Quyết định 676/QĐ-BCT năm 2017 phê duyệt “Quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 676/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 06/03/2017 |
Ngày có hiệu lực | 06/03/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Trần Tuấn Anh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 676/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030”:
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục hóa chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với những nội dung chủ yếu như sau:
a) Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch của địa phương, quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan đã được phê duyệt, phù hợp các quy định hiện hành.
b) Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chát cơ bản trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, gắn liền với mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong nước, tăng cường thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất hóa chất, phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.
c) Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số sản phẩm hóa chất cơ bản có lợi thế cạnh tranh gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường.
a) Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng và phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản tương đối đồng bộ về cơ cấu các sản phẩm cả vô cơ và hữu cơ. Duy trì phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam, tăng trưởng bình quân chỉ số sản xuất công nghiệp đạt 9÷10%/năm, góp phần đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam tăng trưởng bình quân 14 ÷ 16%/năm.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phát triển các dự án hóa chất mới có quy mô lớn. Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu có lợi thế (apatit, lưu huỳnh và các nguyên liệu từ lọc dầu, khí thiên nhiên), khuyến khích các dự án chế biến sâu nguyên liệu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm như Photpho vàng, axit Photphoric cấp công nghiệp...
- Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao, hóa chất tinh khiết, hóa chất phẩm cấp kỹ thuật, cấp thực phẩm phục vụ cho nhu cầu các ngành kinh tế kỹ thuật khác như dược phẩm, thực phẩm...
- Phấn đấu đến năm 2025, đáp ứng 80-90% nhu cầu một số sản phẩm hóa chất cơ bản vô cơ thông dụng (xút, axit sunfuaric, axit photphoric, axit clohydric, axit nitric, amoniac,...), 17-20% tổng nhu cầu một số sản phẩm hóa chất hữu cơ (MEG, PTA, DOP, VCM, LAB, LAS, Methanol).
- Phát triển sản xuất hóa chất cơ bản trên cơ sở phát triển những cụm nhà máy có quy mô sản xuất đủ lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường; gắn bó với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu, bố trí gần các đơn vị tiêu thụ, liên hoàn với các cơ sở sản xuất hạ nguồn theo mô hình tổ hợp, để giảm chi phí sản xuất và có điều kiện xử lý tác động môi trường một cách tập trung.
- Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài nguyên của đất nước như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng ilmenit, dầu mỏ, khí thiên nhiên, nước biển...; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ tuyển quặng apatit loại II, quặng loại IV, tinh chế muối công nghiệp làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất hóa chất.
4.1. Quy hoạch phát triển đến năm 2025
a) Giai đoạn đến năm 2020
* Đầu tư mở rộng: Đầu tư mở rộng, hiện đại hóa, nâng công suất sản xuất xút, axit Sunfuric thương phẩm của các cơ sở sản xuất hiện có cung cấp cho thị trường, dự kiến:
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 676/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030”:
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục hóa chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với những nội dung chủ yếu như sau:
a) Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch của địa phương, quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan đã được phê duyệt, phù hợp các quy định hiện hành.
b) Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chát cơ bản trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, gắn liền với mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong nước, tăng cường thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất hóa chất, phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.
c) Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số sản phẩm hóa chất cơ bản có lợi thế cạnh tranh gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường.
a) Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng và phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản tương đối đồng bộ về cơ cấu các sản phẩm cả vô cơ và hữu cơ. Duy trì phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam, tăng trưởng bình quân chỉ số sản xuất công nghiệp đạt 9÷10%/năm, góp phần đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam tăng trưởng bình quân 14 ÷ 16%/năm.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phát triển các dự án hóa chất mới có quy mô lớn. Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu có lợi thế (apatit, lưu huỳnh và các nguyên liệu từ lọc dầu, khí thiên nhiên), khuyến khích các dự án chế biến sâu nguyên liệu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm như Photpho vàng, axit Photphoric cấp công nghiệp...
- Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao, hóa chất tinh khiết, hóa chất phẩm cấp kỹ thuật, cấp thực phẩm phục vụ cho nhu cầu các ngành kinh tế kỹ thuật khác như dược phẩm, thực phẩm...
