Quyết định 7212/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ngành Y tế tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2014-2017 có tính đến năm 2020
Số hiệu | 7212/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 22/12/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Lê Ngọc Hoa |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Thể thao - Y tế |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7212/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
Căn cứ Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành “Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh viện”;
Căn cứ Quyết định số 5574/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành “Hướng dẫn xây dựng dự án ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện”;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ngành Y tế tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2014-2017 có tính đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển ứng dụng CNTT ngành Y tế theo hướng hiện đại.
Ứng dụng rộng rãi CNTT trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh; công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh; công tác điều hành, quản lý ngành; lấy sự hài lòng của bệnh nhân làm thước đo trong cung cấp dịch vụ y tế, hướng tới một nền y tế chất lượng, hiệu quả.
Phát triển nguồn nhân lực chuyên trách CNTT với biên chế phù hợp cho từng cấp đơn vị thuộc ngành Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, quản trị, vận hành, khai thác hiệu quả các HTTTY tế được đầu tư.
2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 - 2017
a) Phát triển hạ tầng CNTT ngành Y tế:
Từng bước hoàn thiện hạ tầng CNTT ngành Y tế; tập trung triển khai trang bị mạng cục bộ (mạng LAN) và máy trước; tiếp đến triển khai mạng diện rộng (mạng WAN) để phục vụ kết nối liên thông giữa các đơn vị y tế và Sở Y tế; phấn đấu cuối năm 2017:
- 100% Bệnh viện công và Trung tâm y tế tuyến tỉnh và trên 90% Bệnh viện công và Trung tâm y tế tuyến huyện được trang bị mạng LAN với máy chủ, máy trạm đáp ứng nhu cầu vận hành các hệ thống phần mềm và có đường truyền kết nối thông suốt để có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau và báo cáo về Sở Y tế.
- Trên 50% Trạm y tế xã, phường, thị trấn được trang bị máy trạm và đường truyền kết nối vào mạng lưới Y tế điện tử của tỉnh.
- Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh được trang bị hạ tầng CNTT tiên tiến, đủ năng lực làm đầu mối tiếp nhận, trung chuyển và lưu trữ thông tin, dữ liệu từ các đơn vị thuộc mạng lưới Y tế trong tỉnh chuyển về.
b) Đẩy mạnh Ứng dụng CNTT toàn ngành:
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành Y tế. Phấn đấu đến cuối năm 2017:
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7212/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
Căn cứ Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành “Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh viện”;
Căn cứ Quyết định số 5574/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành “Hướng dẫn xây dựng dự án ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện”;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ngành Y tế tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2014-2017 có tính đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển ứng dụng CNTT ngành Y tế theo hướng hiện đại.
Ứng dụng rộng rãi CNTT trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh; công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh; công tác điều hành, quản lý ngành; lấy sự hài lòng của bệnh nhân làm thước đo trong cung cấp dịch vụ y tế, hướng tới một nền y tế chất lượng, hiệu quả.
Phát triển nguồn nhân lực chuyên trách CNTT với biên chế phù hợp cho từng cấp đơn vị thuộc ngành Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, quản trị, vận hành, khai thác hiệu quả các HTTTY tế được đầu tư.
2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 - 2017
a) Phát triển hạ tầng CNTT ngành Y tế:
Từng bước hoàn thiện hạ tầng CNTT ngành Y tế; tập trung triển khai trang bị mạng cục bộ (mạng LAN) và máy trước; tiếp đến triển khai mạng diện rộng (mạng WAN) để phục vụ kết nối liên thông giữa các đơn vị y tế và Sở Y tế; phấn đấu cuối năm 2017:
- 100% Bệnh viện công và Trung tâm y tế tuyến tỉnh và trên 90% Bệnh viện công và Trung tâm y tế tuyến huyện được trang bị mạng LAN với máy chủ, máy trạm đáp ứng nhu cầu vận hành các hệ thống phần mềm và có đường truyền kết nối thông suốt để có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau và báo cáo về Sở Y tế.
- Trên 50% Trạm y tế xã, phường, thị trấn được trang bị máy trạm và đường truyền kết nối vào mạng lưới Y tế điện tử của tỉnh.
- Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh được trang bị hạ tầng CNTT tiên tiến, đủ năng lực làm đầu mối tiếp nhận, trung chuyển và lưu trữ thông tin, dữ liệu từ các đơn vị thuộc mạng lưới Y tế trong tỉnh chuyển về.
b) Đẩy mạnh Ứng dụng CNTT toàn ngành:
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành Y tế. Phấn đấu đến cuối năm 2017:
- 100% Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh hoàn thành triển khai phần mềm Quản lý Y tế điều trị, ứng dụng hiệu quả CNTT nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện;
- 100% Trung tâm y tế tuyến tỉnh và trên 90% Trung tâm y tế tuyến huyện hoàn thành triển khai phần mềm Quản lý Y tế dự phòng, ứng dụng hiệu quả CNTT vào công tác quản lý tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế, sức khoẻ cộng đồng… tại các Trung tâm y tế;
- Trên 50% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoàn thành triển khai và ứng dụng hiệu quả CNTT vào công tác khám chữa bệnh ban đầu, vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh tuyến cơ sở.
- Hoàn thành triển khai hệ thống phần mềm Quản lý, điều hành tại Sở Y tế và CSDL tích hợp dùng chung toàn ngành y tế tỉnh Nghệ An, ứng dụng hiệu quả CNTT vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại Sở Y tế.
- 100% dịch vụ công về Y tế được cung cấp qua mạng dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; trong đó một số dịch vụ như: đăng ký lịch hẹn khám, chữa bệnh; cấp phép trong hoạt động y tế đạt mức độ 3 nhằm phục vụ tốt nhu cầu nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Phát triển nhân lực chuyên trách CNTT và đào tạo CNTT
- Tổ chức bộ phận chuyên trách CNTT với biên chế phù hợp cho từng cấp đơn vị thuộc ngành Y tế; bố trí nhân lực có trình độ chuyên môn về CNTT để tiếp nhận, quản trị các hệ thống thông tin y tế tại đơn vị.
- Nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức toàn ngành, phấn đấu trên 90% cán bộ công chức, viên chức của các đơn vị tuyến tỉnh, tuyến huyện, trên 50% cán bộ y tế cấp xã được tập huấn đào tạo căn bản về CNTT; 100% cán bộ chuyên trách CNTT được tập huấn nâng cao.
- 100% cán bộ CNVC tham gia hệ thống được đào tạo, hướng dẫn về tác nghiệp, quản trị, vận hành hệ thống y tế điện tử theo các nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị mình.
- Truyền thông cho người dân trên địa bàn tỉnh nắm rõ thông tin về y tế điện tử, có thể tiếp cận sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi y tế điện tử.
- Đưa chuyên đề y tế điện tử vào chương trình để phổ cập các kiến thức cơ bản về y tế điện tử cho học sinh, sinh viên của các trường phổ thông trung học, cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
d) Định hướng đến 2020
- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã có mạng LAN, kết nối Internet và sử dụng HTTT quản lý bệnh viện. Tất cả các bệnh viện, các trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế xã có kết nối Internet và mạng diện rộng để báo cáo các thống kê chuyên ngành.
- Phổ cập tin học cho 100% cán bộ y tế các cấp.
- Hoàn thiện mạng y tế và cập nhật liên tục các thông tin y tế, hệ thống cảnh báo dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng lên mạng.
II. MÔ HÌNH Y TẾ ĐIỆN TỬ NGHỆ AN
1. Quan điểm thiết kế
- Kiến trúc tổng thể phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước và các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Các chuẩn nghiệp vụ do Bộ Y tế ban hành.
- Thiết kế kiến trúc theo định hướng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có (phần cứng, phần mềm, CSDL... đã đầu tư xây dựng); có khả năng phát triển và mở rộng trong tương lai.
2. Kiến trúc tổng thể
- Kiến trúc tổng thể hệ thống Y tế điện tử tỉnh Nghệ An gồm các thành phần như hình dưới đây:
(Kiến trúc tổng thể hệ thống Y tế điện tử tỉnh Nghệ An)
Mô tả các thành phần thuộc kiến trúc tổng thể:
a) Người sử dụng: Là tập hợp các đối tượng sử dụng, gồm: bệnh nhân; bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tiếp nhận tại các bệnh viện và trung tâm y tế; lãnh đạo, CBCC Sở Y Tế và các đơn vị trực thuộc.
b) Kênh truy cập: Là các hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập thông tin, dịch vụ. Các hình thức này gồm: Cổng thông tin điện tử (portal); Thư điện tử (email); Điện thoại hoặc thao tác trực tiếp.
c) Giao diện với người sử dụng: Cung cấp các khả năng liên quan trực tiếp đến quản lý người sử dụng dịch vụ và là giao diện với nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ.
d) Các dịch vụ công trực tuyến: Là các dịch vụ công của ngành Y tế được cung cấp qua mạng dưới dạng dịch vụ công trực tuyến tại cổng thông tin Sở Y tế.
