôn (bản) theo hình thức “cuốn chiếu” và tập trung vốn thực hiện trong 03 năm (2016-2018).
- Tăng cường xã hội hóa, huy động sự đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và cá nhân để thực hiện chương trình. Giao cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, giai đoạn III tiếp tục giúp thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất trên địa bàn xã.
- Huy động người dân trong thôn, bản và cộng đồng tham gia hiến đất, vật liệu và ngày công lao động để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở;
- Bố trí 50 triệu đồng/thôn/năm vốn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, giai đoạn III để hỗ trợ xây mô hình phát triển sản xuất cho thôn (bản); các thôn (bản) lựa chọn và xây dựng mô hình phát triển sản xuất trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của 04 vùng; lựa chọn 01 mô hình/thôn(bản)/năm để thực hiện.
- Tạo điều kiện cho các hộ, nhất là hộ nghèo, cận nghèo được nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên do các Nông, Lâm trường quản lý.
- Tăng cường, tập trung các giải pháp tuyên truyền, dậy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động trên địa bàn, ưu tiên đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định 1956/TTg; gắn việc hỗ trợ phát triển sản xuất với công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân...
- Tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi để các đối tượng có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, hộ thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, cải tạo nhà ở...
6.4. Tổ chức quản lý, sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn vốn; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đảm bảo tính công khai, dân chủ trong quản lý nguồn vốn tổ chức thực hiện chương trình; làm tốt công tác nghiệm thu, quyết toán nguồn vốn thực hiện chương trình.
1. Ban Dân tộc
- Là cơ quan thường trực, chủ trì và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện và tổng hợp kết quả thực hiện đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện trong việc xây dựng, dự kiến danh mục đầu tư, phân bổ nguồn vốn hàng năm thực hiện các mục tiêu của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết thực hiện Đề án cuối năm 2018, tổng kết vào cuối năm 2020; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các nội dung Đề án về Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch vốn hàng năm, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các nội dung của Đề án.
3. Sở Tài chính: Chủ trì trong bố trí nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh phí quản lý chỉ đạo từ ngân sách tỉnh, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ; hướng dẫn việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí từ các nguồn vốn của tỉnh, vốn lồng ghép và vốn của tập thể, cá nhân ủng hộ (nếu có).
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, hướng dẫn việc triển khai thực hiện hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản; hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn do ngành quản lý để thực hiện các nội dung liên quan của Đề án. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong rà soát đất nông lâm trường thuộc ngành quản lý, tham mưu cho UBND tỉnh giao đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số thiếu đất.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện liên quan trong việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn khảo sát, bố trí nguồn vốn tổ chức đào tạo nghề, dạy nghề, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn 36 thôn, bản.
6. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng giao thông nông thôn, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện và chỉ đạo chuyên môn ngành dọc trong việc bố trí vốn, hướng dẫn, thẩm tra thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đối với 36 thôn, bản.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, đề xuất các cơ chế, chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của 36 thôn, bản.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát lại diện tích đất trồng rừng kém hiệu quả, giao cho các hộ thiếu đất sản xuất để chuyển đổi trồng cây nông nghiệp hoặc chăn thả gia súc.
9. Ngân hàng nhà nước tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân trên địa bàn các thôn, bản ĐBKK của tỉnh, nhất là 36 thôn, bản thuộc Đề án tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để đào tạo, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Chỉ đạo tập trung ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi từ các Chính sách 755/TTg, Chính sách 54/TTg, chính sách tín dụng cho người nghèo, chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015, chính sách vay cải tạo nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách vay vốn ưu đãi khác đối với hộ nghèo, cận nghèo.v.v. để triển khai cho vay đối với các hộ dân trên địa bàn 36 thôn, bản thuộc Đề án.
11. Báo Bắc Giang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của Đề án; tuyên truyền các mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tuyên truyền về kết quả thực hiện Đề án.
12. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp và tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại cơ sở.
13. Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức Đoàn thể nhân dân: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Đoàn thể nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các ngành trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Đề án và tổ chức giám sát quá trình thực hiện Đề án.
14. UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế
- Ban chỉ đạo Chương trình 134, 135 của huyện là cơ quan thường trực Đề án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giảm nghèo bền vững đối với 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020 ở huyện.