- Phấn đấu đến năm 2025, đáp ứng 80-90% nhu cầu một số sản phẩm hóa chất cơ bản vô cơ thông dụng (xút, axit sunfuaric, axit photphoric, axit clohydric, axit nitric, amoniac,...), 17-20% tổng nhu cầu một số sản phẩm hóa chất hữu cơ (MEG, PTA, DOP, VCM, LAB, LAS, Methanol).
- Phát triển sản xuất hóa chất cơ bản trên cơ sở phát triển những cụm nhà máy có quy mô sản xuất đủ lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường; gắn bó với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu, bố trí gần các đơn vị tiêu thụ, liên hoàn với các cơ sở sản xuất hạ nguồn theo mô hình tổ hợp, để giảm chi phí sản xuất và có điều kiện xử lý tác động môi trường một cách tập trung.
- Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài nguyên của đất nước như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng ilmenit, dầu mỏ, khí thiên nhiên, nước biển...; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ tuyển quặng apatit loại II, quặng loại IV, tinh chế muối công nghiệp làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất hóa chất.
4.1. Quy hoạch phát triển đến năm 2025
a) Giai đoạn đến năm 2020
* Đầu tư mở rộng: Đầu tư mở rộng, hiện đại hóa, nâng công suất sản xuất xút, axit Sunfuric thương phẩm của các cơ sở sản xuất hiện có cung cấp cho thị trường, dự kiến:
- Triển khai Dự án đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion tại Phú Thọ, thay thế dây chuyền sản xuất cũ lạc hậu, đồng thời nâng công suất từ 6.000 tấn/năm lên 9.000 tấn/năm, tổ chức sản xuất một số sản phẩm gốc Clo nhằm cân bằng clo cho nhà máy.
- Triển khai di dời, mở rộng sản xuất các nhà máy sản xuất xút-clo hiện có tại miền Nam vào các khu, cụm công nghiệp tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Di dời, nâng công suất dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric của Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam lên 120.000 tấn/năm; mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất axit Photphoric tại Lào Cai lên 160.000 tấn/năm cho sản xuất các sản phẩm hóa chất gốc Photphat mới.
- Đầu tư các dự án mở rộng sản xuất các sản phẩm hóa chất khác: Dự án mở rộng, nâng công suất dây chuyền sản xuất Zeolite, công suất 20.000 tấn/năm tại Cần Thơ; Dự án mở rộng nhà máy sản xuất chất hóa dẻo (DOP) hiện có tại Đồng Nai, nâng công suất lên 75.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu chất hóa dẻo cho công nghiệp nhựa và các ngành công nghiệp khác.
* Đầu tư mới: Bên cạnh các dự án nâng cấp, mở rộng, tiến hành đầu tư một số dự án mới sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản khác, cụ thể:
- Dự án sản xuất xút vảy và sản phẩm gốc Clo, công suất 120.000 tấn/năm tại miền Trung, đáp ứng nhu cầu xút-clo cho các dự án lọc-hóa dầu tại miền Trung, các dự án khai thác, chế biến alumin Tây Nguyên, đón đầu nhu cầu phát triển sản xuất PVC trong nước.
- Dự án nhà máy axit Sunfuric công suất 300.000 tấn/năm, kết hợp phát điện thuộc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thay thế các dây chuyền sản xuất cũ hiện có, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Cải tạo, nâng công suất dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric tại Nhà máy Supe phốt phát Long Thành lên 120.000 tấn/năm, nhằm cân đối nhu cầu cho sản xuất phân supe lân và đáp ứng nhu cầu thị trường phía Nam.
- Đầu tư xây dựng mới các xưởng sản xuất axit Sunfuaric, axit Photphoric tích hợp trong dự án sản xuất phân bón DAP số 3 tại Lào Cai.