e) Các ứng dụng nghiệp vụ: Là các ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý, điều hành của Sở Y tế; công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện; công tác y tế dự phòng của các trung tâm y tế và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
f) Lớp tích hợp và trao đổi dữ liệu: Cung cấp khả năng tích hợp các ứng dụng và dịch vụ, tạo ra các dịch vụ tích hợp; đảm bảo dữ liệu từ các đơn vị trực thuộc có thể tích hợp với CSDL tại Sở Y tế:
- Các thông tin, dữ liệu trao đổi giữa các đơn vị thuộc khối điều trị gồm: thông tin bệnh nhân; khám chữa bệnh ngoại trú; điều trị nội trú; bệnh án điện tử; các báo cáo theo quy định Sở Y Tế, Bộ Y Tế.
- Các thông tin, dữ liệu trao đổi giữa các đơn vị thuộc khối dự phòng gồm: thông tin bệnh nhân; thông tin khám chữa bệnh ngoại trú; thông tin tiêm chủng; thông tin dịch bệnh;
- Các thông tin, dữ liệu từ các đơn vị gửi về Sở Y tế là các báo cáo theo quy định Sở Y Tế, Bộ Y Tế.
i) Lớp CSDL: Gồm các CSDL sinh ra từ các chương trình ứng dụng nghiệp vụ, và các dịch vụ công trực tuyến.
- CSDL tại từng bệnh viện:
+ CSDL bệnh nhân: quản lý toàn bộ dữ liệu liên quan đến bệnh nhân bao gồm: thông tin hành chính, thông tin tiếp nhận, thông tin chi phí, …
+ CSDL về bệnh án: quản lý toàn bộ dữ liệu liên quan đến bệnh án của bệnh nhân bao gồm: thông tin khám chữa bệnh ngoại trú, thông tin điều trị nội trú, …
+ CSDL dược phẩm: quản lý toàn bộ dữ liệu liên quan đến quản lý dược phẩm tại kho chính, dược kho lẻ và dược phẩm cho bệnh nhân …
+ CSDL danh mục dùng chung, hệ thống: quản lý số liệu liên quan đến các danh mục dùng chung tại bệnh viện, các cấu hình hệ thống.
- CSDL tại từng trung tâm y tế:
+ CSDL khám bệnh - điều trị: quản lý toàn bộ dữ liệu liên quan đến bệnh nhân, công tác khám chữa bệnh, …
+ CSDL về tiêm chủng: quản lý toàn bộ dữ liệu về tiêm chủng.
+ CSDL dịch bệnh: quản lý toàn bộ dữ liệu dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
+ CSDL danh mục dùng chung, hệ thống: quản lý số liệu liên quan đến các danh mục dùng chung tại trung tâm y tế, các cấu hình hệ thống…
- CSDL tại Sở Y tế:
+ CSDL cấp phép: quản lý dữ liệu cấp phép hành nghề y, cấp phép hoạt động và các giấy phép liên quan đến kinh doanh thuốc trên toàn tỉnh.
+ CSDL nguồn lực: quản lý dữ liệu nguồn lực y tế của tỉnh.
+ CSDL tài chính, trang thiết bị: quản lý dữ liệu liên quan đến quản lý tài chính của Sở, quản lý trang thiết bị tại các đơn vị trực thuộc…
+ CSDL danh mục dùng chung, hệ thống: quản lý số liệu liên quan đến các danh mục dùng chung tại bệnh viện, các cấu hình hệ thống…
- CSDL trung tâm (dùng chung cho toàn ngành):
+ CSDL điều trị: quản lý thông tin, số liệu về điều trị được tích hợp lên từ các đơn vị khám và điều trị của tỉnh.
+ CSDL y tế dự phòng: quản lý thông tin tiêm chủng, thông tin tình hình dịch bệnh và số liệu báo cáo từ các đơn vị y tế dự phòng trong tỉnh.
+ CSDL danh mục dùng chung, hệ thống: quản lý số liệu liên quan đến các danh mục dùng chung tại bệnh viện, các cấu hình hệ thống.
k) Lớp cơ sở hạ tầng: Là hạ tầng thiết bị nền tảng phục vụ cho người sử dụng khai thác các ứng dụng, cụ thể bao gồm:
- Trang thiết bị CBCC: Máy tính bàn, máy tính xách tay để CBCC truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của hệ thống Y tế điện tử.
- Hệ thống mạng: Là hệ thống mạng LAN/WAN/Internet đảm bảo điều kiện kết nối các đơn vị trong ngành Y tế bằng đường truyền tốc độ cao.
- Nền tảng, máy chủ: Là tập hợp các máy chủ cùng những phần mềm hệ thống đảm nhận nhiều vai trò khác nhau.