- Căn cứ Đề án được phê duyệt, tổ chức chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm; bố trí lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách huyện, xã và nguồn vốn khác để thực hiện hoàn thành các mục tiêu Đề án đã đề ra; hướng dẫn, chỉ đạo các xã triển khai thực hiện Đề án; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong công tác triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án tại cơ sở.
- Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả (báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) thực hiện về cơ quan thường trực (Ban Dân tộc) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
15. UBND các xã có thôn (bản) thụ hưởng
- Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nội dung của đề án trên địa bàn.
- Trực tiếp quản lý tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn; làm chủ đầu tư các nội dung đầu tư, hỗ trợ theo phân cấp và nhiệm vụ UBND tỉnh giao hàng năm; tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng mục đích, đối tượng, đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn hưởng ứng, tham gia thực hiện Đề án; thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Đề án với UBND huyện.
Căn cứ Đề án của UBND tỉnh, các ngành, các cấp triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ban Dân tộc tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh giải quyết./.
Biểu 1
TT |
Huyện/xã/Danh mục, địa điểm đầu tư |
Dự kiến quy mô |
Dự kiến tổng mức đầu tư (trđ) |
Chia ra nguồn vốn đầu tư (trđ) |
|
Vốn NS tỉnh |
Vốn chương trình 135 |
||||
|
Tổng số |
|
68.000 |
36.000 |
32.000 |
A |
HUYỆN SƠN ĐỘNG |
|
14.800 |
7.000 |
7.800 |
I |
Xã An Lạc |
|
|
|
|
1 |
Thôn Nà Trắng |
|
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Đập dâng Nà Chũ |
Tưới cho 11 ha |
500 |
500 |
|
- |
Đập dâng Nà Đình |
Tưới cho 8 ha |
500 |
500 |
|
- |
Cải tạo hồ Đầu Đồng |
Tưới cho 7 ha |
500 |
|
500 |
2 |
Thôn Đồng Dương |
|
1.900 |
1.000 |
900 |
- |
Sửa chữa hồ Đồng Dương |
Tưới cho 17 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới 7 ha |
900 |
|
900 |
II |
Xã Dương Hưu |
|
|
|
|
3 |
Thôn Khe Khuôi |
|
2.000 |
1.000 |
1.000 |
- |
Đập dâng Khe Ó |
Đập dâng Khe Ó trong dài 8 m, rộng 3 m cao 2 m; tưới cho 6 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Xây mới và sửa chữa mương nội đồng |
Dài 1,3km, tưới 5 ha |
1.000 |
|
1.000 |
4 |
Thôn Mùng |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Trạm bơm Đồng Pheo |
Tưới 7 ha |
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Ngầm thôn Mùng |
Dài 22 m, rộng 4 m |
1.000 |
|
1.000 |
III |
Xã Cẩm Đàn |
|
|
|
|
5 |
Thôn Rộc Nẩy: |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Cải tạo nâng cấp hồ Mìn và hệ thống mương Rộc Nẩy |
Tưới cho 15 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cải tạo đập Gốc Quéo |
Tưới cho 8 ha |
1.500 |
|
1.500 |
IV |
Xã Vĩnh Khương |
|
|
|
|
6 |
Thôn Luông |
|
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1,2 km, tưới cho 9 ha |
1.000 |
1.000 |
|
V |
Xã Tuấn Mậu |
|
|
|
|
7 |
Thôn Tân Lập |
|
3.400 |
1.000 |
2.400 |
- |
Đập tràn Khe Nậm |
Dài 30m, cao 2m, cung cấp nước cho 16 ha |
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Sửa chữa, nâng cấp đập tràn Khe Xanh |
Tưới cho 15ha |
500 |
|
500 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1,4km, tưới cho 6 ha |
1.400 |
|
1.400 |
B |
HUYỆN LỤC NGẠN |
|
36.200 |
20.000 |
16.200 |
I |