- Ngoài ra, thực hiện một số dự án sản xuất khác như: nhà máy sản xuất axit Photphoric nhiệt từ Photpho vàng; Dự án nhà máy sản xuất các dẫn xuất từ Photpho (PCl3, PCI5, P2S5...) xuất Natri Nitrat (NaNO3) 10.000 tấn/năm; Dự án nhà máy Nitrat (Ca(NO3)2) 50.000 tấn/năm.
- Để đáp ứng nhu cầu Amoniac cho các nhà máy sản xuất DAP tại miền Bắc và các hộ tiêu thụ khác, tiến hành đầu tư nhà máy sản xuất Amoniac công suất 300.000 tấn/năm, từ đó tiến tới sản xuất các sản phẩm hóa chất hữu cơ cơ bản, dung môi hoặc sản phẩm khác cung cấp cho thị trường.
Bên cạnh các dự án sản xuất hóa chất cơ bản vô cơ, cần xúc tiến đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản hữu cơ, hóa chất tổng hợp, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đáp ứng 17-20% tổng nhu cầu một số sản phẩm hóa chất hữu cơ (MEG, PTA, DOP, VCM, LAB, LAS, Methanol) cho các ngành công nghiệp nhựa, xơ sợi, sơn-mực in..cụ thể:
- Hoàn thành Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, dây chuyền sản xuất: Benzen, P-xylen, Lưu huỳnh, cung cấp nguyên liệu Lưu huỳnh cho các dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric tại Việt Nam, đồng thời là cơ sở để đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm PTA phục vụ cho nhà máy Xơ sợi tổng hợp.
- Đồng thời triển khai: Dự án nhà máy sản xuất Methanol và các sản phẩm từ Methanol: Formalin, Keo dán từ Formaldehyde tại miền Nam; Dự án Nhà máy sản xuất Hydro peroxit (H2O2) tại miền Nam, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như sản xuất giấy, dệt nhuộm...
b) Giai đoạn 2021 đến 2025
- Tiếp tục đầu tư các dự án sản xuất hóa chất vô cơ phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp như bột giặt, kính thủy tinh, giấy... cụ thể như: Dự án đầu tư sản xuất Natri sunphat (Na2SO4) công suất 150-200 ngàn tấn/năm gắn với dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric tại miền Bắc hoặc miền Nam; Dự án nhà máy sản xuất Sô đa công suất 300.000 tấn/năm tại miền Bắc hoặc miền Trung; Dự án nhà máy sản xuất Hydro Peroxit (H2O2) công suất 50.000 tấn/năm tại miền Bắc.
- Sau khi các Dự án mở rộng, xây dựng mới tổ hợp lọc dầu, lọc-hóa dầu như: Dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án Liên hợp Lọc-hóa dầu Nghi Sơn; Dự án nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong và Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô lần lượt đi vào vận hành sản xuất thương mại, cần tập trung phát triển các dự án sản xuất sản phẩm hóa chất hữu cơ gắn liền với các dự án này để tận dụng nguồn nguyên liệu từ lọc, hóa dầu và nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên. Các dự án sau cần được xem xét triển khai:
- Dự án nhà máy sản xuất NH3 và các dẫn xuất từ NH3 tại miền Nam trên cơ sở nguồn khí tự nhiên, đáp ứng nguyên liệu cho ngành chế biến hóa dầu, các ngành sản xuất ngoài urê như DAP, SA, bột ngọt, cao su...với công suất khoảng 450.000-600.000 tấn/năm.
- Dự án nhà máy sản xuất LAS công suất 48.000 tấn/năm tại miền Trung, nguồn nguyên liệu dự kiến từ Dự án các sản phẩm từ Aromatics (NB, LAB, PTA, PET...) tại miền Bắc.
- Dự án Tổ hợp hóa dược từ khí Cá Voi Xanh với công suất trên 1 triệu tấn sản phẩm các loại tại miền Trung. Nguồn nguyên liệu dự kiến từ Mỏ khí Cá Voi xanh hoặc tích hợp với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm xúc tác cho lọc dầu (FCC, Hydrocracking,...), công suất từ 20-50 ngàn tấn/năm.