- Tưởng lửa: Thiết bị phần cứng hoặc phần mềm nhằm giới hạn sự truy cập theo một chính sách về an toàn bảo mật, đảm bảo an ninh hệ thống.
1. Các nhiệm vụ thuộc Đề án
a) Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng CNTT ngành Y tế
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị, đảm bảo các đơn vị trong ngành y tế của tỉnh có mạng nội bộ (LAN); có kết nối mạng Internet và kết nối được các đơn vị trong ngành với nhau bằng đường truyền tốc độ cao; trang bị đủ máy tính cho cán bộ sử dụng phục vụ công tác quản lý điều hành cũng như công tác chuyên môn.
b) Ứng dụng rộng rãi CNTT trong toàn ngành Y tế
- Nâng cấp Cổng TTĐT ngành Y tế; các dịch vụ công về Y tế được cung cấp qua mạng dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; trong đó một số dịch vụ như: đăng ký lịch hẹn khám, chữa bệnh; cấp phép trong hoạt động y tế đạt mức độ 3; tích hợp cổng TTĐT ngành Y tế với cổng TTĐT tỉnh.
- Trang bị hệ thống phần mềm Quản lý, điều hành tại Sở Y tế và CSDL tích hợp dùng chung toàn ngành y tế tỉnh Nghệ An (Quản lý nguồn nhân lực y tế, quản lý kế toán, quản lý trang thiết bị y tế toàn tỉnh, báo cáo thống kê….).
- Trang bị hệ thống phần mềm Quản lý y tế điều trị, triển khai đến các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh.
- Trang bị hệ thống phần mềm Quản lý y tế dự phòng, triển khai cho các đơn vị thuộc khối y tế dự phòng.
c) Tổ chức nguồn nhân lực và đào tạo
- Thành lập các tổ, bộ phận chuyên trách CNTT tại văn phòng Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc để tiếp nhận, triển khai, duy trì hoạt động các hệ thống thông tin tại đơn vị.
- Hàng năm, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các cán bộ chuyên trách CNTT các chuyên đề về quản trị mạng, bảo mật thông tin, cập nhật các kiến thức công nghệ mới.
- Khuyến khích các đơn vị trong ngành tổ chức thường xuyên các loại hình đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đối tượng sử dụng trực tiếp máy tính trong công việc (tin học cơ bản: Word, Excel; sử dụng thư điện tử; khai thác tài nguyên và tiện ích trên internet…)
2. Các chương trình, dự án thuộc Đề án
TT |
Tên chương trình, dự án |
Nội dung, quy mô |
Thời gian thực hiện |
Đơn vị chủ trì |
I |
Các chương trình, dự án dùng nguồn vốn tự có của đơn vị và hỗ trợ của NS |
|||
1 |
Triển khai phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho các bệnh viện tự chủ động được nguồn lực (gồm BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh; BV Ung bướu; BV Chấn thương Chỉnh hình; BV Đa khoa thành phố Vinh; BV Đa khoa khu vực Tây Bắc). |
Trang bị máy tính; bản quyền phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho từng BV; cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm; kết nối về Sở Y tế. |
2014-2015 |
Các BV |
2 |
Nâng cấp phần mềm Quản lý bệnh viện hiện có tại các Bệnh viện. (gồm 14 bệnh viện hiện đang có phần mềm quản lý Bệnh viện) |
Nâng cấp tính năng, tích hợp, chuyển đổi dữ liệu các phần mềm Quản lý điều trị hiện có tại các bệnh viện; kết nối vào hệ thống Y tế điện tử của tỉnh. |
2015-2016 |
Các BV |
3 |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại các Bệnh viện công tuyến tỉnh và huyện phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An. |
Trang bị máy tính; nâng cấp đường truyền |
2015-2016 |
Các BV |
II |
Các chương trình, dự án dùng nguồn Ngân sách tỉnh, TW hỗ trợ và vốn vay WB |
|||
1a |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại Sở Y tế phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An |
Trang bị máy tính; nâng cấp đường truyền |
2014-2015 |
Sở Y tế |
1b |
Triển khai phần mềm Quản lý ngành và CSDL chung ngành y tế Nghệ An |
Bản quyền phần mềm Quản lý ngành cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm. |
2014-2015 |
Sở Y tế |
1c |
Nâng cấp Cổng thông tin y tế Nghệ An |
Bản quyền phần mềm Cổng thông tin; thiết lập DVC trực tuyến ngành Y tế; cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm. |
2014-2015 |
Sở Y tế |
2 |
Triển khai nhân rộng phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho các bệnh viện công ngành Y tế Nghệ An. |