Xã Phong Vân |
|
|
|
|
8 |
Thôn Suối Chạc |
|
2.000 |
1.000 |
1.000 |
- |
Ngầm Suối Chạc |
Ngầm dài 40 m, rộng 4 m và cứng hóa hai bên ngầm |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
9 |
|
||||
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1km, tưới 5 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Đập trữ nước thôn Rì |
Nạo vét, cải tạo lại, tưới 25 ha |
1.000 |
|
1.000 |
II |
Xã Sơn Hải |
|
|
|
|
10 |
|
||||
- |
San gạt, mở đường dân sinh |
Dài 4 km, rộng 3,5m |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
- |
Ngầm tràn Đồng Mậm |
Dài 40m, rộng 3,5m, tưới 15 ha |
1.000 |
|
1.000 |
11 |
Thôn Cổ Vài |
|
2.000 |
1.000 |
1.000 |
- |
Ngầm Cổ Vài |
Dài 30 m, rộng 4 m |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Trạm bơm Cổ Vài |
Cung cấp nước tưới cho 20 ha |
1.000 |
|
1.000 |
III |
Xã Tân Sơn |
|
|
|
|
12 |
Thôn Khuôn Kén |
|
1.800 |
1.000 |
800 |
- |
Ngầm Khuôn Ty |
Dài 60m, rộng 4m |
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Cống |
18 cống phi 100 |
300 |
|
300 |
13 |
|
||||
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới 6 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Ngầm Khuôn Thai |
Dài 50m, rộng 4 m |
1.500 |
|
1.500 |
14 |
Thôn Đồng Dau |
|
1.600 |
1.000 |
600 |
- |
Ngầm Gốc Bo + Cống Cây Quéo |
Dài 30m, rộng 4m |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 0,7 km, tưới cho 14 ha |
600 |
|
600 |
IV |
Xã Cấm Sơn |
|
|
|
|
15 |
Thôn Mới |
|
1.000 |
1.000 |
|
- |
San, gạt, mở đường dân sinh |
Dài 2 km, rộng 3,5m |
1.000 |
1.000 |
|
16 |
Thôn Ao Vường |
|
1.700 |
1.000 |
700 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
1 km, tưới 7 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Các điểm cống |
5 điểm dài 5m |
300 |
|
300 |
- |
Đập dâng Khuân Đản |
Dài 2 m, rộng 1,5 m, tưới 7 ha |
400 |
|
400 |
V |
Xã Phú Nhuận |
|
|
|
|
17 |
Thôn Bãi Nơi |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Đập dâng Bãi Nơi |
Dài 25m, rộng 4m, cao 5 m, tưới cho 15 ha |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 0,5 km, tưới 5 ha |
500 |
|
500 |
18 |
Thôn Vách |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới 6 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Ngầm tràn Suối So và ngầm Đèo Sỏi |
Dài 15m, rộng 4m và cứng hóa hai bên ngầm |
1.000 |
|
1.000 |
- |
Đập dâng thôn Vách |
Nạo vét, cải tạo lại, tưới cho 21 ha |
500 |
|
500 |
VI |
Xã Sa Lý |
|
|
|
|
19 |
Thôn Rãng Ngoài |
|
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1km, tưới 4 ha |
1.000 |
1.000 |
|
20 |
Thôn Rãng Trong: |
|
1.200 |
1.000 |
200 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới cho 7 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Các điểm Cống |
15 chiếc, phi 150 |
200 |
|
200 |
VII |
Xã Hộ Đáp |
|
|
|
|
21 |
|
|
|||
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 0,7 km, tưới 6 ha |
700 |
700 |
|
- |
Sửa chữa, duy tu trạm bơm thôn Khuôn Trắng |
Duy tu, sửa chữa trạm bơm, tưới 7 ha |
300 |
300 |
|
22 |
|
||||
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới 7 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Xây dựng trạm bơm Chọc Đăm |
Cung cấp nước tưới cho 15 ha |
1.000 |
|
1.000 |
23 |
|
|
|||
- |
San gạt, mở đường dân sinh |
Dài 2 km, rộng 3,5 m |
1.000 |
1.000 |
|
VIII |
Xã Kiên Lao |
|
|
|
|
24 |
|
||||
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới cho 5 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Đập dâng Khuôn Thần |
