Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tao thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 703/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/06/2019
Ngày có hiệu lực 07/06/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 703/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI CẠNH TRANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC, KẾT NỐI GIỮA CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU, CHÚ TRỌNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ VẬN TẢI TẠO THUẬN LỢI CHO LƯU THÔNG, PHÂN PHỐI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngáy 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp" (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐỀ ÁN

1. Phát triển thị trường vận tải hàng hóa theo hướng phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đồng thời tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải để phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics chất lượng cao.

2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vận tải gắn liền với đổi mới, hoàn thiện nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành của hệ thng văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đng.

3. Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển nn kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Phát triển doanh nghiệp vận tải mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.

4. ng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và các xu hướng công nghệ mới trong vận tải và logistics như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật... để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành giao thông vận tải.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng thị trường vận tải cnh tranh lành mạnh, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải và phát triển vận tải đa phương thức; ứng dụng các công nghệ vận tải tiên tiến để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới và hoàn thiện thể chế chính sách về vận tải, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, có hiệu lực cao, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại, bảo đảm các điều kiện cần thiết để tái cơ cấu lực lượng vận tải, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh vận tải.

b) Tiếp tục triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải, làm nền tảng quy hoạch các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của toàn ngành; xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, từ đó hình thành nên cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông vận tải; nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Bộ Giao thông vận tải và các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin trong các hoạt động của ngành; phát triển các ứng dụng với mục tiêu phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.

c) Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải; hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải. Hình thành được các doanh nghiệp vận tải có năng lực, khả năng liên kết các chuỗi vận tải và dịch vụ logistics để cung cấp vận tải đa phương thức, vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, đường sắt, hàng không.

d) Phát triển hợp lý các phương thức vận tải gắn với các nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để đạt được chỉ tiêu cụ thể về thị phần vận tải đến năm 2030 theo Chiến lược phát triển thị trường vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hưng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014.

đ) Tăng cường kết nối giữa các phương thức để phát triển vận tải đa phương thức, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính. Nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, đưa chi phí vận tải hàng hóa xuống còn khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống tương đương khoảng 15% GDP.

e) Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt để nâng cao chất lượng vận tải; ưu tiên xây dựng mới các công trình quan trọng tạo bước phát triển đột phá cho vận tải, các công trình có vai trò kết nối các phương thức vận tải.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý phát triển thị trường vận tải; thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải.

b) Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP); cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (cảng cạn, cảng biển, cảng thủy nội địa, trạm dừng nghỉ...).

[...]