Quyết định 10/2007/QĐ-UBND về kế hoạch hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Long An
Số hiệu | 10/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/02/2007 |
Ngày có hiệu lực | 09/03/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Long An |
Người ký | Dương Quốc Xuân |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2007/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 27 tháng 02 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 và Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị quyết số 38/2007/NQ-HĐND ngày 12/01/2007 của HĐND tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH :
Nơi nhận : |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 27 /02/2007 của UBND tỉnh)
- Khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ công chức kỹ cương, liêm chính.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và thống nhất hành động của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
II- Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1- Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Sở Văn hóa - Thông tin, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phổ biến trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp thông suốt các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Có kế hoạch đưa nội dung phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào chương trình giáo dục đào tạo một cách phù hợp.
Công tác tuyên truyền giáo dục phải thực hiện thường xuyên, sâu rộng, với nhiều loại hình đa dạng, phong phú nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và làm chuyển biến nhận thức người dân, cán bộ công chức, viên chức, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng hành động, việc làm cụ thể, qua đó tạo dư luận xã hội mạnh mẽ lên án hành vi tham nhũng, lãng phí.
2- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các thể chế chính sách:
Các Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hiện hành do địa phương ban hành trong quản lý kinh tế-xã hội, tham mưu đề xuất loại bỏ ngay những nội dung, quy định không còn phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương, xoá bỏ điều kiện, sơ hở dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí trên lĩnh vực mình quản lý. Những vấn đề vượt thẩm quyền thì đề xuất Trung ương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
Hệ thống hóa các quy định về thủ tục giấy tờ cần thiết và thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc, công bố công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện, trong đó tập trung các lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm như: quản lý nhà đất, xây dựng cơ bản, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách Nhà nước, xuất nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm...
3- Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Đây là giải pháp quan trọng, đòi hỏi các ngành và địa phương phát động sâu rộng và duy trì thường xuyên phong trào quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; có cơ chế bảo vệ, khen thưởng động viên kịp thời tổ chức và cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế giám sát của nhân dân thông qua hoạt động của các Ban thanh tra nhân dân đối với những công việc phát sinh tại cơ sở để hạn chế tối đa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí phát sinh.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên xây dựng quy chế phối hợp, giám sát hoạt động phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, các quỹ từ thiện, nhân đạo. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên tích cực hưởng ứng tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An làm tốt vai trò của mình, đẩy mạnh tuyên truyền vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia mặt trận phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kịp thời phát hiện, tố giác tiêu cực, nêu gương người tốt việc tốt trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nội dung tin, bài do Báo, Đài đưa phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và trên tinh thần xây dựng, nghiêm cấm và kiên quyết xử lý việc đưa tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt mang tính vụ lợi, gây dư luận xấu.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm kiểm tra làm rõ, cung cấp thông tin, trả lời cơ quan báo chí, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên về nội dung liên quan đến tham nhũng, lãng phí xảy ra trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý.
4- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí:
Thanh tra tỉnh cùng các Sở ngành chức năng và địa phương tập trung thanh tra 4 lĩnh vực trọng tâm: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân sách và quản lý tài sản công gắn với thanh tra thực thi chức trách công vụ ở một số lĩnh vực nhạy cảm được dư luận xã hội quan tâm như cấp phép đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, đăng ký phương tiện giao thông, đăng kiểm, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu.... Trong quá trình thanh tra cần phải phối hợp chặt chẽ đồng bộ, không gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được thanh tra. Đặc biệt tập trung thanh tra công trình, dự án dư luận bức xúc, có dấu hiệu tiêu cực để kịp thời ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí phát sinh.