Dài 15 m, rộng 3 m, cao 4 m, tưới 15 |
2.000 |
|
2.000 |
IX |
Xã Phong Minh |
|
|
|
|
25 |
Thôn Nũn |
|
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới cho 5 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Trạm bơm Khuôn Ty |
Sửa chữa trạm bơm, cung cấp nước tưới cho 5 ha |
500 |
|
500 |
X |
Xã Đèo Gia |
|
|
|
|
26 |
Thôn Cống Luộc: |
|
1.700 |
1.000 |
700 |
- |
Ngầm khe Kìm |
Dài 20m, rộng 3,5m |
700 |
|
700 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng khu Nghè Cả |
Dài 1 km, cung cấp nước tưới cho 7 ha |
1.000 |
1.000 |
|
27 |
Thôn Đèo Gia |
|
1.200 |
1.000 |
200 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, cung cấp nước tưới cho 11 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Các điểm Cống |
9 chiếc, phi 150 |
200 |
|
200 |
C |
HUYỆN LỤC NAM |
|
9.900 |
5.000 |
4.900 |
I |
Xã Trường Sơn |
|
|
|
|
28 |
Bản Vua Bà |
|
1.700 |
1000 |
700 |
- |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống ngầm Vàng Ngóng |
03 ngầm, tổng chiều dài 60 m, rộng 4 m và cứng hóa hai bên ngầm |
1.000 |
1000 |
|
- |
Sửa chữa nâng cấp đập Bò Đái, Dọc Bắc, Vàng Nóng |
Tưới cho 13 ha |
700 |
|
700 |
II |
Xã Lục Sơn |
|
|
|
|
29 |
Thôn Đồng Vành 2 |
|
1.700 |
1.000 |
700 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Sửa chữa và xây mới 1,5 km mương, tưới 5 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Trạm bơm Đồng Gai |
Cung cấp nước tưới 15 ha |
700 |
|
700 |
50 |
Thôn Khe Nghè |
|
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Ngầm Khe Nghè |
Dài 25 m, rộng 4m và cứng hóa hai bên ngầm |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Sửa chữa, xây mới mương nội đồng |
Sửa chữa và xây mới 0,5 km mương, cấp nước cho 9 ha |
500 |
|
500 |
II |
Xã Bình Sơn |
|
|
|
|
31 |
Thôn Nghè Mản |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Ngầm dân sinh Nghè Mản |
Dài 30 m, rộng 4m và cứng hóa hai bên ngầm |
1.500 |
1.000 |
500 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới cho 15ha |
1.000 |
|
1.000 |
32 |
Thôn Đá Húc: |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Ngầm dân sinh Đá Húc |
Dài 23 m, rộng 4m và cứng hóa hai bên ngầm |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1,5 km, tưới cho 12 ha |
1.500 |
|
1.500 |
D |
HUYỆN YÊN THẾ |
|
7.100 |
4.000 |
3.100 |
I |
Xã Canh Nậu |
|
|
|
|
33 |
Bản Còn Trang |
|
1.000 |
1.000 |
|
- |
Đường bê tông thôn Còn Trang |
Dài 1,2 km, rộng 4 m |
1.000 |
1.000 |
|
34 |
Bản Gốc Dổi |
|
1.600 |
1.000 |
600 |
- |
Trạm bơm Trại Sông |
Cung cấp nước tưới cho 20 ha |
600 |
600 |
|
- |
Mương cứng nội đồng |
Dài 1 km, cung cấp nước cho 8 ha |
1.000 |
400 |
600 |
II |
Xã Đồng Hưu |
|
|
|
|
35 |
Bản Mỏ Hương |
|
2.000 |
1.000 |
1.000 |
- |
Cầu ngầm bản Mỏ Hương |
Dài 50m, rộng 3m, cứng hóa hai đầu cầu |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới cho 8 ha |
1.000 |
|
1.000 |
III |
Xã Đông Sơn |
|
|
|
|
36 |
Bản Hố Rích |
|
2.500 |
1.000 |
1.500 |
- |
Cứng hóa mương nội đồng |
Dài 1 km, tưới cho 7 ha |
1.000 |
1.000 |
|
- |
Đập giữ nước Hố Cọ |
Dài 16 m, rộng 3 m, cao 5 m, Cung cấp nước cho 7 ha |
1.500 |
|
1500 |
Biểu 2
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Nhu cầu vay vốn |
Mô hình sản xuất |
||||
Tổng số hộ |
Trong đó |
Tổng số (trđ) |
Trong đó |
|||||
Hộ nghèo |
Hộ người DTTS |
Vốn hỗ trợ từ NSNN (trđ) |
Vốn đối ứng (vốn vay, vốn tự có) của các hộ (trđ) |
|||||
