ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
6787/QĐ-UB
|
Long
Xuyên, ngày 26 tháng 8 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội
Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày
21/06/1994;
- Căn cứ Nghị định số 02/CP
ngày 05/01/1995 của Chính phủ quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh
thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường
trong nước;
- Căn cứ Thông tư số 11/TM-KD
ngày 22/06/1996 của Bộ Thương mại quy định điều kiện kinh doanh xăng dầu;
- Theo đề nghị của Giám đốc
Sở Thương mại và Du lịch An Giang;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm
theo quyết định này bản quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Điều 2: Quyết định này
thay thế Quyết định số 28/QĐ-UB ngày 08/01/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh trước
đây. Những văn bản đã ban hành có nội dung trái với bản quy định ban hành kèm
theo quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Giám đốc Sở
Thương mại và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ & Môi
trường, Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp tổ chức triển khai, thực hiện
Quyết định này.
Điều 4: Ông Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND
huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 5: Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Như Điều 3, 4
- Lưu
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Nhị
|
QUY ĐỊNH
VỀ
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6787/QĐ-UB ngày 26/8/97 của Uỷ Ban Nhân Dân
Tỉnh An Giang).
Nhằm đảm bảo các điều kiện về
hoạt động kinh doanh xăng dầu, bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ và trật tự
an toàn xã hội. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang quy định về điều kiện kinh doanh
xăng dầu như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hoạt động kinh
doanh xăng dầu nêu trong bản quy định này bao gồm: bán buôn, bán lẻ, dịch vụ
tiếp nhận, bảo quản, tồn chứa xăng dầu (sau đây gọi chung là hoạt động kinh
doanh xăng dầu) là những hoạt động kinh doanh có điều kiện.
- Kinh doanh vận tải xăng dầu không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Bản quy định này.
Điều 2: Các loại xăng dầu
được điều chỉnh theo bản quy định này gồm:
- Xăng các loại (kể cả xăng làm
chất dung môi).
- Diesel.
- MaZút.
- ZAI và TCI.
- Dầu hoả.
(Dưới đây gọi chung là xăng dầu).
Điều 3: Tổ chức, cá nhân
không phân biệt thành phần kinh tế, chỉ được phép kinh doanh xăng dầu khi có đủ
các điều kiện theo bản quy định này.
Nghiêm cấm mọi hoạt động kinh
doanh xăng dầu không đảm bảo các điều kiện theo quy định này.
Điều 4: Sở Thương mại –
Du lịch chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng
dầu của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 5: Mọi hành vi kinh
doanh trái phép, kinh doanh không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp
luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Chương II
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 6: Điều kiện về chủ
thể :
1. Tại Đô thị (thị xã, thị trấn,
thị tứ), trên mặt nước (sông ngòi, kênh rạch) và theo các tuyến đường quốc lộ,
tỉnh lộ cho phép các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và được UBND Tỉnh
chấp thuận cho đầu tư kinh doanh xăng dầu mới được hoạt động kinh doanh xăng
dầu.
2. Tại các vùng sâu, vùng xa
trong nông thôn và các xã miền núi, biên giới cho phép hộ gia đình hoặc cá nhân
đăng ký kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 66/HĐ.BT, sức chứa chung của điểm
kinh doanh xăng dầu không quá 5.000 lít.
Điều 7: Điều kiện về địa
điểm kinh doanh :
1. Cửa hàng xăng dầu:
1.1 – Trong nội ô đô thị vị trí
đặt cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Cách mốc lộ giới quy hoạch ít
nhất 3m.
– Cách giao lộ (giao điểm của
các đường phố) ít nhất 50m.
– Cách điểm có tầm nhìn cản trở
(như chân cầu...) ít nhất 200m.
– Cách nơi tụ họp đông người
(như chợ, trường học, bệnh viện...) ít nhất 50m.
– Cách cửa hàng kinh doanh xăng
dầu khác 100m (cùng hướng hoặc đối diện). Xây dựng sau thời điểm ban hành quy
định này.
1.2 – Ngoài phạm vi nội ô và
tuyến quốc lộ, tỉnh lộ vị trí đặt cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo yêu
cầu sau:
– Cách mốc lộ giới quy hoạch ít
nhất 3m.
– Đảm bảo khoảng cách an toàn
PCCC theo qui định.
– Phù hợp với qui hoạch của địa
phương được UBND Huyện, Thị đồng ý và đề nghị UBND Tỉnh cho phép đầu tư kinh
doanh xăng dầu.
1.3 – Tại các vùng sâu, vùng xa
trong nông thôn và các Xã miền núi, biên giới tuỳ tình hình thực tế UBND Huyện
- Thị thống nhất với Sở Thương mại – Du lịch về địa điểm đặt cửa hàng bán lẻ
xăng dầu theo nguyên tắc:
– Không vi phạm qui định về lộ
giới.
– Đảm bảo khoảng cách an toàn
PCCC theo qui định.
1.4 – Đối với điểm kinh doanh
trên mặt nước:
– Điểm kinh doanh phải được neo
đậu cố định, không ảnh hưởng luồng, tuyến giao thông và được cơ quan Quản lý
đường sông chấp thuận.
– Phải cách khu đông dân cư, khu
vực tập trung ghe, tàu, khu mua bán trên mặt nước, bến đò, bến phà, cầu cảng,
khu chăn nuôi thuỷ sản... ít nhất 100m.
2. Đối với địa điểm xây dựng
kho, cảng, bến xuất nhập xăng dầu đường thuỷ, đường bộ (gọi chung là kho và cơ
sở giao nhận) chỉ cho phép Doanh nghiệp đầu tư xây dựng theo yêu cầu của địa
phương do UBND tỉnh quyết định.
Điều 8: Điều kiện về cơ
sở vật chất :
1. Về tiêu chuẩn thiết kế các
cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.1 – Các nhà và công trình
trong khu vực kinh doanh xăng dầu phải có bậc chịu lửa từ bậc 2 trở lên.
1.2 – Các bể chứa phải là loại
bể thép được đặt ngầm và sơn chống rĩ, theo phương pháp:
– Có neo chằng chống nổi.
– Chiều dày lớp đất bảo vệ không
được lớn hơn 0,5m.
– Khoảng cách giữa 2 thành bể
không được nhỏ hơn 0,5m.
– Ống hơi là loại ống thép có
chiều cao ít nhất là 2,5m.
Riêng khu vực thường xuyên bị
ngập lũ cho phép được đặt nửa nổi, nửa ngầm nhưng phải có đê chống cháy bao
quanh.
1.3 – Cửa hàng kinh doanh xăng
dầu trong nội ô đô thị có sức chứa chung cho các loại xăng dầu không quá
100.000 lít
1.4 – Về phòng cháy, chữa cháy:
a. Đối với cửa hàng kinh doanh
xăng dầu thành lập sau ngày ban hành bản quy định này, khoảng cách an toàn PCCC
từ cột xuất, nhập xăng dầu đến các công trình khác.
– Các ngôi nhà có bậc 1, 2, 3
chịu lửa là 3m khi tường về cột xuất xăng dầu là tường kín, cách 10m khi l2
tường hợ (có cơ sở, lổ thông hơi).
– Các ngôi nhà bậc 3, 4 chịu lửa
và các khu vực có lửa ít nhất 20m. Riêng mạng điện trên không ít nhất 10m.
b. Đối với cửa hàng kinh doanh
xăng dầu được thành lập hợp pháp trước ngày ban hành qui định này về khoảng
cách an toàn PCCC được xem xét từ cột nhập, xuất xăng dầu đến tường ngăn cháy
ít nhất là 10m (cơ sở nào chưa có tường ngăn cháy phải xây tường theo qui định).
c. Tất cả các cửa hàng kinh
doanh xăng dầu phải xây tường ngăn cháy bao quanh, tường có chiều cao ít nhất
2,5m. Mặt trước được rào trang trí, cửa ra vào phải đảm bảo khi đóng mở sự ma
sát không phát sinh lửa.
d. Yêu cầu về điện và chống sét:
– Hệ thống điện trong điểm kinh
doanh xăng dầu phải đảm bảo an toàn PCCC, các thiết bị tiêu thụ điện phải là
loại phòng nổ.
– Phải có hệ thống thu lôi chống
sét đúng theo qui định.
đ. Các cửa hàng kinh doanh xăng
dầu phải trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định của
cơ quan PCCC và phải luôn ở trạng thái hoạt động tốt.
2. Đối với các điểm kinh doanh
xăng dầu trên mặt nước (xà lan, tàu sắt) phải được một cơ quan có tư cách pháp
nhân thiết kế theo tiêu chuẩn chuyên dùng cho kinh doanh xăng dầu và được cơ
quan PCCC thỏa thuận về tiêu chuẩn PCCC.
3. Đối với kho và cơ sở giao
nhận xăng dầu áp dụng theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5307 – 91 và trang bị
phương tiện PCCC theo tiêu chuẩn TCVN 5684 – 1992. Trong quá trình xây dựng
công trình phải có sự thoả thuận giữa đơn vị thiết kế và cơ quan PCCC.
4. Tiêu chuẩn về môi trường: các
cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho và cơ sở giao nhận trong quá trình thiết kế
phải kèm theo báo cáo tác động môi trường được Sở Khoa học Công nghệ & Môi
trường phê chuẩn.
5. Về phương tiện đo lường dùng
trong mua bán xăng dầu phải là loại phương tiện chuyên dùng đúng tiêu chuẩn quy
định của cơ quan đo lường chất lượng cấp tỉnh (đối với cửa hàng kinh doanh xăng
dầu) và cơ quan Quản lý đo lường TW (đối với kho và cơ sở giao nhận xăng dầu).
Điều 9: Điều kiện về
trình độ chuyên môn :
1. Người trực tiếp kinh doanh
xăng dầu phải được học về kỹ thuật xăng dầu, an toàn phòng chống cháy nổ, bảo
vệ môi trường do các Trường được Nhà nước công nhận đào tạo và cấp giấy chứng
nhận.
2. Công nhân làm việc tại các
điểm kinh doanh xăng dầu phải được học về PCCC do cơ quan PCCC tập huấn và cấp
Giấy chứng nhận.
3. Đối với người phụ trách kho
và các cơ sở giao nhận xăng dầu phải đảm bảo trình độ Trung cấp xăng dầu hoặc
tương đương và có thời gian công tác tại đơn vị ít nhất từ 2 năm.
4. Công nhân vận hành các thiết
bị công nghệ đều phải kinh qua trường lớp đào tạo về kỹ thuật xăng dầu.
Điều 10: Nghiêm cấm các
hoạt động kinh doanh xăng dầu sau đây :
1. Mua bán xăng dầu trong khuôn
viên hoặc liền kề với công sở, trường học, bệnh viện, chợ, khu du lịch, khu thể
thao, khu giải trí và các nơi danh lam thắng cảnh.
2. Sử dụng những vật dụng không
đảm bảo an toàn (chai, lọ, can, nhựa,...) chứa xăng dầu để hoạt động kinh doanh.
3. Cùng trong một địa điểm mà
kinh doanh xăng dầu chung với các loại hàng hoá, nhu yếu phẩm, vật phẩm khác.
4. Sử dụng nhà ở làm điểm tồn
chứa và kinh doanh xăng dầu.
Chương III
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
XĂNG DẦU
Điều 11: Sở Thương mại-Du
lịch chủ trì phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường, Công an tỉnh
(PCCC) tiến hành thẩm định các điều kiện về kinh doanh xăng dầu của tổ chức, cá
nhân đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Xét cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện theo thẩm quyền. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12: Trong thời hạn
20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh xăng dầu do Sở Kế hoạch và
Đầu tư (đối với doanh nghiệp) và UBND Huyện-Thị-Xã (đối với hộ kinh doanh theo
Nghị định 66/HĐBT) chuyển đến. Sở Thương mại – Du lịch và các Ngành chức năng
tổ chức thẩm định và xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định tại
Điều 11.
Điều 13: Tổ chức hoặc cá
nhân trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trước ngày ban hành quy định này phải
làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Trường
hợp một Doanh nghiệp có nhiều điểm kinh doanh thì phải làm thủ tục xin cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho từng điểm kinh doanh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14: Các điểm kinh
doanh xăng dầu xây dựng sau ngày ban hành Bản quy định này phải do một tổ chức
có tư cách pháp nhân thiết kế, bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều
8 và Điều 10 của Bản quy định này.
Điều 15: Các điểm kinh
doanh xăng dầu hoạt động trước ngày ban hành Bản quy định này phải được thẩm
định lại về các điều kiện kinh doanh xăng dầu quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9
và 10 của Bản quy định này.
Trong trường hợp không đủ điều
kiện theo quy định hoặc không bổ sung, khắc phục được thì xử lý theo Điều 17 và
Điều 18 của Bản Quy định này.
Điều 16: Tổ chức hoặc cá nhân
đăng ký kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 66/HĐBT hiện đang hoạt động kinh
doanh trái với quy định tại điểm 1, Điều 6 Bản quy định này nay phải chuyển đổi
hình thức tổ chức kinh doanh thành Doanh nghiệp. Thời gian chuyển đổi hình thức
kinh doanh là 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Trường hợp không đủ điều kiện
thành lập Doanh nghiệp thì thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu .
Điều 17: Những trường hợp
không đảm bảo điều kiện kinh doanh thì xử lý như sau:
1. Điểm kinh doanh thuộc khu vực
cấm kinh doanh xăng dầu theo khoản 1, Điều 10 thí buộc di dời điểm kinh doanh
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
2. Điểm kinh doanh vi phạm hành
lang, lộ giới, hành lang sông, ngòi, kênh, rạch thì phải di dời giải tỏa đúng
phạm vi cho phép, trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Điểm kinh doanh xăng dầu
không đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phải khắc phục đúng theo quy
định trong thời hạn từ 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Quá thời hạn nêu trên, tổ chức
hoặc cá nhân kinh doanh xăng dầu không thực hiện theo Thông báo thì thu hồi
giấy phép kinh doanh.
Điều 18: Trường hợp người
kinh doanh không đảm bảo điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật xăng dầu thì tạm
đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời gian học bổ túc chuyên môn kỹ thuật.
Điều 19: Sở Thương mại –
Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ & Môi
trường, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tư và Chủ tịch UBND Huyện - Thị xã tổ
chức kiểm tra và xử lý toàn bộ các điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh.
Điều 20: Lực lượng QLTT
của các Huyện - Thị xã chịu trách nhiệm phối hợp với lực lượng công an cùng cấp
thường xuyên kiểm tra về điều kiện hoạt động kinh doanh xăng dầu của các điểm
kinh doanh trên địa bàn quản lý.
Điều 21: Chủ tịch UBND
các Huyện - Thị xã phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh về
việc để tồn tại các điểm kinh doanh xăng dầu bất hợp pháp hoặc các điểm kinh
doanh không đảm bảo các điều kiện theo Bản quy định này trên địa bàn mình quản
lý.