QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
(QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG) ĐẾN NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
- Căn cứ Chỉ thị số 30/1999/CT-TTg ngày
26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, giao cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lập
và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông
thôn;
- Căn cứ Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/1998 phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày
24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ công văn số 21/BXD-KTQH ngày
16/6/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn tên gọi quy hoạch vùng tỉnh;
- Căn cứ Nghị quyết số 57/2005/NQ-HĐND ngày
15/12/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Bình Dương;
- Xét tờ trình số 13/TT-XD ngày 04/01/2006 của
Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương đến
năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:
A
- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH:
1 - Mục tiêu:
- Cụ thể hoá chiến lược
phát triển kinh tế xã hội vùng tỉnh, xác định chiến lược đô thị hoá, xây dựng
phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương
phù hợp với định hướng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
- Làm cơ sở chỉ đạo
các ngành và các địa phương trong việc lập qui hoạch, soạn thảo các chương
trình đầu tư, hoạch định các chính sách phát triển và quản lý đô thị, khu dân
cư nông thôn.
2 - Nhiệm vụ:
- Đánh giá hiện trạng
xây dựng đô thị, khu dân cư nông thôn và kết cấu hạ tầng.
- Nghiên cứu cơ sở
hình thành và phát triển hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn: Cơ sở kinh tế kỹ
thuật, dân số, lao động xã hội và mức độ đô thị hoá, sử dụng đất đai và lựa chọn
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phát triển phù hợp.
- Xây dựng định hướng
phát triển không gian hệ thống các đô thị khu dân cư nông thôn đến năm 2020
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Xây dựng định hướng
phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu.
- Kế hoạch phát triển
đợt đầu đến năm 2010.
B - QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020:
I- PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN
VÀ DỰ BÁO DÂN SỐ, ĐẤT ĐAI
1. Phân
vùng phát triển : Bình Dương phân thành 2 vùng đặc trưng về mặt kinh tế tự
nhiên.
Vùng 1:
Vùng phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ (Nam Bình Dương):
- Diện tích tự nhiên : 538 km2 chiếm 19,96% diện
tích toàn Tỉnh.
- Dân số : 1.160.000
người.
- Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 35%.
Ranh giới vùng bao gồm:
đô thị Thủ Dầu Một, đô thị Thuận An, đô thị Dĩ An, đô thị mới (TX-BC-TU), đô thị
Bến Cát, đô thị Tân Uyên.
Vùng 2 :
Vùng
phát triển nông nghiệp và nông thôn (Bắc Bình Dương).
- Diện tích tự nhiên : 2.157,54 km2 chiếm 80,04%
diện tích toàn Tỉnh.
- Dân số : 240.000 người.
- Tỉ lệ đô thị hoá khoảng 17%.
Ranh giới vùng bao gồm:
Huyện mới 1 (Tân Uyên), huyện mới 2 (Bến Cát), huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng.
2- Dự báo
quy mô phát triển dân số :
- Hiện trạng dân số tỉnh Bình Dương có khoảng
925.318 người, trong đó thị xã có 163.778 người và các huyện có 761.540 người.
- Dự báo năm 2010, dân số toàn Tỉnh khoảng 1,2
triệu người, trong đó dân số các đô thị khoảng 0,6 triệu người.
- Dự báo năm 2020, dân số toàn Tỉnh khoảng 2,0
triệu người, đạt mức đô thị loại I.
3. Dân số và lao động xã hội :
- Về dân số: Tỷ lệ tăng dân số vẫn đảm bảo theo
tốc độ tăng trưởng của xã hội. Tuy nhiên tỷ độ đô thị hoá có biên độ dao động
khá lớn trong giai đọan 2005-2010 (tăng 34,5%) và quá trình chuyển dịch dân số
từ nông thôn sang thành thị cũng diễn ra nhanh chóng trong giai đoạn nầy.
