ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
147/2007/QĐ-UBND
|
Tây
Ninh, ngày 09 tháng 3 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ
THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy họach
xây dựng;
Xét Tờ trình số 41/BXD-BQLKSQH ngày 03/5/2006 của Ban quản lý dự án đầu tư khảo
sát quy hoạch xây dựng về việc thẩm định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 347/TTr-SXD ngày 23 tháng
10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh đến
năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi - ranh giới lập quy hoạch
Tỉnh Tây Ninh
nằm ở cực Tây vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện
tích tự nhiên toàn tỉnh 4.029,6 km2. Gồm 9 đơn vị: Thị xã Tây Ninh,
8 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Châu Thành, Bến Cầu,
Gò Dầu, Trảng Bàng.
Phạm vi ranh
giới được xác định như sau:
- Phía Bắc và
Tây giáp Campuchia với 240 km đường biên giới qua 5 huyện, có hai cửa khẩu quốc
tế Mộc Bài và Xa Mát.
- Phía Đông
giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương, với ranh là sông Sài Gòn.
- Phía Đông
Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Nam
giáp tỉnh Long An.
2. Chức năng
Tây Ninh giữ
vai trò cửa ngõ phía Tây của quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm về giao lưu kinh tế,
văn hóa và an ninh quốc phòng; gắn với các nước châu Á theo đường bộ xuyên Á và
đường sắt trong tương lai với hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát.
Tây Ninh là một
trong những trung tâm dịch vụ - công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Hành lang kinh tế đô thị ven đường Xuyên Á: Trảng Bàng - Gò Dầu - Mộc Bài
thuộc hành lang kinh tế quan trọng của vùng.
Tây Ninh là một
trong những trung tâm du lịch văn hóa- lịch sử cảnh quan của vùng Nam Bộ. Với
các điểm du lịch nổi tiếng: Tòa thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, Vườn Quốc gia Lò Gò
– Xa Mát, các căn cứ cách mạng như Trung ương cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tây Ninh là địa
bàn xung yếu về an ninh quốc phòng và an toàn phát triển kinh tế xã hội bền vững
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc gia. Các tài nguyên về rừng, về
nguồn nước của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội
của toàn vùng.
3. Cơ sở hình thành và phát triển
a. Cơ sở kinh
tế ky thuật
Động lực chủ
yếu phát triển vùng tỉnh tới năm 2003 là kinh tế nông nghiệp- thương mại và
công nghiệp. Cơ cấu GDP nông/công/dịch vụ
là 42,4%/25,5%/ 25,4%.
Định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn là
thương mại - công nghiệp. Dự kiến đến năm 2020; cơ sở kinh tế kỹ thuật chủ yếu
của vùng là công nghiệp chiếm 40 - 45 %, dịch vụ chiếm 35 - 40%, nông nghiệp
chiếm 20%.
Các dự án lớn
quốc gia thúc đẩy phát triển vùng tỉnh gồm: Tuyến đường Xuyên Á trên nền quốc lộ
22, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, đường
quốc lộ 14C kéo dài ven biên giới, tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Mộc
Bài; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát trên địa bàn tỉnh.
Hướng phát
triển các cơ sở kinh tế kỹ thuật:
- Công nghiệp:
Phát triển các khu công nghiệp tập trung dọc hành lang đường Xuyên Á với 3
trung tâm công nghiệp gồm Trảng Bàng, Trâm Vàng, Mộc Bài. Phát triển các cụm
công nghiệp, kết hợp phát triển các làng nghề .
- Dịch vụ:
Phát triển hệ thống cửa khẩu với hai trọng điểm khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc
Bài, Xa Mát. Phát triển hệ thống chợ nội thương với các chợ đầu mối và các
trung tâm thương mại. Phát triển các trung tâm du lịch Núi Bà Đen, Tòa Thánh
Tây Ninh, các di tích cách mạng và cảnh quan sinh thái thiên nhiên.