|
Tổng số |
1.789 |
1.472 |
1.646 |
12.578 |
9.000 |
3.578 |
|
A |
H. SƠN ĐỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Xã An Lạc |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thôn Đồng Dương |
43 |
32 |
35 |
336,0 |
250,0 |
86,0 |
Nuôi ong mật; trồng cây dược liệu, cây trám và rừng kinh tế |
2 |
Thôn Nà Trắng |
54 |
42 |
44 |
358,0 |
250,0 |
108,0 |
Nuôi ong mật; trồng cây dược liệu, cây trám và rừng kinh tế |
II |
Xã Dương Hưu |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thôn Khe Khuôi |
45 |
37 |
36 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi trâu sinh sản và trồng rừng kinh tế |
4 |
Thôn Mùng |
55 |
51 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi trâu sinh sản và trồng rừng kinh tế |
III |
Xã Cẩm Đàn |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Thôn Rộc Nẩy |
50 |
38 |
40 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi dê và trồng rừng kinh tế |
IV |
Xã Vĩnh Khương |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thôn Luông |
43 |
14 |
29 |
336,0 |
250,0 |
86,0 |
Trồng cây bản địa (trám, tre mai) và rừng kinh tế |
V |
Xã Tuấn Mậu |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Thôn Tân Lập |
45 |
38 |
43 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi trâu sinh sản, trồng cây bản địa (trám, tre mai) và rừng kinh tế |
B |
H. LỤC NGẠN |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Xã Phú Nhuận |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thôn Bãi Nơi |
52 |
49 |
52 |
354,0 |
250,0 |
104,0 |
Chăn nuôi lợn thịt, trồng cây ăn quả |
9 |
Thôn Vách |
50 |
45 |
50 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi lợn thịt, trồng cây ăn quả |
II |
Xã Sa Lý |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Thôn Rãng Trong |
45 |
40 |
42 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi Trâu, Dê và trồng rừng kinh tế, đỗ xanh |
11 |
Thôn Rãng Ngoài |
43 |
39 |
43 |
336,0 |
250,0 |
86,0 |
Chăn nuôi Trâu, Dê và trồng rừng kinh tế, đỗ xanh |
III |
Xã Đèo Gia |
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Thôn Đèo Gia |
40 |
35 |
40 |
330,0 |
250,0 |
80,0 |
Chăn nuôi dê, trồng cây ăn quả |
13 |
Thôn Cống Luộc |
45 |
42 |
35 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi dê, trồng cây ăn quả |
IV |
Xã Sơn Hải |
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Thôn Đồng Mậm |
50 |
45 |
45 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi thủy sản (Cá bè, cá lồng..), thủy cầm (vịt, ngan..) |
15 |
Thôn Cổ Vài |
48 |
27 |
42 |
346,0 |
250,0 |
96,0 |
Chăn nuôi thủy sản (Cá bè, cá lồng..), thủy cầm (vịt, ngan..) |
V |
Xã Tân Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
16 |
Thôn Bắc Hoa |
50 |
49 |
48 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi trâu sinh sản và trồng rừng kinh tế |
17 |
Thôn Khuôn Kén |
55 |
47 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi trâu sinh sản và trồng rừng kinh tế |
18 |
Thôn Đồng Dau |
50 |
45 |
50 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi trâu sinh sản và trồng rừng kinh tế |
VI |
Xã Phong Vân |
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Thôn Suối Chạc |
55 |
49 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi trâu, bò, dê và trồng cây ăn quả |
20 |
Thôn Rì |
50 |
45 |
50 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi trâu, dê và trồng cây ăn quả |
VII |
Xã Hộ Đáp |
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Thôn Khuôn Trắng |
