Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 700/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch trồng cao su đến năm 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 700/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/03/2009
Ngày có hiệu lực 09/03/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Trịnh Văn Chiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 700/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 03 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, BỔ SUNG QUY HOẠCH TRỒNG CAO SU ĐẾN NĂM 2015

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/ NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/ 2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2000-2010; Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2855 QĐ/BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố cây cao su là cây đa mục đích; Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng 2020; Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 08/01/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc rà soát, bổ sung quy hoạch vùng cây công nghiệp tập trung đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 234/NN&PTNT-TT ngày 27/02/2009 về việc đề nghị phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015; kèm theo Biên bản kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định họp ngày 17/10/2008 về việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015; ý kiến tham gia của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 81/SKHĐT-QH ngày 21/01/2009, Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 125/STNMT-QLĐĐ ngày 23/01/2009 về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch kèm theo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Quy hoạch cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; quy hoạch phát triển cây cao su không chồng lấn lên diện tích vùng cây nguyên liệu đã quy hoạch phục vụ cho các nhà máy chế biến khác trong tỉnh.

2. Kế thừa quy hoạch phát triển cây cao su đã xây dựng; ổn định diện tích cây cao su đã trồng; chỉ bổ sung những diện tích trồng cao su ở những khu vực đảm bảo các điều kiện cơ bản về nông hóa, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây cao su. Quy hoạch phát triển cây cao su phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; gắn phát triển vùng cao su với củng cố quan hệ sản xuất, tạo mối liên kết cùng có lợi giữa người trồng cao su với đơn vị thu mua, chế biến mủ cao su.

3. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi của tỉnh; xây dựng vùng cây nguyên liệu cao su tập trung, quy mô lớn, ổn định, sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ trồng cao su, đồng bào các dân tộc miền núi và đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu đến năm 2010:

Tổng diện tích cao su đến năm 2010 đạt 15.000ha, trong đó:

- Diện tích cao su đã trồng đến năm 2008: 8.368ha.

- Diện tích cao su trồng mới từ năm 2009 đến năm 2010: 6.632ha.

2. Diện tích cao su đến năm 2015:

Tổng diện tích quy hoạch đạt từ 25.000ha trở lên, trong đó:

- Diện tích cao su đã trồng đến năm 2010: 15.000ha.

- Diện tích cao su trồng mới từ năm 2011 đến năm 2015: 10.000ha trở lên.

- Năng suất mủ bình quân cả chu kỳ là: 1,5 - 1,7 tấn mủ khô/ha/năm.

III. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2015

1. Quỹ đất bố trí trồng cao su: Đất trồng cao su được bố trí chủ yếu trên:

- Đất rừng sản xuất nhưng chưa có rừng, đất trống đồi núi trọc có đủ điều kiện, phù hợp với việc trồng cây cao su.

[...]