- Về lao động: Cơ cấu lao động chuyển dần từ
nông-lâm-ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
4. Nhu cầu
đất xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn :
a- Đất xây dựng đô thị:
- Năm 2004 : 2.837ha, với chỉ tiêu : 63,86m2/ng.
- Năm 2010 : 9.200ha, với chỉ tiêu : 100m2/ng.
- Năm 2020 : 15.600ha, với chỉ tiêu : 100 -
110m2/ng.
b- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn:
- Năm 2004 : 1.562ha, với chỉ tiêu : 23,59m2/ng.
- Năm 2010 : 4.200ha, với chỉ tiêu : 70m2/ng.
- Năm 2020 : 15.600ha, với chỉ tiêu : 105m2/ng.
5- Định
hướng phát triển không gian hệ thống các đô thị khu dân cư nông thôn:
Tập trung xây dựng một thành phố Bình Dương mang
tính chất là thành phố công nghiệp - dịch vụ: Nhằm tạo một “đô thị có tiềm lực
mạnh có khả năng tự phát triển với mục tiêu phát triển đồng bộ và bền vững về
cơ sở hạ tầng”. Thành phố Bình Dương sẽ hình thành với quy mô dân số
khoảng 2 triệu người vào năm 2020.
Các đô thị trở thành quận:
1- Đô thị Thủ Dầu Một : Quy mô dự kiến
200 ngàn dân.
- Các trụ sở hành chính cấp Thành phố.
- Các cơ sở dịch vụ mang tính tạo thị : Trung
tâm đào tạo, các hệ thống trường đào tạo chuyên gia và công nhân kỹ thuật của
TP và Trung ương
- Các cụm công nghiệp chế biến.
- Các trung tâm Dịch vụ Thương mại
- Các công trình công cộng văn hoá, lịch sử và hệ
thống du lịch ven sông Sài Gòn và các Nhà hàng Khách sạn phục vụ du lịch.
2 - Đô thị mới:
Bao gồm 2 đô thị mới: đô thị Phú Chánh trong khu
Liên hợp 4300ha và đô thị mới Tân Định An. Quy mô dự kiến 220 ngàn dân.
- Khu công nghiệp tập trung và Khu công nghệ
cao.
- Trung tâm Dịch vụ Thương mại Du lịch.
- Khu vực dịch vụ, giải trí cấp khu vực, cấp
vùng, cấp quốc gia ...
Trong phương án nâng cấp thị xã Thủ Dầu Một giai
đoạn 2020 sẽ tính toán một phương án không gian chung bao gồm 2 đô thị: đô thị
Thủ Dầu Một và đô thị Mới.
3 - Đô thị Thuận An :
Là đô thị cửa ngõ phía Nam của Thành Phố Bình
Dương, là trung tâm Công nghiệp, trung tâm Dịch vụ Thương mại Văn hoá xã hội Du
lịch khu vực phía Nam của tỉnh. Quy mô dự kiến 300 ngàn dân.
- Các trụ sở hành chính cấp Đô thị, trung tâm Dịch
vụ - Thương mại - Du lịch.
- Các Khu công nghiệp tập trung và Khu công nghệ
cao.
- Các Khu vực dịch vụ, giải trí cấp khu vực, cấp
vùng, cấp quốc gia ...
- Các trung tâm dịch vụ du lịch các hoạt động
khai thác ven sông Sài Gòn
4- Đô thị Dĩ An:
Các trụ sở hành chính cấp Đô thị. Là trung tâm
Công nghiệp, trung tâm Dịch vụ - Thương mại - Văn hoá xã hội - Du lịch khu vực
phía Nam của tỉnh. Quy mô dự kiến 200 ngàn dân.
- Các trung tâm Dịch vụ Thương mại Du lịch
- Các Khu công nghiệp tập trung.
- Các Khu vực dịch vụ, giải trí cấp khu vực...