50 |
42 |
50 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi thủy sản (Cá bè, cá lồng..), thủy cầm (vịt, ngan..) |
22 |
Thôn Đồng Chùa |
55 |
45 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi thủy sản (Cá bè, cá lồng), thủy cầm (vịt, ngan) |
21 |
Thôn Đồng Phai |
55 |
49 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi thủy sản (Cá bè, cá lồng..), thủy cầm (vịt, ngan..) |
VIII |
Xã Kiên Lao |
|
|
|
|
|
|
|
24 |
Thôn Khuôn Thần |
45 |
37 |
45 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi trâu, dê và trồng cây ăn quả |
IX |
Xã Cấm Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
25 |
Thôn Mới |
55 |
49 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi thủy sản, thủy cầm |
26 |
Thôn Ao Vường |
55 |
45 |
52 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi dê, trâu và trồng rừng kinh tế |
X |
Xã Phong Minh |
|
|
|
|
|
|
|
27 |
Thôn Nũn |
55 |
49 |
53 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi trâu, ngựa |
C |
H. LỤC NAM |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Xã Trường Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
28 |
Bản Vua Bà |
54 |
30 |
24 |
358,0 |
250,0 |
108,0 |
Chăn nuôi bò, dê; trồng cây bản địa (trám, tre), trồng rừng kinh tế |
II |
Xã Lục Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
29 |
Thôn Đồng Vành 2 |
46 |
44 |
46 |
342,0 |
250,0 |
92,0 |
Chăn nuôi trâu, trồng rừng dẻ, trám, ba kích |
30 |
Thôn Khe Nghè |
48 |
41 |
45 |
346,0 |
250,0 |
96,0 |
Chăn nuôi trâu và trồng rừng, cây bản địa (trám, tre mai), ba kích |
III |
Xã Bình Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
31 |
Thôn Nghè Mản |
45 |
37 |
45 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi dê và trồng rừng kinh tế |
32 |
Thôn Đá Húc |
50 |
35 |
49 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi dê và trồng rừng kinh tế |
C |
H. YÊN THẾ |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Xã Canh Nậu |
|
|
|
|
|
|
|
33 |
Bản Còn Trang |
55 |
45 |
55 |
360,0 |
250,0 |
110,0 |
Chăn nuôi gà đồi; trồng chè hom |
34 |
Bản Gốc Dổi |
58 |
27 |
42 |
366,0 |
250,0 |
116,0 |
Chăn nuôi gà đồi; trồng chè hom, cây dinh lăng |
II |
Xã Đồng Hưu |
|
|
|
|
|
|
|
35 |
Bản Mỏ Hương |
45 |
40 |
43 |
340,0 |
250,0 |
90,0 |
Chăn nuôi trâu, gà đối và rừng kinh tế |
III |
Xã Đồng Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
36 |
Bản Hố Dích |
50 |
48 |
43 |
350,0 |
250,0 |
100,0 |
Chăn nuôi trâu, gà đối và rừng kinh tế |
Biểu 3
TT |
Tên huyện, xã/thôn, bản |
Hộ nghèo |
Chính sách 54/TTg |
Chương trình 755/TTg |
Thương mại và các chương trình khác |
|||||
Số hộ |
Nhu cầu vốn vay (trđ) |
Số hộ |
Nhu cầu vốn vay ưu đãi (trđ) |
Số hộ |
Kinh phí NSTW hỗ trợ (trđ) |
Nhu cầu vốn vay ưu đãi (trđ) |
Số hộ |
Nhu cầu vốn vay (trđ) |
||
|
Tổng |
2.064 |
41.280,0 |
836 |
6.688,0 |
757 |
3.785 |
11.355,0 |
308 |
9.240,0 |
A |
HUYỆN SƠN ĐỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
An Lạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đồng Dương |
17 |
340,0 |
|
|
|
|
|
21 |
630,0 |
2 |
Nà Trắng |
29 |
580,0 |
|
|
|
|
|
36 |
1,080,0 |
II |
Xã Hương Hưu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Khe Khuôi |
9 |
180,0 |
10 |
80,0 |
1 |
5 |
15,0 |
|
|
4 |
Mùng |
42 |
840,0 |
29 |
232,0 |
46 |
230 |
690,0 |
|
|
III |
Cẩm Đàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Rộc Nẩy |
10 |
200,0 |