Bản quyền phần mềm Y tế điều trị chung cho toàn tỉnh; cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm. |
2015-2016 |
Sở Y tế |
3a |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại các Trung tâm y tế tuyến tỉnh và huyện phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An. |
Trang bị máy tính; nâng cấp đường truyền |
2015-2016 |
Sở Y tế |
3b |
Triển khai phần mềm Quản lý Y tế dự phòng cho các Trung tâm Y tế tuyến tỉnh và huyện. |
Bản quyền phần mềm Y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện; cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm. |
2015-2016 |
Sở Y tế |
4a |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An. |
Trang bị máy tính; nâng cấp đường truyền |
2016-2017 |
Sở Y tế |
4b |
Triển khai phần mềm Quản lý Y tế dự phòng cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn |
Bản quyền phần mềm Y tế dự phòng cho tuyến xã; cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm. |
2016-2017 |
Sở Y tế |
5 |
Đào tạo CBCC ngành Y tế |
Đào tạo chuyên trách CNTT và các CBCC sử dụng máy tính phục vụ công việc. |
2015-2017 |
Sở Y tế |
IV. GIẢI PHÁP
1. Về tổ chức, quản lý
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế tại Sở do 01 Phó giám đốc làm trưởng ban để đảm bảo công tác chỉ đạo, triển khai Đề án có hiệu quả và đúng định hướng.
- Xây dựng và ban hành các quy định về sử dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về xây dựng hệ thống thông tin bao gồm kết cấu hạ tầng, phần mềm ứng dụng, cung cấp dịch vụ nhằm nhất thể hoá các mạng máy vi tính trong toàn ngành y tế.
- Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các dự án về CNTT trong toàn ngành, đảm bảo tính thống nhất trên toàn mạng.
2. Về huy động vốn
Trên cơ sở các nội dung của đề án được phê duyệt, huy động tối đa các nguồn vốn để triển khai đề án, cụ thể:
- Cân đối nguồn thu từ dịch vụ y tế để trích một phần kinh phí thực hiện đề án.
- Huy động nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ.
- Đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức tham gia cung cấp một số nội dung của đề án theo hình thức xã hội hóa.
- Vốn bố trí hàng năm từ nguồn ngân sách.
3. Về triển khai hạ tầng
- Trên cơ sở số liệu khảo sát hiện trạng tại các đơn vị, khi triển khai các dự án cụ thể phải tận dụng được tối đa hạ tầng hiện có, chỉ đầu tư bổ sung những hạng mục chưa có hoặc có nhưng cấu hình thấp không đáp ứng được để tránh lãng phí trong đầu tư.
- Khi triển khai hạ tầng, đầu tư thiết bị phải xem xét lựa chọn những thiết bị phù hợp, công nghệ mới để có thể sử dụng trong thời gian dài, trách tình trạng lựa chọn thiết bị lạc hậu về công nghệ.
4. Về triển khai phần mềm ứng dụng
- Các phần mềm ứng dụng khi xây dựng phải đảm bảo theo các qui định tại Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 về công bố danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành “Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh viện”.
- Quan điểm đầu tư: Theo hướng đầu tư xây dựng mới hoặc lựa chọn một phần mềm đã triển khai thành công, đáp ứng đầy đủ tiêu chí để dùng chung cho các đơn vị có cùng quy mô, chức năng, nghiệp vụ, phát huy được tính tổng thể, nhất quán của toàn hệ thống.
- Đối với phần mềm quản lý Y tế dự phòng, trạm Y tế: Trên cơ sở nghiên cứu các phần mềm đã triển khai trên thị trường, lựa chọn phần mềm đáp ứng tốt các yêu cầu, bổ sung các chức năng để xây dựng thành phần mềm quản lý y tế dự phòng dùng chung cho tất cả các trung tâm y tế, trạm y tế trong toàn tỉnh để đảm bảo tính thống nhất về mặt công nghệ, thuận tiện trong việc tích hợp dữ liệu, kết nối và chia sẻ dữ liệu toàn ngành.
- Đối với các bệnh viện chưa sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện: Trên cơ sở nghiên cứu các phần mềm đã triển khai trên thị trường, lựa chọn phần mềm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và đã triển khai thành công cho mô hình kết nối Bệnh viện – Sở Y tế , từ đó bổ sung các chức năng để xây dựng thành phần mềm quản lý bệnh viện dùng chung của tỉnh Nghệ An, đảm bảo thành công trong việc tích hợp dữ liệu, kết nối và chia sẻ dữ liệu toàn ngành.