- Các trung tâm Dịch vụ Du lịch, các hoạt động
khai thác ven sông Đồng Nai.
5 - Đô thị Tân Uyên:
Là đô thị phía Đông Nam Bình Dương. Quy mô dự kiến
120 ngàn dân.
- Các khu công nghiệp tập trung.
- Các trụ sở hành chính cấp Đô thị, trung tâm Dịch
vụ - Thương mại - Du lịch.
- Các khu vực dịch vụ giải trí, dịch vụ khai
thác ven sông Đồng Nai, ...
6 - Đô thị Bến Cát :
Là trung tâm phát triển công nghiệp, các trung
tâm Dịch vụ Thương mại Du lịch. Quy mô dự kiến 120 ngàn dân.
- Khu công nghiệp Mỹ Phước và Mỹ Phước mở rộng,
Rạch Bắp, Việt Hương 2, Mai Trung, cảng sông Sài Gòn, …
- Các trung tâm Dịch vụ Thương mại kèm theo .
Các đô thị thuộc 04 huyện mới:
1. Phát triển các Đô thị
thuộc huyện Dầu Tiếng :
- Thị Trấn Dầu Tiếng:
Là trung tâm Dịch vụ Công nghiệp Du lịch. Qui mô dự kiến 48 - 50 ngàn dân.
- Thị trấn Thanh Tuyền
(quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Thanh An – Thanh Tuyền): Là trung tâm
Công nghiệp Dịch vụ Du lịch. Qui mô dự kiến 8-10 ngàn dân.
- Thị trấn Long Hoà:
Là ngã tư của đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 và đồng thời là trung tâm Công nghiệp
Dịch vụ. Qui mô dự kiến 10 -12 ngàn dân.
- Thị tứ Minh Thạnh
(Quy hoạch phát triển trung tâm cụm Xã Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân): Là
trung tâm tiểu vùng phía Bắc của Huyện, phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Du lịch.
Qui mô dự kiến 7 - 8 ngàn dân.
2. Phát triển
các đô thị thuộc huyện mới (Bến Cát):
- Thị trấn Bầu Bàng:
Được phát triển thành trung tâm huyện lỵ: Là trung tâm Hành chính -Văn hoá xã hội
- Dịch vụ - Công nghiệp. Qui mô dự kiến 30 - 40 ngàn dân.
- Thị tứ Trừ Văn Thố (Quy hoạch phát triển trung
tâm cụm xã Trừ Văn Thố, Cây Trường, Lai Uyên): Là trung tâm tiểu vùng phía Bắc
Huyện. Qui mô dự kiến 8-10 ngàn dân.
3. Phát triển các đô thị
thuộc huyện Phú Giáo:
- Thị trấn Phước Vĩnh (thị trấn hiện hữu): Là
trung tâm Hành chính -Kinh tế - Văn hóa Xã hội - Dịch vụ của huyện. Qui mô dự
kiến 28 - 30 ngàn dân.
- Thị tứ mới Phước Hòa: (Quy hoạch phát triển
trung tâm cụm xã Phước Hòa - Vĩnh Hòa). Là trung tâm Công nghiệp Dịch vụ Du lịch.
Qui mô dự kiến 8 ngàn dân.
- Thị tứ An Linh: (Quy hoạch phát triển trung
tâm cụm xã An Linh - Tân Hiệp - Phước Sang). Là trung tâm cụm xã phía Bắc của
huyện Phú Giáo. Qui mô dự kiến 6 ngàn dân.
4. Phát triển
các đô thị thuộc huyện mới (Tân Uyên):
- Thị trấn Tân Thành:
(Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Tân Thành - Tân Định gắn với khu du lịch
hồ Đá Bàn-Chiến khu D). Là trung tâm Công nghiệp - Dịch vụ, tương lai là thị trấn
mới của Huyện. Qui mô 25-35 ngàn dân.
