Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 69/2006/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 69/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/09/2006
Ngày có hiệu lực 24/09/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Ngọc Phi
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 69/2006/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 14 tháng 9 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ THƯƠNG MẠI

UỶ BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 08/2005/TTLT/BTM-BNV ngày 08/4/2005 của Bộ Thương mại và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2006/NQ-HĐND ngày 17/7/2006 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Sở Du lịch và đổi tên Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Thương mại;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 102/TTr-SNV ngày 01/9/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thương mại như sau:

1. Vị trí, chức năng:

Sở Thương mại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn, bao gồm các lĩnh vực: Lưu thông hàng hoá trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế thương mại quốc tế.

Sở Thương mại chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thương mại.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

2.1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị quản lý nhà nước về thương mại thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh và phân cấp của Bộ Thương mại, chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình;

2.2. Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành của Bộ Thương mại;

2.3. Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền quản lý về lĩnh vực thương mại đối với UBND cấp huyện và các cơ quan thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;

2.4. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình dự án về thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

2.5. Quản lý lưu thông hàng hoá trong nước:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại gồm: Các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hợp tác xã thương mại, hệ thống đại lý thương mại và các loại hình kết cấu thương mại khác;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các mối liên kết kinh tế trong quá trình lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cơ chế chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại, trong đó có chính sách thương mại đối với miền núi, dân tộc; tổng hợp tình hình và đề xuất giải pháp điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ;

- Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu thông hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với đồng bào miền núi;

- Tổ chức và quản lý việc cấp các loại giấy chứng nhận về hàng hoá lưu thông trong nước, dịch vụ thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại của thương nhân trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Bộ Thương mại.

2.6. Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu:

- Hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá; lập kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hoá của thương nhân trên địa bàn tỉnh;

- Duyệt kế hoạch xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cấp hạn ngạch cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh theo sự uỷ quyền của Bộ Thương mại;

- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Thương mại tình hình thực hiện và kiến nghị sửa đổi chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá cho phù hợp với yêu cầu thực tế trên địa bàn.

[...]