5. Về vấn đề tích hợp liên thông
Đối với các bệnh viện đã sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện: Nâng cấp, bổ sung chức năng phần mềm đang sử dụng; chuẩn hóa hệ thống danh mục và các dữ liệu dùng chung; trang bị Adapter (module kết nối) phục vụ việc kết nối với CSDL toàn ngành; cài đặt và đào tạo các phần nâng cấp, bổ sung. Phương án này được áp dụng cho các đơn vị thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:
- Phần mềm hiện có đã đáp ứng khá tốt nhu cầu quản lý của bệnh viện;
- Công ty cung ứng đồng ý nâng cấp phần mềm để phục vụ đầy đủ nhu cầu của bệnh viện;
- Phần mềm sẵn sàng cho việc kết nối dữ liệu toàn ngành (đã tuân thủ một số chuẩn như ICD10, HL7...).
- Kinh phí cho việc nâng cấp phần mềm hiện có và trang bị Adapter kết nối CSDL toàn ngành phải nhỏ hơn kinh phí đầu tư trang bị phần mềm mới.
6. Về chuẩn hóa danh mục
Việc chuẩn hóa và xây dựng bộ danh mục dùng chung được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc 1: Xây dựng và chuẩn hóa bộ danh mục của hệ thống. Các danh mục phải chuẩn hoá dựa trên các quy định của Việt Nam và quốc tế. Nếu Nhà nước chưa quy định thì phải dựa vào tiêu chuẩn quốc tế danh mục hiện tại và thực tế. Tất cả đều phải có sự xem xét, phê duyệt của bệnh viện.
+ Nguyên tắc 2: Tất cả hệ thống sẽ dùng chung một bộ mã Unicode tiếng Việt (TCVN/6909:2001).
+ Nguyên tắc 3: Lọc và làm sạch các dữ liệu không còn giá trị khai thác trước khi chuyển đổi.
+ Nguyên tắc 4: Số liệu sau khi được đưa vào hệ thống phải được kiểm tra có sai sót gì không.
+ Nguyên tắc 5: Phải có 1 quy trình xây dựng dữ liệu đầu kỳ khoa học và hợp lý.
+ Nguyên tắc 6: Việc xây dựng số liệu đầu kỳ đòi hỏi có sự tham gia rất chặt chẽ của chuyên viên và cán bộ IT bệnh viện.
7. Về chuẩn hóa quy trình quản lý
Để áp dụng quy trình thống nhất về chuyên môn nghiệp vụ khi ứng dụng CNTT tại các đơn vị khác nhau cần sự thống nhất ở mức cao, các bước thực hiện đề xuất:
+ Khảo sát quy trình quản lý tại các đơn vị trọng điểm, tiêu biểu.
+ Tổng hợp, tối ưu hóa quy trình quản lý từ các đơn vị này.
+ Tin học hóa quy trình quản lý.
+ Xem xét, đánh giá, hiệu chỉnh và ban hành quy trình cho các đơn vị trực thuộc.
V. LỘ TRÌNH XÂY DỰNG Y TẾ ĐIỆN TỬ
Đề án Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành Y tế được triển khai diện rộng toàn ngành Y tế Nghệ An. Lộ trình triển khai được xác định gồm 03 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1
a) Thời gian: 2014 – 2015
b) Nội dung
- Lập Đề án tổng thể.
- Thông qua kế hoạch vốn.
- Quyết định phê duyệt Đề án.
- Hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị, mua sắm bản quyền phần mềm Quản lý Y tế điều trị để triển khai cho các bệnh viện chủ động được nguồn lực gồm:
+ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh;
+ Bệnh viện Ung bướu;
+ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình;
+ Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh;
+ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc.
- Thực hiện kết nối các hệ thống Quản lý điều trị đã triển khai về Sở Y tế.
- Triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách CNTT, cán bộ công chức trực tiếp sử dụng máy tính phục vụ công việc.
- Hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư mua sắm bản quyền chung cho toàn ngành các phần mềm: Quản lý Y tế, Quản lý Y tế điều trị, Quản lý, điều hành tại Sở Y tế.
2. Giai đoạn 2
a) Thời gian: 2015 – 2016
b) Nội dung
- Hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị cho các đơn vị đảm bảo đủ điều kiện triển khai phần mềm.