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Xã Vĩnh Khương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Luông |
26 |
520,0 |
7 |
56,0 |
5 |
25 |
75,0 |
8 |
240,0 |
V |
Tuấn Mậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Tân Lập |
37 |
740,0 |
5 |
40,0 |
15 |
75 |
225,0 |
2 |
60,0 |
B |
HUYỆN LỤC NGẠN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Phú Nhuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Bãi Nơi |
15 |
300,0 |
|
|
|
|
|
5 |
150,0 |
9 |
Vách |
33 |
660,0 |
2 |
16,0 |
|
|
|
18 |
540,0 |
II |
Sa Lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Rãng Trong |
64 |
1.280,0 |
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Rãng Ngoài |
55 |
1.100,0 |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Đèo Gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Đèo Gia |
162 |
3.240,0 |
81 |
648,0 |
81 |
405 |
1.215,0 |
|
|
13 |
Cống Luộc |
108 |
2.160,0 |
98 |
784,0 |
14 |
70 |
210,0 |
|
|
IV |
Sơn Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Đồng Mậm |
83 |
1.660,0 |
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Cổ Vài |
93 |
1.860,0 |
85 |
680,0 |
|
|
|
|
|
V |
Tân Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
Bắc Hoa |
98 |
1.960,0 |
53 |
424,0 |
|
|
|
|
|
17 |
Khuôn Kén |
116 |
2.320,0 |
58 |
464,0 |
58 |
290 |
870,0 |
|
|
18 |
Đồng Dau |
92 |
1.840,0 |
26 |
208,0 |
66 |
330 |
990,0 |
|
|
VI |
Phong Vân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Suối Chạc |
80 |
1.600,0 |
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Rì |
110 |
2.200,0 |
|
|
|
|
|
|
|
VII |
Hộ Đáp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Khuôn Trắng |
41 |
820,0 |
4 |
32,0 |
|
|
|
|
|
22 |
Đồng Chùa |
57 |
1.140,0 |
10 |
80,0 |
16 |
80 |
240,0 |
|
|
23 |
Đồng Phai |
68 |
1.360,0 |
10 |
80,0 |
|
|
|
|
|
VIII |
Kiên Lao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24 |
Khuôn Thần |
53 |
1.060,0 |
62 |
496,0 |
|
|
|
|
|
IX |
Cấm Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25 |
Mới |
38 |
760,0 |
|
|
|
|
|
|
|
26 |
Ao Vường |
87 |
1.740,0 |
|
|
30 |
150 |
450,0 |
|
|
X |
Phong Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27 |
Nũn |
73 |
1.460,0 |
3 |
24,0 |
|
|
|
|
|
C |
HUYỆN LỤC NAM |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Xã Trường Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28 |
Bản Vua Bà |
65 |
1.300,0 |
125 |
1.000,0 |
60 |
300 |
900,0 |
|
|
II |
Xã Lục Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29 |
Thôn Đồng Vành 2 |
61 |
1.220,0 |
50 |
400,0 |
75 |
375 |
1.125,0 |
|
|
30 |
Thôn Khe Nghè |
40 |
800,0 |
25 |
200,0 |
65 |
325 |
975,0 |
|
|
III |
Xã Bình Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 |
Thôn Nghè Mản |
58 |
1.160,0 |
5 |
40,0 |
80 |
400 |
1.200,0 |
115 |
3.450,0 |
32 |
Thôn Đá Húc |
34 |
680,0 |
20 |
160,0 |
90 |
450 |
1.350,0 |
30 |
900,0 |
D |
HUYỆN YÊN THẾ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Xã Canh Nậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
33 |
Bản Còn Trang |
10 |
200,0 |
10 |
80,0 |
5 |
25 |
75,0 |
15 |
450,0 |
34 |
Bản Gốc Dổi |
31 |
620,0 |
10 |
80,0 |
5 |
25 |
75,0 |
15 |
450,0 |
II |
Xã Đồng Hưu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
35 |
Bản Mỏ Hương |
41 |
820,0 |
20 |
160,0 |
25 |
125 |
375,0 |
25 |
750,0 |
III |
Xã Đông Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
36 |
Bản Hố Dích |
28 |
560,0 |
28 |
224,0 |
20 |
100 |
300,0 |
18 |
540,0 |