- Dự án Nhà máy tách ethane và Tổ hợp hóa dầu từ ethane và mở rộng, nguyên liệu từ khí nhiên nhiên, công suất 300.000 - 500.000 tấn/năm các sản phẩm SM, PS/SBR/PE/EVA, MMA tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Dự án nhà máy sản xuất MEG công suất 200.000 tấn/năm tại miền Bắc gắn với tổ hợp lọc hóa dầu tại khu vực này, nhằm cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng.
4.2. Tầm nhìn đến năm 2035
- Mở rộng, nâng công suất các dây chuyền sản xuất tại miền Nam lên 200.000 tấn/năm hoặc đầu tư mới Tổ hợp CA/EDC/VCM - dây chuyền xút công suất 100.000 tấn/năm và VCM công suất 200.000 tấn/năm để tiêu thụ nguồn nguyên liệu NaCl từ các nhà máy sản xuất KC1 tại Lào, tăng sản lượng sản phẩm VCM đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.
- Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất các sản phẩm xúc tác cho lọc dầu (FCC, Hydrocracking...) tại miền Trung với quy mô công suất 50-100 ngàn tấn/năm.
- Trên cơ sở tích hợp với các sản phẩm từ Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đầu tư dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ Aromatics (NB, LAB, PTA, PET...), công suất khoảng 2,35 triệu tấn sản phẩm các loại.
- Ngoài ra cần có định hướng nâng cấp, mở rộng các nhà máy hóa dầu hiện hữu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam, cũng như xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ.
Danh mục các dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được thể hiện tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
5. Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện Quy hoạch
5.1. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất thử nghiệm từ kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ, nâng cao tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của sản phẩm hóa chất.
- Nâng cao năng lực các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành, các phòng kỹ thuật công nghệ của các công ty để có đủ khả năng tiếp cận, tổ chức nghiên cứu triển khai các công nghệ mới. Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm nguyên liệu, hóa chất và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến,... tập trung vào các giải pháp:
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Xây dựng các rào cản kỹ thuật, tránh nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, trang thiết bị cũ gây thiệt hại cho sản xuất và kinh tế.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên vật liệu... tạo ra các giải pháp công nghệ, bí quyết sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
- Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản tinh khiết, ứng dụng trong các ngành kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là sản phẩm cho ngành công nghệ cao. Giao nhiệm vụ này cho các trung tâm, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm chuyên ngành.
5.2. Giải pháp phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực
- Đào tạo chuyên sâu, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các bộ phận phụ trách kỹ thuật, công nghệ, quản lý của các doanh nghiệp hoạt động hóa chất. Tăng cường các chương trình đào tạo lại, định kỳ theo yêu cầu của công nghệ, của quá trình sản xuất và kinh doanh. Có chế độ ưu đãi với các cán bộ hóa chất có tay nghề cao, thu hút nhân tài và Việt kiều nước ngoài quay trở về làm việc trong nước.
- Tăng cường công tác đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật chuyên ngành hóa chất; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, gắn chặt với nhu cầu các doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành và các doanh nghiệp trong việc đào tạo.
- Tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, cũng như hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp hóa chất.
5.3. Giải pháp nâng cao năng tổ chức quản lý
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngành hóa chất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính, loại bỏ các văn bản, thủ tục không còn phù hợp; đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép; bảo đảm quyền tự chủ tối đa cho doanh nghiệp trong hệ thống công nghiệp hóa chất theo quy định pháp luật.
- Đối với cán bộ quản lý Nhà nước ngoài năng lực chuyên môn cần được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý ngành hóa chất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn sản xuất đối với các sản phẩm hóa chất theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra các sản phẩm của ngành.
- Vai trò của các Bộ, ngành chỉ nên tập trung vào việc thiết lập môi trường thể chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh vai trò các Hiệp hội chuyên ngành có liên quan trong việc tham mưu cho Bộ Công Thương xây dựng chính sách phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Nghiên cứu thành lập trung tâm kiểm định chất lượng công trình sản xuất sản phẩm với trang thiết bị tiên tiến, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập khu vực và thế giới của ngành.
- Kiểm tra tình hình triển khai các quy hoạch ngành liên quan, kiên quyết loại bỏ các dự án không triển khai từ quy hoạch trước gây ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và dự báo nguồn vốn.