- Thực hiện triển khai phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho các bệnh viện, phần mềm Y tế dự phòng cho các Trung tâm Y tế:
1. Sở Y tế Nghệ An
2. Bệnh viện Y học Cổ truyền
3. BV Tâm thần
4. BVĐK Anh Sơn
5. BVĐK Thanh Chương
6. BVĐK Nam Đàn
7. BVĐK Yên Thành
8. BVĐK Quế Phong
9. BV Đa khoa khu vực Tây Nam
10. BVĐK Kỳ Sơn
11. BVĐK Qùy Hợp
12. BVĐK Quỳ Châu
13. BVĐK Tương Dương
14. BVĐK Thị xã Cửa Lò
15. TT Huyết học truyền máu
16. TTYT Nghĩa Đàn
17. Bệnh viện Điều dưỡng – PHCN
18. BV Chống Lao và bênh phổi
19. Bệnh viện Mắt
20. BVĐK Đô Lương
21. BVĐK Hưng Nguyên
22. BVĐK Nghi Lộc
23. BVĐK Quỳnh Lưu
24. Bệnh viện Sản Nhi
25. BV Nội tiết
26. BVĐK Tân Kỳ
27. BVĐK Diễn Châu
28. TTYT Dự phòng
29. Trung tâm CSSKSS
30. TTYT Anh Sơn
31. TTYT Thanh Chương
32. TTYT Cửa Lò
33. TT PC Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
34. TT PC HIV/AIDS
35. TTGĐ Pháp y Tâm thần
- Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách CNTT, cán bộ công chức trực tiếp sử dụng máy tính phục vụ công việc.
- Hoàn thành các nội dung đã đầu tư giai đoạn 1.
3. Giai đoạn 3
a) Thời gian: 2016 – 2017
b) Nội dung
- Tiếp tục triển khai phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho các bệnh viện, phần mềm Y tế dự phòng cho các Trung tâm Y tế:
1. TTYT Tương Dương
2. TTYT Con Cuông
3. TTYT Đô Lương
4. TTYT Nam Đàn
5. TTYT Hưng Nguyên
6. TTYT Nghi Lộc
7. TTYT Quỳnh Lưu
8. TT Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm
9. TT Truyền thông – GDSK
10. TT Giám định Y khoa
11. TTGĐ Pháp y
12. Chi cục DS – KHHGĐ
13. Chi cục ATVSTP
14. TTYT Kỳ Sơn
15. TTYT Tân Kỳ
16. TTYT TP Vinh
17. TTYT Diễn Châu
18. TTYT Yên Thành
19. TTYT Hoàng Mai
20. TTYT Thái Hòa
21. TTYT Quỳ Hợp
22. TTYT Quỳ Châu
23. TTYT Quế Phong
- Thực hiện triển khai phần mềm Y tế dự phòng cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các Phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc các bệnh viện đa khoa huyện.
- Hoàn thành các nội dung đã đầu tư giai đoạn 2.
- Hoàn thành các nội dung đã đầu tư giai đoạn 3. Kết thúc dự án.
VI. KINH PHÍ ĐẦU TƯ
1. Khái toán kinh phí
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và quy mô đầu tư; trên cơ sở cân đối nguồn lực của tỉnh; khái toán kinh phí thực hiện Đề án “Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành Y tế giai đoạn 2014 – 2017có tính đến năm 2020” được khái toán là 94,160 tỷ đồng, và được phân bổ theo nhu cầu vốn như sau:
ĐVT: triệu đồng.
TT |
Tên dự án, nhiệm vụ |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí dự kiến (triệu đồng) |
Phân kỳ vốn |
|||
2015 |
2016 |
2017 |
|||||
|
TỔNG |
|
94.160 |
36.050 |
30.130 |
27.980 |
|
I |
Các chương trình, dự án dùng nguồn vốn tự có của đơn vị |
32.800 |
18.600 |
6.800 |
7.400 |
||
1 |
Triển khai phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho các bệnh viện tự chủ động được nguồn lực (gồm BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh; BV Ung bướu; BV Chấn thương chỉnh hình; BV Đa khoa thành phố Vinh; BV Đa khoa khu vực Tây Bắc). |
2014-2015 |
12.900 |
12.900 |
|
|
|
2 |
Nâng cấp phần mềm Quản lý bệnh viện hiện có tại các Bệnh viện. (gồm 14 bệnh viện hiện đang có phần mềm quản lý Bệnh viện) |
2015-2016 |
6.300 |
900 |
3.600 |
1.800 |
|
3 |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại các Bệnh viện công tuyến tỉnh và huyện phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An. |
2015-2016 |
13.600 |
4.800 |
3.200 |
5.600 |
|
II |
Các chương trình, dự án dùng nguồn Ngân sách tỉnh, TW hỗ trợ và vốn vay WB |
61.360 |
17.450 |
23.330 |
20.580 |
||
1a |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại Sở Y tế phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An |
2014-2015 |
2.000 |
2.000 |
|
|
|
1b |
Triển khai phần mềm Quản lý ngành và CSDL chung ngành y tế Nghệ An |
2014-2015 |
3.500 |
3.500 |
|
|
|
1c |
Nâng cấp Cổng thông tin y tế Nghệ An |
2014-2015 |
1.500 |
1.500 |
|
|
|
2 |