- Nông lâm
ngư nghiệp: phát triển các vùng chuyên canh gắn với công nghệ sinh học, công
nghiệp chế biến.
b. Các vùng đặc
trưng
vùng 1: Phía Bắc của tỉnh, gồm các huyện
Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, có diện tích 2.987,84 km2,
chiếm 74,15% toàn tỉnh. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp theo hướng chuyên
canh đi đôi với công nghệ chế biến và dịch vụ thương mại - du lịch.
Vùng 2: Trung
tâm tỉnh, gồm Thị xã, huyện Hòa Thành. Diện tích 219,15 km2, chiếm
5,44% toàn tỉnh. Định hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp, đô thị.
Vùng 3: Phía
Nam tỉnh, dọc hành lang quốc lộ 22A- đường Xuyên Á; gồm các huyện Trảng Bàng,
Gò Dầu, Bến Cầu với diện tích 822,61 km2, chiếm 20,41% toàn tỉnh.
Đây là vùng thu hút đầu tư mạnh. Định hướng phát triển hành lang kinh tế đô thị
với các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị tập trung .
c. Dân số và
lao động xã hội
Dân số toàn tỉnh:
Năm 2003, thống kê 1.029.894 người,
tỷ lệ tăng bình quân 1,68%/năm. Dự báo: Năm 2010 là 1,17 triệu người; năm 2020
là 1,45 triệu người, có tính nhập cư.
Lao động toàn
tỉnh: Năm 2003, thống kê 473,8 ngàn người.
Dự báo: Năm 2010 là 605 ngàn lao động; năm 2020 là 700 - 750 ngàn lao động, có
tính nhập cư lao động kỹ thuật. Lao động dự kiến phân bố trong các khu vực kinh
tế: Vào năm 2010: Nông nghiệp 45-40%, công nghiệp 25%, dịch vụ 30-35%; vào năm
2020: Nông nghiệp 30-25%; công nghiệp 35-40%; dịch vụ 35%.
d. Phân bố
dân cư đô thị và nông thôn
Dự tính quy
mô dân số tới năm 2020 là 1,45 triệu. Trong đó: dân cư đô thị 770 ngàn, chiếm 53 %. Dân cư nông thôn 750
ngàn, chiếm 34%.
Bảng
1. Dự kiến phân bố dân cư đô thị và nông thôn
Dân cư
|
Năm 2003
|
Năm 2010
|
Năm 2020
|
Dân số Toàn tỉnh
|
1.029.894
|
1170.000
|
1450.000
|
Dân số Thành thị
|
169.882
|
420.000
|
770.000
|
Dân số Nông thôn
|
860.012
|
750.000
|
680.000
|
Tỷ lệ Đô thị hóa (%)
|
16,8
|
34
|
53
|
e. Tổ chức hệ
thống đô thị và khu dân cư nông thôn các vùng đặc trưng
Căn cứ vào
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để đề xuất.
Vùng 1: Diện
tích 2.987,84 km2. Dân số hiện tại 411,5 ngàn, gần 34 ngàn dân đô thị
(8,2%). Dự kiến tới năm 2020 có 500 ngàn dân, đô thị 140 ngàn dân (28%), tập
trung trong 4 huyện lỵ và các thị trấn nhỏ. Nông thôn 360 ngàn dân, bố trí kết
hợp tuyến tỉnh lộ ven biên giới.
Vùng 2: Diện tích 219,15 km2. Dân số hiện
tại gần 270 ngàn, 90,6 ngàn dân đô thị. Dự kiến năm 2020 có 400 ngàn dân, đô thị
260 ngàn dân (65%) tập trung trong 2 đô thị Thị xã và Long Hoa. Nông thôn 140
ngàn dân, đô thị hóa tại chỗ các làng nghề. Mật độ dân số từ 1.225 người/km2
tăng tới 1.825,2 người/km2 và ổn định dưới 2.000 người/km2.