- Thị tứ ngã 5 Cổng Xanh (Quy hoạch phát triển
trung tâm cụm xã Tân Bình - Bình Mỹ - Vĩnh Tân ). Được phát triển trên các cơ sở
sau đây: Là giao lộ của đường ĐT 747 và đường vành đai 4 của TP Hồ Chí Minh, là
trung tâm Công nghiệp Dịch vụ. Qui mô dự kiến 20 -25 ngàn dân.
Định hướng
quy hoạch dân cư nông thôn:
* Tiền đề
phân bố các điểm dân cư nông thôn :
- Quy hoạch phát triển KTXH của các Huyện, Thị
đã được phê duyệt và đang thực hiện.
- Quy hoạch ngành nông nghiệp, phát triển nông
thôn.
- Chính sách phát triển trang trại tỉnh Bình
Dương.
* Các yêu
cầu đối với qui hoạch phân bố dân cư :
- Đảm bảo thuận lợi sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo bán kính hợp lý tới công trình phúc lợi
xã hội.
- Thuận lợi đầu tư kết cấu hạ tầng.
- Phù hợp truyền thống văn hóa Đông Nam bộ, đảm
bảo cảnh quan môi trường và an tòan giao thông.
- Đảm bảo bán kính phục vụ tới các công trình
phúc lợi.
* Định
hướng qui hoạch dân cư nông thôn Thành phố Bình Dương:
1. Vùng phía Bắc tỉnh
Bình Dương: Ưu tiên phát triển các trung tâm xã, cụm xã, khu ấp tập
trung là hạt nhân cho bố trí dân cư nông thôn, từng bước đô thị hóa. Vị trí lựa
chọn là đầu mối giao lưu hàng hóa, nông sản phẩm.
Các khu dân cư nông thôn phát triển và mở rộng
như sau:
a - Huyện Dầu Tiếng :
- Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã An Lập,
xã Long Tân với trung tâm tại xã Long Tân, dân số khoảng 5.000người
- Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Định An
- Định Hiệp với trung tâm tại xã Định Hiệp, dân số khoảng 5.000người
- Quy hoạch phát triển dân cư nông thôn hồ Dầu
Tiếng – hồ Cần Nôm kết hợp với du lịch nghỉ ngơi sinh thái với dân số khoảng
2.000người.
b - Huyện mới (Bến Cát) :
- Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Tân Hưng
- Hưng Hòa với trung tâm tại xã Hưng Hòa, quy mô dân số khoảng 5.000 người .
- Quy hoạch phát triển trung tâm xã Long Nguyên,
quy mô dân số khoảng 4.000 người.
c - Huyện Phú Giáo:
- Quy hoạch phát triển trung tâm xã An Bình với
quy mô dân số khoảng 1.500 đến 5.000người .
- Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã An Long
- Tân Long với trung tâm tại xã Tân Long, dân số khoảng 3.500người.
- Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Tân Lập
dân số khoảng 3.000 người.
d - Huyện mới (Tân Uyên):
- Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Tân Mỹ -
Thường Tân với dân số khoảng 5.000người .
- Quy hoạch phát triển trung tâm xã Lạc An với
quy mô dân số gần 4.500 người.
- Quy hoạch phát triển xã Tân Lập với quy mô dân
số khỏang 4.000 người .
2
. Vùng phía Nam tỉnh Bình Dương:
- Quy hoạch phát triển
dân cư nhà vườn cao cấp tại khu vực ven sông Sài Gòn.
- Quy hoạch phát triển
du lịch sinh thái kết hợp với dân cư nhà vườn Chánh Mỹ - Tân An ( Thị xã Thủ Dầu
Một) và Phú An - An Tây ( huyện Bến Cát).
- Quy hoạch phát triển
cù lao Thạnh Phước - Bạch Đằng (huyện Tân Uyên) theo hướng du lịch sinh thái ,
nhà vườn .
