QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH LẠNG SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn
cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số
36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 08/8/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 10 về Bảo
vệ và kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số
58/2002/NĐ-CP, ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo vệ thực vật,
Điều lệ Kiểm dịch thực vật và Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP
ngày 04/12/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
61/2008/TTLT/BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà
nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 706
NN-BVTV/QĐ ngày 18/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Chi
cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức mạng lưới
Bảo vệ thực vật ở cơ sở sản xuất nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư
04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã;
Căn cứ Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định về phân công, phân cấp
quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết dịnh số
44/QĐ-UBND, ngày 08/01/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tại Tờ trình số: 146 /TTr-SNN ngày
24 tháng 12 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy
định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn
I. Chức năng:
1. Chi cục Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý chuyên
ngành, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc
Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật, kiểm dịch
thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và khử trùng (gọi chung là Bảo vệ thực vật) tại
địa phương và hoạt động sự nghiệp về Bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, đồng thời
thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo phân cấp và hướng dẫn của Cục
Bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật có
tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật.
3. Trụ sở làm việc của Chi cục Bảo vệ thực vật tại 37 Yết Kiêu, Phường Tam
Thanh, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Công tác Bảo vệ thực vật:
- Thực hiện điều tra, phát hiện,
dự tính dự báo và thông báo về khả năng, thời gian phát sinh, diện phân bố, mức
độ gây hại của những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật (Tài nguyên thực vật
phải được bảo vệ bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích); thông
báo kịp thời tình hình, diễn biến của sinh vật gây hại;
-
Hướng dẫn những biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật;
- Lập biên bản về hành vi vi phạm
các quy định về bảo vệ thực vật và báo cáo với cấp có thẩm quyền xử lý;
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
các cấp và cơ quan quản lý, đơn vị sản xuất, kinh doanh huy động nhân lực, vật
lực phục vụ cho công tác phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
2. Công tác Kiểm dịch thực vật:
- Tổ chức và thực hiện công tác
kiểm dịch thực vật địa phương bao gồm: Công tác kiểm dịch thực vật nội địa;
công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới địa
phương và các đầu mối giao thông khác có trao đổi hàng hoá là thực vật, sản phẩm
thực vật trong phạm vi giữa hai tỉnh biên giới theo phân cấp và hướng dẫn của Cục
Bảo vệ thực vật; thực hiện một số khâu của công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập
khẩu Quốc gia và quá cảnh qua các cửa khẩu địa phương hoặc cửa khẩu Quốc gia
theo uỷ quyền của cơ quan kiểm dịch thực vật Trung ương;
- Tổ chức và quản lý công tác
khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Công tác quản lý thuốc bảo vệ
thực vật:
- Cấp, thu hồi chứng chỉ hành
nghề làm dịch vụ bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, được thu lệ phí và phí
tổn về công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của
pháp luật;
- Thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý
vi phạm theo quy định của pháp luật về việc chấp hành Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm
dịch thực vật của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác bảo
vệ thực vật và xử lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác ứng dụng chuyển
giao khoa học kỹ thuật, công nghệ:
- Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ, nhân viên bảo vệ thực vật từ tỉnh đến xã;
- Tập huấn chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật bảo vệ thực vật cho nông dân;
- Khảo sát, thực nghiệm, hướng
dẫn việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ bảo vệ thực vật vào sản xuất;
- Tổ chức thực hiện công tác
khuyến nông, khuyến lâm thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
5. Thực hiện hợp tác Quốc tế:
Thực
hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
các quy định quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật; giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý quỹ dự trữ thuốc Bảo vệ thực vật của tỉnh.
7. Thực hiện công tác quản lý
tài chính, tài sản, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Báo cáo tình hình công tác Bảo
vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương
theo định kỳ và đột xuất.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác
khi Giám đốc Sở phân công.
Điều 2. Cơ
cấu tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật
1. Lãnh đạo Chi cục có Chi cục
trưởng và 01 đến 02 Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng là người đứng đầu
Chi cục; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp
luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
Phó Chi cục trưởng là người
giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục
trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt,
một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng uỷ quyền điều hành các hoạt động của
Chi cục.
Việc bổ nhiệm Chi cục trưởng do
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Nông
nghiệp và PTNT quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm
quyền ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, từ chức, khen
thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Chi cục trưởng,
Phó Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của
UBND tỉnh.
2. Cơ cấu tổ chức:
2.1. Các phòng và tương đương:
- Phòng Hành chính tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật;
- Thanh tra chuyên ngành Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật.
2.2. Các Trạm Bảo vệ thực vật cấp
huyện, thành phố:
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hữu
Lũng;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Chi Lăng;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Văn quan;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Bình Gia;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc
Sơn;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Văn Lãng;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Tràng Định;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lộc
Bình;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Đình Lập;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Cao Lộc;
- Trạm Bảo vệ thực vật thành phố
Lạng Sơn.
Trạm Bảo vệ thực vật có Trạm
trưởng, Phó trạm trưởng, các dự báo viên hoặc kỹ thuật viên. Trạm huyện, thành
phố có trụ sở, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
2.3. Trạm Kiểm dịch thực vật nội
địa.
Có Trạm trưởng, kiểm dịch viên
thực vật. Trạm được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
2.4. Nhân viên bảo vệ thực vật
cấp xã.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ
thực vật trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ của
các Phòng, Trạm và nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã.
3. Biên chế, và kinh phí hoạt động:
3.1. Biên chế:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,
khối lượng công việc, tính chất và đặc điểm quản lý lĩnh vực, Chi cục trưởng
trình Giám đốc Sở quyết định biên chế hành chính và sự nghiệp của Chi cục trong
tổng biên chế hành chính và sự nghiệp của Sở đã được tỉnh giao hàng năm.
3.2. Kinh phí:
Chi cục Bảo vệ thực vật được cấp
kinh phí hoạt động theo quy định để đảm bảo các hoạt động của Chi cục.
Việc quản lý, sử dụng biên chế
và kinh phí thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số
112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối
với các đơn vị sự nghiệp nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ quy định về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày
ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ
thực vật và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.