Vùng 3: Diện tích 822,61 km2. Dân số hiện
tại trên 350 ngàn với 45,3 ngàn dân đô thị. Dự kiến tới năm 2020 có 550 ngàn
dân, đô thị 370 ngàn dân (67,3%), phát triển chủ yếu trong 3 đô thị Trảng Bàng,
Gò Dầu, Mộc Bài, dọc quốc lộ 22. Nông thôn 180 ngàn dân, đô thị hóa tại
chỗ các làng nghề, các trung tâm xã.
Bảng 2. Dự kiến phân bố dân cư đô thị và nông thôn theo các vùng đặc
trưng.
|
Năm 2003
|
Năm
2010
|
Năm
2020
|
|
Dân số
|
Tỷ
lệ %
|
Dân số
|
Tỷlệ %
|
Dân số
|
Tỷlệ
%
|
Toàn tỉnh -
4.029,6km2
|
1.029.894
|
|
1.170.000
|
|
1.450.000
|
|
- Dân cư đô thị
|
169.82
|
100
|
420.000
|
100
|
770.000
|
100
|
- Dân cư nông thôn
|
860.12
|
|
750.000
|
|
680.000
|
|
Đô thị hoá (%)
|
16,8
|
|
35,9
|
|
53
|
|
Vùng 1
- 2.987,84km2
|
411.479
|
|
430.000
|
|
500.000
|
|
Mật độ - người/km2
|
137,75
|
|
150
|
|
167
|
|
- Dân cư
đô thị
|
33.975
|
20
|
75.000
|
17,9
|
140.000
|
18,2
|
- Dân cư
nông thôn
|
377.504
|
|
355.000
|
|
360.000
|
|
Đô thị hoá (%)
|
8,2
|
|
17,4
|
|
28
|
|
Vùng 2 - 219,15km2
|
268.535
|
|
300.000
|
|
400.000
|
|
Mật độ - người/km2
|
1.225
|
|
1.484
|
|
1.825,2
|
|
- Dân cư đô thị
|
90.606
|
53,3
|
150.000
|
38
|
260.000
|
33,8
|
- Dân cư nông
thôn
|
177.929
|
|
150.000
|
|
140.000
|
|
Đô thị hoá (%)
|
33,7
|
|
50
|
|
65
|
|
Vùng 3 - 822,61km2
|
350.870
|
|
440.000
|
|
550.000
|
|
Mật độ - người/km2
|
426,5
|
|
522,7
|
|
668,6
|
|
- Dân cư đô thị
|
45.291
|
26,7
|
195.000
|
46,4
|
370.000
|
48
|
- Dân cư nông
thôn
|
305.579
|
|
245.000
|
|
180.000
|
|
Đô thị hoá (%)
|
12,9
|
|
44,3
|
|
67,3
|
|
4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông
thôn
a. Lựa chọn
hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.
Phát triển hệ
thống đô thị tập trung theo vùng trọng điểm và các hành lang đô thị hoá trên cơ
sở phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
dân cư toàn tỉnh Tây Ninh năm 2020 có
khoảng 1,4 triệu dân. Dân cư đô thị 770 ngàn (53%); Cư trú trong 15 đô thị. Dân
cư nông thôn 680 ngàn (47%). Tập trung tại các trung tâm xã 25%. Phân bố trong
các cụm, tuyến khoảng 22%.
b. Tổ chức mạng
lưới đô thị – công nghiệp – dịch vụ du lịch.
Bộ khung đô
thị tỉnh Tây Ninh dựa trên tam giác kinh tế trọng điểm của tỉnh 3 đỉnh cực: Thị
xã – Trảng Bàng – Mộc Bài.
- Vùng
1: Có 9 đô thị với tổng dân số 140 ngàn. Có 4 đô thị mới Xa Mát, Phước Tân, Tân
Hòa là đô thị cửa khẩu, đóng vai trò là hạt nhân tăng trưởng kinh tế vùng biên.
- Vùng 2: Cụm
đô thị 260 ngàn dân (Thị xã có 200 ngàn, Hòa Thành có 60 ngàn).
- Vùng 3:
Hình thành hành lang đô thị ven quốc lộ 22 với các đô thị công nghiệp- dịch vụ
tập trung có tổng dân số 370 ngàn. Trảng Bàng có 200 ngàn dân, Gò Dầu có 100
ngàn dân, Mộc Bài có 60 ngàn dân. Ngoài ra, đô thị mới Bình Thạnh sẽ có 10 ngàn
dân.
Bảng
3. Tổ chức mạng lưới đô thị Tây Ninh
Đô
thị
|
Năm 2003
|
Năm 2010
|
Năm 2020
|
Tính
chất đô thị
|
Dân
số
|
Dân
số
|
Cấp
đô thị
|
Dân
số
|
Cấp
đô thị
|
Đô thị toàn tỉnh
|
169.882
|
420.000
|
|
770.000
|
|
|
Toàn vùng 1
|
33.975
|
75.000
|
|
140.000
|
|
|
Tân Biên
1. Thị trấn Tân Biên
2. Thị trấn, cửa khẩu Xa Mát
|
11.784
11.784
|
20.000
15.000
5.000
|
V
V
|
50.000
20.000
30.000
|
V
V
|
- huyện lỵ - dịch vụ
- dịch vụ cửa khẩu
|
Tân Châu
1. Thị trấn Tân Châu
2. Thị trấn Tân Hưng
3. Thị trấn Tân Hòa
|
7.140
7.140
|
18.000
10.000
5.000
3.000
|
V
V
V
|
35.000
20.000
10.000
5.000
|
V
V
V
|
- huyện lỵ , dịch vụ
- đô thị mới, công nghiệp
- đô thị mới, công nghiệp - dịch
vụ
|
Dương Minh Châu
1. Thị trấn Dương Minh Châu
2. Thị trấn Chà Là
|
5.510
5.510
|
20.000
15.000
5.000
|
V
V
|
30.000
20.000
10.000
|
V
V
|
- huyện lỵ , dịch vụ
- công nghiệp, dịch vụ
|
Châu Thành
1. Thị trấn Châu Thành
2. Phước Tân
|
9541
9541
|
17.000
15
000
2
000
|
V
V
|
25.000
20.000
5.000
|
V
V
|
- huyện lỵ, dịch vụ
- dịch vụ, thương mại cửa khẩu
|
Toàn vùng 2
|
90
606
|
150
000
|
|
260
000
|
|
|
Thị xã Tây Ninh
|
72
229
|
120
000
|
IV
|
200.000
|
III
|
tỉnh lỵ, dịch vụ, công nghiệp
|
Thị trấn Hòa Thành (huyện Hòa
Thành)
|
18377
|
30
000
|
V
|
60
000
|
IV
|
huyện lỵ, dịch vụ
|
Quy mô, tính chất các đô thị xác
định chính xác khi lập quy hoạch chung từng đô thị.
Toàn vùng 3
|
45.301
|
195.000
|
|
370.000
|
|
|
Trảng Bàng
1. Thị trấn Trảng Bàng
2. Thị trấn Bình Thạnh
|
14.636
14.636
|
105.000
100.000
5.000
|
IV
V
|
210.000
200.000.
10.000
|
III
V
|
- huyện lỵ, công nghiệp, dịch
vụ
- dịch vụ, thương mại
|
Gò Dầu (huyện Gò Dầu)
|
23.656
|
50.000
|
V
|
100.000
|
IV
|
- huyện lỵ, công nghiệp, dịch
vụ
|
Bến Cầu
1. Thị trấn Bến Cầu
2. Đô thị Mộc Bài
|
7009
7009
|
40.000
15.000
25.000
|
III
|
60.000
20.000
40.000
|
III
|
- huyện lỵ
- cửa khẩu quốc tế, công nghiệp,
dịch vụ,
|
c. Tổ chức
dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh
Dân cư nông
thôn năm 2003 có 860 ngàn người, chiếm 83,2%; cư trú trong 79 xã. Dự kiến nam
2010 là 760 ngàn dân, 2020 là 680 ngàn dân. Định hướng tổ chức như sau:
- Vùng 1: Hiện
có 43 xã gần 377 ngàn dân. Dự kiến năm 2010 có 350 ngàn dân, năm 2020 có 310
ngàn dân. Tập trung dân cư theo các trang trại, các cụm dân cư biên giới kết hợp
với chợ đường biên.
- Vùng 2: Hiện
có 165 ngàn dân trên 9 xã. Dự kiến năm 2010 có 150 ngàn dân, năm 2020 có 100
ngàn dân. Tập trung dân cư theo các làng nghề. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
khu dân cư. Đô thị hóa tại chỗ với hạt nhân là các trung tâm xã.
- Vùng 3: Hiện
có 305 ngàn dân trên 26 xã. Dự kiến năm 2010 có 245 ngàn dân, năm 2020 có 180
ngàn dân. Tổ chức các làng nghề, các cụm dân cư kết hợp chợ đường biên.
Nâng cấp các
trung tâm xã gồm đầu tư nâng cấp chợ, trường học, trạm y tế. Nâng cấp cơ sở kỹ
thuật như đường, điện, cấp nước.
5. Nhu cầu đất xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn
Bảng
4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng phát triển khu dân cư đô thị và nông thôn
|
Năm
2003
|
Năm
2010
|
Năm
2020
|
Các
loại đất
|
Dân
số (1.000 người)
|
Diện
tích
(ha)
|
T/C
(m2/
người)
|
Dân
số 1.000 người
|
Diện
tích
(ha)
|
Tiêu
chuẩn
(m2/
người)
|
Dân
số (1.000 người)
|
Diện
tích
(ha)
|
Tiêu
chuẩn
(m2/
người)
|
Đất ở nông
thôn
|
860,01
|
6447
|
75
|
750
|
4162
|
75
|
680
|
5100
|
75
|
Đất ở đô
thị
|
169,88
|
880
|
51
|
420
|
2100
|
50
|
770
|
3850
|
50
|
Đất ở toàn
tỉnh
|
1.029,894
|
7327
|
71
|
1170
|
6262
|
53,5
|
1450
|
8950
|
57
|
I. Đất khu
dân cư
|
1029,894
|
7861
|
76,3
|
1170
|
9830
|
90
|
1450
|
12300
|
85
|
II. Chuyên
dùng
- Xây dựng
- Giao
thông
- Thủy lợi
|
|
38034
2265
8232
25349
|
|
|
40000
4500
10000
25500
|
|
-
|
42000
5500
11000
25500
|
|
Toàn bộ
|
|
45895
|
|
|
49830
|
|
|
54300
|
|
6. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng
a. Quy hoạch
giao thông
Giao thông đường
thủy gồm:
- Hệ thống
các sông, kênh trung ương: Sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông.
- Hệ thống
kênh rạch trong tỉnh: Đảm bảo cho tàu 50- 250 tấn lưu thông.
- Xây dựng
thêm cảng và bến phà và bến vận chuyển hàng hóa trên sông rạch.
Giao thông đường
bộ gồm:
- Đường Xuyên
Á đi theo quốc lộ 22 và đường tránh theo đường tỉnh 782 .
- Đường cao tốc
thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài đi phía Bắc thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu, cách
quốc lộ 22 hiện hữu khoảng 3 km, nhập vào quốc lộ 22 trước khi tới Mộc Bài tại
xã An Thạnh.
- Đường Hồ
Chí Minh dự kiến tới Tây Ninh theo đường tỉnh 782, tránh thị trấn Trảng Bàng
phía Tây để nhập vào đường N1 đi Long An, Đồng Tháp.
- Dọc các quốc
lộ xây dựng đường song hành cho dân cư. Xây dựng nút giao khác cốt giữa đường bộ
khác với đường cao tốc. Dải cách ly đường cao tốc trên 50 m.
- Đến 2020,
các đường tỉnh cần có mặt đường tráng nhựa rộng 10- 12 m, nền rộng 12 - 14 m. Bảo
đảm khoảng cách ly 10 m theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Xây dựng giải phân cách trên đường tỉnh 785, 795, 786… Xây dựng một số
tuyến mới ven biên giới.
- Hệ thống đường
huyện cần làm mặt đường nhựa rộng 5-6 m. Đường xã, đường nông thôn có mặt đường
nhựa rộng 3,5- 4,5 m. Toàn bộ cầu được bê tông hóa.
- Mạng lưới
đường trong các đô thị, trung tâm xã xây dựng theo quy hoạch được duyệt, phải
thấp hơn và thu nước khu đất xây dựng hai bên.
Giao thông đường
sắt: Chuẩn bị cho đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
Giao thông
hàng không: Các sân bay hiện hữu phải bảo vệ để phục hồi khi cần.
b. Quy hoạch
đất xây dựng
Các đô thị,
khu, cụm công nghiệp đảm bảo không bị úng ngập, phải xây dựng hệ thống thoát nước
mưa phù hợp.
c. Cấp nước
và vệ sinh môi trường
Cấp nước:
- Chỉ tiêu cấp
nước theo từng loại đô thị như Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg. Nhu cầu dùng nước
sinh hoạt: Vào năm 2010, các đô thị cần 54.000m³/ngày/đô thị; vùng dân cư nông
thôn cần 63.500 m³/ngày/vùng dân cư. Vào năm 2020, các đô thị cần 108.720
m³/ngày, vùng nông thôn cần 8.320 m³/ngày/vùng. Nhu cầu nước công nghiệp năm
2010 cần 113.500m³/ngày, năm 2020 cần 154.500m³/ngày.
- Đô thị: Thị
xã Tây Ninh, huyện Hoà Thành, các đô thị Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài lấy nước từ
kênh hồ Dầu Tiếng (thị xã đã có). Các đô thị thuộc vùng Tân Biên, Tân Châu,
Châu Thành: Xây dựng nhà máy nước ngầm có xử lý phèn và sắt.
- Nông thôn:
Khai thác nước ngầm qua mạng lưới giếng khoan bơm tay cho các nhóm nhà ở xa mạng
lưới cấp nước, hoặc các trạm cấp nước công suất nhỏ cho các cụm xã; cung cấp
các bình lọc nước, các bể chứa nước mưa cho các nhà ở riêng lẻ.
Vệ sinh môi
trường:
- Đến năm
2020 nước thải từ các đô thị, nước thải công nghiệp phải đưa về trạm xử lý làm
sạch trước khi xả ra môi trường. Thu gom, xứ lý rác sinh hoạt tại các đô thị và
rác công nghiệp. Xây dựng bãi rác và nhà máy xử lý rác cho thị xã (tại Tân
Hưng) và khu đô thị công nghiệp phía Nam (tại Bến Cầu), diện tích 50-100 ha.
- Các đô thị
đều phải có nghĩa địa tập trung phù hợp. Thị xã Tây Ninh xây dựng nghĩa địa 30
- 50 ha. Các huyện có nghĩa địa 5-10 ha. Khuyến khích hỏa táng.
d. Cấp điện
Chỉ tiêu cấp
điện theo quy chuẩn nhà nước đối với từng loại đô thị và theo từng thời kỳ:
- Năm 2010: Tổng
điện năng đạt 1.626 x 106 KWh/năm. Tổng công suất đạt 428.499 KW.
- Năm 2020: Tổng
điện năng đạt 2.925 x 106 KWh/năm. Tổng công suất đạt 855.000 KW.
Dùng nguồn điện
quốc gia qua 2 tuyến 220 KV lấy từ trạm 220KV Hóc Môn về trạm 220KV Trảng Bàng
dẫn tới. Trạm 220/110KV-250MVA Trảng Bàng kết nối với lưới quốc gia thông qua
đường dây 220KV Tân Định - Trảng Bàng dài 40km.
Nguồn điện
diesel: Duy trì và bảo dưỡng để làm nguồn dự phòng .
Hệ thống phân
phối: Tất cả vùng tỉnh đều dùng tuyến trung thế ở cấp điện áp 22KV, tuyến hạ thế
dùng cáp điện áp 0,4KV.
Trạm giảm áp
110/22 KV: Đến 2010, nâng cấp 3 trạm hiện hữu, lắp đặt thêm 5 trạm chuyên dụng.
Đến năm 2020, tiếp tục nâng cấp các trạm hiện hữu, xây thêm 2 trạm mới. Tất cả
các trạm 110KV đều được nối mạch vòng.
Ngay từ bây
giờ tất cả các tuyến trung thế đều được xây dựng ở cấp điện áp 22KV.
e. Thông tin
liên lạc
Năm 2020, chỉ
tiêu máy điện thoại 200 máy/1.000 người dân (140.000 máy), 100% gia đình có
máy. Toàn tỉnh có 100 điểm bưu cục chất lượng cao. Cáp quang hóa và ngầm hóa
100% mạng truyền dẫn nội tỉnh (300 km).
7. Xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, môi trường, sinh thái
đô thị
a. Hệ thống
sông, rạch, hồ
Bảo vệ sông hồ
cả mặt nước và bờ với khỏang cách ly bảo vệ. Đặc biệt hồ Dầu Tiếng phải bảo vệ
cả chất lượng và trữ lượng nguồn nước trong sự kế hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn,
cần quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp.
b. Hệ thống rừng
sinh thái và phòng hộ
Bảo vệ
và tái tạo rừng sinh thái khu vực phía Bắc và Tây, đặc biệt là Vườn quốc gia Lò
Gò - Xa Mát; phát triển công viên sinh thái cạnh đô thị Mộc Bài.
c. Hệ thống
núi
Hạn chế hoặc
chấm dứt việc khai thác có ảnh hưởng cảnh quan đối với các khu vực núi, đồi cần
được bảo tồn, bảo vệ như núi Bà Đen, đồi 82.
8. Quy hoạch xây dựng đợt đầu
a. Đối với đô
thị và các vùng đô thị hóa
Xác định các
khu vực cải tạo mở rộng đô thị cấp thiết tới 2010:
- Tập trung
xây dựng các vùng đô thị hạt nhân: Thị xã, Hòa Thành, Mộc Bài, Trảng Bàng, Gò Dầu,
tạo bộ khung tam giác tăng trưởng kinh tế - đô thị.
- Xây dựng đô
thị mới cửa khẩu quốc tế Xa Mát, đô thị mới Tân Bình, Phước Tân, Tân Hưng, Tân
Hòa.
b. Đối với
nông thôn
Ưu tiên xây dựng
các tuyến dân cư biên giới theo chương trình đã lập.
Quy hoạch và
xây dựng ổn định trung tâm cụm xã, trung tâm xã và các chợ.
Quy hoạch cải
tạo và xây dựng các khu dân cư đang đô thị hóa. Phát triển các làng nghề với trọng
tâm tại Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.
9. Tổ chức thực hiện
Đề án Quy hoạch
tổng thể sau khi được phê duyệt là cơ sở quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Các đồ án quy hoạch xây dựng, phân khu chức năng, các quy hoạch chuyên ngành,
quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư xây dựng phải khớp nối với nhau trên cơ
sở thống nhất với quy hoạch tổng thể.
Quy hoạch tổng
thể được duyệt được tổ chức công bố quy hoạch.
Trên cơ sở
Quy hoạch tổng thể được duyệt, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
UBND các huyện, thị xã và các sở ban ngành liên quan lên kế hoạch kinh phí cho
công tác khảo sát thiết kế quy hoạch; tổ chức lập, trình duyệt các đồ án quy hoạch
xây dựng chung, quy hoạch chi tiết các đô thị và khu dân cư nông thôn; triển
khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch tổng thể
và quy định của pháp luật.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng
phối hợp với UBND các huyện, thị xã:
Tổ chức công
bố đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn
tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 để tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện.
Thực hiện triển
khai quy hoạch có phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan.
Ban hành Điều
lệ quản lý xây dựng để thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường;
Chủ tịch UBND cÁc huyện, thị xã và thủ trưởng các ngành có liên quan căn cứ quyết
định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Châu
|