Lưu ý:
- Đối với dân cư bố trí theo tuyến giao thông cần
có hình thức quy hoạch thích hợp để đảm bảo an toàn giao thông. hạn chế việc
phát triển lẻ tẻ phân tán.
- Đối với dân cư trang trại cao su, cây ăn trái:
cần khuyến khích các chủ trang trại tổ chức các điểm thu mua, chế biến nông sản
phục vụ du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần theo từng khu vực .
D - Định hướng
quy hoạch các trung tâm quan trọng của thành phố:
Một Thành phố đa trung tâm:
- Trung tâm các đô thị cần từng bước xây dựng và
nâng cấp đảm bảo tính hiện đại và giữ được bản sắc .
- Hình thành các loại quảng trường tại khu trung
tâm đô thị như: quảng trường thị chính, quảng trường văn hoá …
- Hình thành các siêu thị tổng hợp tại các đô thị.
Các công trình kiến trúc
quan trọng, tiêu biểu để làm biểu tượng cho Thành phố Bình Dương:
- Tháp truyền hình Bình Dương.
- Đại lộ Bình Dương.
- Trung tâm văn hoá Bình Dương.
- Quảng trường lớn tại khu đô thị - công nghiệp
- dịch vụ và 1 số đô thị mới.
- Công viên sinh thái Huỳnh Long nối kết với khu
du lịch sinh thái Phú An.
- Dịch vụ cao cấp giải trí mang tính chất Vùng,
Quốc Gia và khu vực:
+ Hệ thống sân golf với trung tâm đào tạo và thi
đấu mang tính quốc tế và khu vực.
+ Một số trường đua như đua ô tô, xe máy, đua ngựa
…vv…
- Dịch vụ cao cấp phục vụ nhu cầu sản xuất công
nghiệp và đời sống của các chuyên gia làm việc tại tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ
Chí Minh:
+ Trung tâm tài chính ngân hàng, văn phòng cho
thuê …
+ Bệnh viện cao cấp, nhà điều dưỡng …
+ Trung tâm đào tạo dạy nghề, trung tâm phần mềm
…
+ Nhà ở chất lượng cao.
III - QUY HOẠCH XÂY DỰNG
ĐỢT ĐẦU ĐẾN NĂM 2010
1 - Phát
triển đô thị :
- Hoàn chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết
các đô thị.
- Ưu tiên thu hút đầu tư lắp đầy các khu, cụm
công nghiệp đã quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh dự án Khu liên hợp
Công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị 4.196ha, khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước, khu đô thị
Gò Cát Lái Thiêu, khu đô thị mới Bàu Bàng, khu du lịch sinh thái Huỳnh Long.
- Phát triển hệ thống đô thị, tập trung phát triển
công nghiệp và dịch vụ để làm động lực hiện đại hóa và phát triển bền vững các
ngành nông nghiệp.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước qui
hoạch các khu vực Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên, trở thành các Đô thị phát triển
công nghiệp và dịch vụ.
- Chú trọng hoàn chỉnh các công trình du lịch, dịch
vụ, văn hoá, TDTT.
2- Phát
triển nông thôn :
- Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết xã, trung tâm
xã.
- Ổn định một bước các khu dân cư nông thôn đặc
biệt là các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, các khu dân cư cặp theo quốc lộ, tỉnh
lộ, dân cư vùng ven sông Sài Gòn, sông Đồng nai theo quy hoạch.
- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình phúc
lợi gồm trường cấp 1, cấp 2, trạm xá, trung tâm y tế, chợ...v.v.. đảm bảo thuận
lợi về bán kính phục vụ cho dân cư.
Điều 2: Giao sở Xây dựng:
- Tổ chức công bố, công khai quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 theo quy định tại Điều 39 Nghị định số
08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ.
- Tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo triển khai các quy hoạch thành phần trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Điều 3: Quyết định này
có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định.
Điều 4: Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.