Triển khai nhân rộng phần mềm Quản lý Y tế điều trị cho các bệnh viện công ngành Y tế Nghệ An. |
2015-2016 |
13.500 |
9.450 |
4.050 |
|
|
3a |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại các Trung tâm y tế tuyến tỉnh và huyện phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An. |
2015-2016 |
9.800 |
|
9.800 |
|
|
3b |
Triển khai phần mềm Quản lý Y tế dự phòng cho các Trung tâm Y tế tuyến tỉnh và huyện. |
2015-2016 |
8.980 |
|
8.980 |
|
|
4a |
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phục vụ triển khai các phần mềm thuộc đề án Y tế điện tử Nghệ An. |
2016-2017 |
12.550 |
|
|
12.550 |
|
4b |
Triển khai phần mềm Quản lý Y tế dự phòng cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn |
2016-2017 |
7.530 |
|
|
7.530 |
|
5 |
Đào tạo CBCC ngành Y tế |
2015-2017 |
2.000 |
1000 |
500 |
500 |
|
(Chín mươi bốn tỷ, một trăm sáu mươi triệu đồng).
Ghi chú:
- Các chi phí trong Đề án là tạm tính; chi phí thực tế cho các dự án/hạng mục sẽ được xác định trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư.
2. Nguồn vốn
- Tổng nhu cầu vốn của Đề án là: 94.160.000.000 đồng.
- Dự kiến vốn được huy động từ các nguồn như sau:
+ Nguồn Ngân sách tỉnh: 41.360.000.000 đồng.
+ Nguồn TW và Dự án WB: 20.000.000.000 đồng.
+ Nguồn tự có của đơn vị: 32.800.000.000 đồng.
3. Phân kỳ đầu tư
ĐVT: triệu đồng.
Năm |
Nguồn vốn |
Tổng |
|
2015 |
Nguồn ngân sách Trung ương và Dự án WB |
5.000 |
36.050 |
Nguồn ngân sách tỉnh |
12.450 |
||
Nguồn tự có của các đơn vị |
18.600 |
||
2016 |
Nguồn ngân sách Trung ương và Dự án WB |
10.000 |
30.130 |
Nguồn ngân sách tỉnh |
13.330 |
||
Nguồn tự có của các đơn vị |
6.800 |
||
2007 |
Nguồn ngân sách Trung ương và Dự án WB |
5.000 |
27.980 |
Nguồn ngân sách tỉnh |
15.580 |
||
Nguồn tự có của các đơn vị |
7.400 |
||
Tổng |
94.160 |
(Chín mươi bốn tỷ, một trăm sáu mươi triệu đồng).
1. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả đề án được phê duyệt.
- Định kỳ, hàng quý tổ chức kiểm tra, giám sát báo cáo UBND tỉnh về kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án.
- Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách, nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề án.
- Thành lập các tổ, bộ phận CNTT tại văn phòng Sở Y tế và các đơn vị trong ngành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Đề án theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo đúng quy định hiện hành.
- Là đầu mối phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các chính sách huy động và cân đối các nguồn lực đầu tư Bố trí kinh phí hàng năm để đảm bảo kịp tiến độ thực hiện đề án.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện các chế độ chính sách về tài chính.
- Hàng năm, trên cơ sở dự kiến kinh phí thực hiện Đề án, dự toán kinh phí sự nghiệp y tế do Sở Y tế lập, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu bố trí kinh phí thường xuyên và kinh phí đặc thù (mua sắm, đào tạo...) báo cáo, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kinh phí của chủ đầu tư trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan chuyên trách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm hướng dẫn, thẩm định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ.
- Phối hợp Sở Y tế triển khai đề án hiệu quả.
- Hỗ trợ việc tích hợp, kết nối với cổng thông tin điện tử của tỉnh.
- Hỗ trợ Sở Y tế trong việc xây dựng các dự án cụ thể.
- Căn cứ lộ trình triển khai đề án để bổ sung vào kế hoạch phát triển CNTT hàng năm của tỉnh.
5. Sở Nội vụ
- Đảm bảo biên chế cho các đơn vị thuộc ngành Y tế để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.
6. Các Sở ban ngành có liên quan
- Chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện đề án.
- Tập trung công tác đào tạo và tuyển mới được đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin đủ các trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng,… để phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Y tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN |