Quyết định 68/2004/QĐ-UBBT về quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa và xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Thuận
Số hiệu | 68/2004/QĐ-UBBT |
Ngày ban hành | 10/09/2004 |
Ngày có hiệu lực | 10/09/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Huỳnh Tấn Thành |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2004/QĐ-UBBT |
Phan Thiết, ngày 10 tháng 9 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu;
- Căn cứ Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999;
- Căn cứ Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện đầu tư mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa và xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Bình Thuận”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 40/2001/QĐ-UBBT ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành “Quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa, bán, thanh lý thu hồi và điều chuyển tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Bình Thuận”.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các Hội, Đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH
BÌNH THUẬN |
QUẢN LÝ VIỆC MUA SẮM, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2004/QĐ-UBBT ngày /7/2004 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1/ Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội (gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) do tỉnh, huyện, thành phố quản lý khi thực hiện mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản hình thành từ các nguồn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác (gọi chung là tài sản nhà nước) đều phải thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.
2/ Tài sản nhà nước quy định tại Quy chế này bao gồm:
a) Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất (không kể nhà ở, đất ở);
b) Phương tiện vận tải, đi lại phục vụ công tác;
c) Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ nhu cầu công tác được xác định là tài sản cố định.
3/ Các dự án, công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tính chất xây dựng cơ bản thực hiện theo các quy định về quản lý đầu tư cơ bản hiện hành.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2004/QĐ-UBBT |
Phan Thiết, ngày 10 tháng 9 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu;
- Căn cứ Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999;
- Căn cứ Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện đầu tư mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa và xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Bình Thuận”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 40/2001/QĐ-UBBT ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành “Quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa, bán, thanh lý thu hồi và điều chuyển tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Bình Thuận”.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các Hội, Đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH
BÌNH THUẬN |
QUẢN LÝ VIỆC MUA SẮM, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2004/QĐ-UBBT ngày /7/2004 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1/ Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội (gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) do tỉnh, huyện, thành phố quản lý khi thực hiện mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản hình thành từ các nguồn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác (gọi chung là tài sản nhà nước) đều phải thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.
2/ Tài sản nhà nước quy định tại Quy chế này bao gồm:
a) Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất (không kể nhà ở, đất ở);
b) Phương tiện vận tải, đi lại phục vụ công tác;
c) Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ nhu cầu công tác được xác định là tài sản cố định.
3/ Các dự án, công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tính chất xây dựng cơ bản thực hiện theo các quy định về quản lý đầu tư cơ bản hiện hành.
4/ Không áp dụng Quy chế này đối với:
a./ Các loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước (thực hiện theo quy định riêng).
b./ Tài sản nhà nước do các doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng (thực hiện theo quy định riêng).
Điều 2: Việc mua sắm, sửa chữa và xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp theo quy định tại Quy chế này trong các trường hợp sau:
1/ Khi mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu công tác.
2/ Sửa chữa tài sản khi bị hư hỏng.
3/ Thu hồi tài sản không còn nhu cầu sử dụng do sáp nhập, thay đổi chức năng, nhiệm vụ. Tài sản mà các cơ quan hành chính sự nghiệp trang bị vượt quá tiêu chuẩn, định mức được phép sử dụng. Tài sản sử dụng sai mục đích, trái quy định của nhà nước.
4/ Điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp theo nhu cầu sử dụng và theo đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng do nhà nước quy định.
5/ Thanh lý tài sản đối với những tài sản hư hỏng không còn sử dụng được hoặc những tài sản mà nếu tiếp tục sử dụng thì phải chi phí sửa chữa quá lớn.
Điều 3: Khi thanh lý tài sản nhà nước, số tiền bán được từ việc thanh lý tài sản phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các khoản chi phí có liên quan đến việc bán tài sản.
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, được UBND Tỉnh giao tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP thì thực hiện theo chế độ hiện hành.
Điều 4: Cơ quan thực hiện bán tài sản thanh lý phải lập và cấp Hóa đơn bán tài sản thanh lý do cơ quan tài chính cung cấp và hạch toán kế toán đúng quy định của nhà nước.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
Điều 5: Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản.
Tài sản nhà nước khi thực hiện mua sắm và trang bị cho các cơ quan hành chính sự nghiệp quản lý, sử dụng phục vụ nhu cầu công tác phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
1/ Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính đối với:
a- Tài sản là nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất.
b- Phương tiện đi lại là xe ô tô, phương tiện vận tải, phương tiện đường thủy, các loại xe chuyên dùng.
c- Tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có tổng giá trị mua sắm từ 200 triệu đồng trở lên.
2/ Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính quyết định đối với:
a- Xe mô tô, xe gắn máy do các đơn vị thuộc Tỉnh quản lý.
b- Tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có tổng giá trị mua sắm từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng (sau khi có chủ trương cho phép của UBND Tỉnh) của các cơ quan hành chính sự nghiệp cấp Tỉnh.
3/ Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định đối với tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có tổng giá trị mua sắm dưới 100 triệu đồng (sau khi có chủ trương cho phép của UBND Tỉnh) do đơn vị quản lý (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền tại khoản 1,2).
4/ Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu, được UBND Tỉnh giao tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP quyết định đối với tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có tổng giá trị mua sắm dưới 100 triệu đồng (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền tại khoản 1,2).
5/ Ủy quyền Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của Phòng Tài chính - Kế hoạch (sau khi có chủ trương cho phép của UBND Tỉnh) đối với tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có tổng giá trị mua sắm dưới 100 triệu đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện, thành phố quản lý (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền tại khoản 1).
Điều 6: Thẩm quyền quyết định sửa chữa tài sản cố định tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
1/ Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính việc sửa chữa nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất và sữa chữa tài sản do các cơ quan hành chính sự nghiệp cấp Tỉnh quản lý có giá trị sữa chữa từ 100 triệu đồng trở lên.
2/ Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính quyết định việc sửa chữa nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất và sửa chữa tài sản do các cơ quan hành chính sự nghiệp cấp Tỉnh quản lý có giá trị sửa chữa từ 50 triệu đồng đến đưới 100 triệu đồng.
Riêng các đơn vị sự nghiệp có thu quyết định sửa chữa đối với tài sản do đơn vị quản lý có giá trị sửa chữa dưới 100 triệu đồng (trừ sửa chữa nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất).
4/ Ủy quyền Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của Phòng Tài chính - Kế hoạch đối với việc sửa chữa nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất và sửa chữa tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện, thành phố quản lý.
Điều 7: Thẩm quyền xử lý tài sản tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
1/ Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định thu hồi, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán tài sản (Phê duyệt giá chuẩn; Quyết định phương thức bán; Phê duyệt kết quả bán) trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính đối với:
a- Tài sản là nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất.
b- Phương tiện đi lại là ô tô, Phương tiện vận tải, Phương tiện đường thủy, các loại xe chuyên dùng.
2/ Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính căn cứ vào đề nghị xử lý tài sản nhà nước của thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố để quyết định:
a- Thu hồi, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán (Phê duyệt giá chuẩn; Quyết định phương thức bán; Phê duyệt kết quả bán) đối với xe mô tô, xe gắn máy do các đơn vị thuộc tỉnh quản lý.
b- Thu hồi, điều chuyển những tài sản (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh) giữa các Sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện với nhau.
c- Thanh lý, nhượng bán (Phê duyệt giá chuẩn; Quyết định phương thức bán; Phê duyệt kết quả bán) đối với những tài sản có giá trị mua ban đầu từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp cấp tỉnh và huyện, thành phố (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh). Riêng trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất của các cơ quan thuộc tỉnh đã có chủ trương của UBND Tỉnh cho thanh lý theo dạng thu hồi vật liệu thì ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính tổ chức định giá, phê duyệt giá chuẩn và quyết định phương thức bán.
3/ Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định xử lý đối với:
a- Thu hồi, điều chuyển các tài sản trong phạm vi nội bộ đơn vị.
b- Thanh lý, nhượng bán (Phê duyệt giá chuẩn, Quyết định phương thức bán, Phê duyệt kết quả bán) đối với các tài sản có giá trị mua ban đầu dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản do đơn vị quản lý (trừ xe mô tô, xe gắn máy).
4/ Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu, được UBND Tỉnh giao tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP thực hiện theo chế độ hiện hành.
5/ Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định xử lý trên cơ sở đề nghị của Phòng Tài chính - Kế hoạch đối với:
a- Quyết định thu hồi, điều chuyển những tài sản giữa các cơ quan trong phạm vi nội bộ huyện, thành phố (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh).
b- Quyết định thanh lý, nhượng bán (Phê duyệt giá chuẩn; Quyết định phương thức bán; Phê duyệt kết quả bán) đối với những tài sản có giá trị mua ban đầu dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan thuộc huyện, thành phố quản lý (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh). Riêng trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất của các cơ quan thuộc huyện, thành phố đã có chủ trương của UBND Tỉnh cho thanh lý theo dạng thu hồi vật liệu thì ủy quyền Chủ tịch UBND huyện, thành phố tổ chức định giá, phê duyệt giá chuẩn và quyết định phương thức bán.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MUA SẮM, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
Điều 8: Trình tự, thủ tục khi thực hiện mua sắm tài sản tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
1/ Việc mua sắm tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bằng văn bản theo thẩm quyền phân cấp tại Điều 5 của Quy chế này hoặc đã có trong dự toán được duyệt năm.
a- Tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên phải tổ chức đấu thầu theo quy định tại Thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính và theo Quy chế Đấu thầu hiện hành của Tỉnh.
b- Tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì thực hiện mua sắm theo phương thức chào giá cạnh tranh. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 chào giá của 03 nhà thầu khác nhau trên cơ sở chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng bưu điện hoặc bằng phương tiện khác. Trong trường hợp không đủ số lượng nhà thầu theo quy định thì bên mời thầu phải trình cấp có thẩm quyền quyết định.
c- Tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, đơn vị thực hiện mua sắm theo giá thẩm định của Sở Tài chính (Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định giá đối với tài sản mua sắm của các đơn vị thuộc huyện, thành phố).
d- Tài sản mua sắm cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị dưới 50 triệu đồng, đơn vị thực hiện mua sắm không phải qua thẩm định giá của cơ quan Tài chính, nhưng phải có báo giá của ít nhất là 03 nhà cung cấp có đủ tư cách pháp nhân để lưu hồ sơ kế toán. Thủ trưởng đơn vị quyết định chọn nhà cung cấp và chịu trách nhiệm về giá cả và kết quả mua sắm.
Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu là cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu theo phân cấp tại Quyết định số 21/2002/QĐ-CTUBBT ngày 08/3/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
4/ Khi phát hành hồ sơ mời thầu hoặc chào giá cạnh tranh, đơn vị có công văn kèm theo 01 bộ hồ sơ mời thầu gởi Sở Tài chính đề nghị thẩm định giá. Giá thẩm định do Sở Tài chính thông báo là giá trần để làm căn cứ xét thầu hoặc chào giá cạnh tranh.
Sau khi có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị mua sắm tài sản tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu, thực hiện hợp đồng và tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo đúng quy định hiện hành.
* Hồ sơ gởi cơ quan Tài chính đề nghị thẩm định trình phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh gồm:
a) Công văn đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh;
b) Văn bản phê duyệt chủ trương mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền;
c) Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
d) Biên bản xét thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu có tham gia dự thầu.
6/ Thành phần hội đồng đấu thầu (hoặc chào giá cạnh tranh), nghiệm thu, bàn giao khi thực hiện mua sắm tài sản ở cơ quan cấp tỉnh (huyện, thành phố) gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm làm Chủ tịch hội đồng;
b) Đại diện Văn phòng HĐND&UBND Tỉnh (huyện, thành phố) làm thành viên;
c) Đại diện Sở Tài chính (Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố) làm thành viên;
d) Đại diện cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên ngành cấp Tỉnh (huyện, thành phố) làm thành viên;
e) Lãnh đạo đơn vị được trang bị tài sản (nếu có) làm thành viên.
7/ Thành phần hội đồng mua sắm tài sản không theo hình thức đấu thầu (hoặc chào giá cạnh tranh), nghiệm thu, bàn giao khi thực hiện mua sắm tài sản ở cơ quan cấp tỉnh (huyện, thành phố) do thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng đơn vị làm chủ tịch hội đồng, các thành viên là đại diện bộ phận kế toán tài vụ, đại diện bộ phận tiếp nhận và sử dụng tài sản.
Điều 9: Trình tự, thủ tục khi thực hiện sửa chữa tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
1/ Khi có tài sản bị hư hỏng cần sửa chữa (trừ những tài sản sửa chữa có giá trị sửa chữa dưới 50 triệu đồng do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản quyết định) cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản có công văn đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo thẩm quyền phân cấp tại Điều 6 của Quy chế này (trừ trường hợp đã có trong dự toán năm). Trường hợp tài sản bị hư hỏng thuộc phạm vi bảo hiểm thì thực hiện theo quy định hiện hành về bảo hiểm tài sản.
2/ Trước khi tiến hành sửa chữa tài sản cố định, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản phải mời hội đồng đánh giá, xác định mức độ hư hỏng của tài sản cần sửa chữa và phải thông qua thẩm định giá của cơ quan tài chính (trừ những sửa chữa có giá trị sửa chữa dưới 50 triệu đồng).
Khi thực hiện sửa chữa, cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản bị hư hỏng phải ký hợp đồng với đơn vị nhận sửa chữa.
Sau khi hoàn thành việc sửa chữa phải mời Hội đồng nghiệm thu trước khi thanh toán cho nhà thầu và quyết toán giá trị sửa chữa.
3/ Thành phần hội đồng đánh giá, xác định mức độ hư hỏng của tài sản và nghiệm thu sửa chữa gồm:
a- Đối với những sửa chữa có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, thành phần Hội đồng do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản mời gồm:
+ Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản làm Chủ tịch hội đồng
+ Đại diện Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan cấp tỉnh quản lý), Phòng Tài chính - Kế hoạch (đối với tài sản do cơ quan thuộc huyện, thành phố quản lý).
+ Đại diện cơ quan chủ quản của đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản (nếu có).
+ Đại diện cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên ngành (một hoặc nhiều cơ quan).
b- Đối với những sửa chữa có giá trị dưới 50 triệu đồng, thành phần Hội đồng do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản quyết định thành lập gồm:
+ Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản làm Chủ tịch hội đồng. Các thành viên gồm:
+ Đại diện bộ phận kế toán tài vụ của cơ quan.
+ Đại diện bộ phận trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản.
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản cần sửa chữa.
Điều 10: Trình tự, thủ tục xử lý, thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước.
1/ Đối với tài sản nhà nước không còn nhu cầu sử dụng do sáp nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng, nhiệm vụ hoặc do trang bị vượt tiêu chuẩn, định mức, cơ quan trực tiếp quản lý tài sản có trách nhiệm tiến hành kiểm kê và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
2/ Hồ sơ đề nghị thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp gởi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bao gồm:
Công văn đề nghị thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước.
Bảng tổng hợp danh mục tài sản đề nghị thu hồi, điều chuyển (Theo mẫu biểu số 1, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC được đính kèm Quy chế này).
c) Bảng phôtô các hồ sơ có liên quan như: Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước (Đối với các tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật) và các hồ sơ, giấy tờ khác.
3/ Tài sản nhà nước trước khi được thu hồi, điều chuyển phải được Hội đồng định giá đánh giá lại để làm cơ sở hạch toán kế toán.
Hội đồng định giá, bàn giao tài sản gồm:
a) Lãnh đạo Sở Tài chính (đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Tỉnh và tài sản do UBND Tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính quyết định); Lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch (đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện, thành phố): làm Chủ tịch hội đồng;
Các thành viên gồm:
b) Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;
c) Lãnh đạo đơn vị tiếp nhận tài sản;
d) Đại diện cơ quan chủ quản của đơn vị quản lý tài sản (nếu có);
e) Đại diện cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên ngành (một hoặc nhiều cơ quan).
4/ Cơ quan hành chính sự nghiệp có tài sản điều chuyển thực hiện bàn giao tài sản kèm theo các hồ sơ có liên quan như: Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước (Đối với các tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật) và các hồ sơ, giấy tờ khác cho cơ quan hành chính sự nghiệp tiếp nhận tài sản theo đúng quyết định của cấp có thẩm quyền và thực hiện ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
5/ Cơ quan hành chính sự nghiệp tiếp nhận tài sản thực hiện ghi tăng tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 11: Trình tự, thủ tục xử lý, thanh lý, nhượng bán tài sản nhà nước.
1/ Khi có tài sản nhà nước cần thanh lý, Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp trực tiếp quản lý tài sản ra quyết định thanh lý (đối với tài sản thuộc thẩm quyền theo phân cấp tại Điểm b, Khoản 3, Điều 7 của Quy chế này) hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 7 của Quy chế này ra quyết định thanh lý tài sản.
2/ Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản nhà nước của cơ quan hành chính sự nghiệp gởi cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý bao gồm:
a) Công văn đề nghị thanh lý tài sản nhà nước của cơ quan hành chính sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản.
b) Bảng tổng hợp danh mục các tài sản xin thanh lý (Theo mẫu biểu số 1, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC được đính kèm Quy chế này).
c) Bảng phô tô các hồ sơ có liên quan như: Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước (Đối với các tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật) và các hồ sơ, giấy tờ khác.
3/ Cơ quan Tài chính khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản phải thành lập Hội đồng định giá để đánh giá lại tài sản cần thanh lý và tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4/ Khi tài sản nhà nước có Quyết định thanh lý của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính tổ chức bán theo quy định đối với tài sản thanh lý do UBND Tỉnh quyết định và các tài sản do UBND Tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính quyết định; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố tổ chức bán đối với các tài sản do UBND Tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định theo phân cấp tại Điều 7 của Quy chế này.
5/ Thành phần Hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản thanh lý do Sở Tài chính (hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố) tổ chức bán gồm:
a) Lãnh đạo Sở Tài chính (hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố) làm Chủ tịch Hội đồng.
b) Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
c) Đại diện Văn phòng HĐND&UBND Tỉnh (hoặc huyện, thành phố) làm thành viên.
d) Đại diện cơ quan chủ quản của đơn vị trực tiếp quản lý tài sản (nếu có) làm thành viên.
e) Đại diện cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên ngành làm thành viên.
6/ Thành phần Hội đồng định giá và bán tài sản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp theo phân cấp tại Điểm b, Khoản 3, Điều 7 của Quy chế này do Thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp quyết định thành lập trong phạm vi nội bộ của đơn vị gồm các thành phần:
a) Thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản làm Chủ tịch Hội đồng.
Các thành viên gồm:
b) Đại diện bộ phận kế toán tài vụ của cơ quan.
c) Đại diện bộ phận trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản.
d) Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.
7/ Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của nhà nước sau khi tài sản đã được thanh lý xong.
Điều 12: Ngoài những nội dung quy định tại Quy chế này, các vấn đề về đấu thầu, đấu giá thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và UBND Tỉnh.
Điều 13: Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp do tỉnh, huyện, thành phố quản lý khi thực hiện mua sắm, sửa chữa, xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước hình thành từ các nguồn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác phải thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
Người ra quyết định liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa, xử lý tài sản nhà nước không đúng theo quy định tại Quy chế này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước; hư hỏng, thất thoát, mất mát tài sản nhà nước đều phải bồi thường về mặt vật chất và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo UBND Tỉnh xem xét, quyết định./.