5.4. Giải pháp về tài chính, tín dụng
- Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tiếp cận các nguồn vốn một cách bình đẳng, nhanh chóng. Có cơ chế hỗ trợ tích cực cho các hoạt động khoa học công nghệ, hình thành doanh nghiệp mới, tiếp cận và phát triển thị trường mới.
- Ưu tiên các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; ưu đãi về cơ chế vay vốn đối với các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và xây mới có sử dụng công nghệ hiện đại.
5.5. Giải pháp về thuế
- Ưu đãi thuế nhập khẩu đối với những loại nguyên liệu, máy móc trong nước chưa sản xuất được để phục vụ sản xuất; tăng thuế nhập khẩu đối với các loại thành phẩm và sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được trên cơ sở các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, TPP.
- Từng địa phương cần công khai khung giá thuê đất, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn; phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết của Việt Nam khi hội nhập WTO, TPP và các hiệp định thương mại song phương, đa phương khác để doanh nghiệp chủ động các giải pháp thực hiện.
- Sử dụng công cụ thuế, lệ phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý một số sản phẩm hóa chất.
5.6. Giải pháp về thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm
- Coi trọng, phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, tăng cường chế biến sâu, nâng cao giá trị tăng thêm các sản phẩm hóa chất. Tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin, tiếp cận với các bạn hàng trực tiếp, giảm dần các khâu trung gian.
- Nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm mới, đa dạng hóa các sản phẩm, tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hướng mạnh vào xuất khẩu.
- Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại để có các dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời. Hỗ trợ thông tin thị trường cho doanh nghiệp thông qua các cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin khác...
- Thiết lập hệ thống thông tin trong khu vực và toàn cầu, thông qua văn phòng đại diện của Ngành tại các nước (có thể là Đại sứ quán, Lãnh sự quán) và mạng thông tin máy tính để có thể cập nhật thường xuyên nhu cầu thị trường trong khu vực và trên thế giới. Tổ chức những trung tâm tư vấn đầu tư về đầu tư sản phẩm, kỹ thuật công nghệ có khả năng phân tích tốt, dự báo chính xác các vấn đề mà các nhà sản xuất quan tâm.
- Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm về các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và lưu thông thị trường, chống hàng lậu, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xúc tiến việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu, các loại thuế nhập khẩu, kiện chống bán phá giá, đánh thuế môi trường... để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường ra nước ngoài, lập các chi nhánh, đại diện ở nước ngoài để quảng bá sản phẩm và thương hiệu hóa chất Việt Nam.
5.7. Giải pháp về đầu tư
Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường thuộc ngành hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế trong phát triển ngành. Kiên quyết không chấp thuận các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, sử dụng tài nguyên và năng lượng không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư theo quy hoạch hóa chất, xem xét cẩn trọng các dự án đầu tư, tránh nhập công nghệ lạc hậu, tăng cường thẩm quyền, năng lực giám sát đầu tư, nhất là đầu tư công.
- Về thu hút đầu tư trong nước
Huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước, từ nhiều thành phần kinh tế, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tại các vùng được quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Ưu đãi vốn vay trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án sản xuất, chế biến sâu sản phẩm hóa chất cơ bản. Xây dựng cơ chế chính sách đầu tư theo hướng Nhà nước quản lý và kiểm soát Quy hoạch; phân cấp, uỷ quyền tối đa cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư, phát triển các dự án hóa chất; khuyến khích đầu tư xây dựng tổ hợp hóa chất sản xuất sản phẩm tinh khiết phục vụ cho ngành công nghệ cao.
- Về thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác đầu tư
Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, tinh chế các loại hóa chất tinh khiết phục vụ cho các ngành công nghệ cao, y dược. Cần tạo nhiều cơ hội và có những ưu đãi ổn định để thu hút vốn đầu tư. Ban hành danh mục những chủng loại sản phẩm hóa chất, khuyến khích đầu tư nhằm tạo thông tin minh bạch và thuận tiện cho các nhà đầu tư. Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư sử dụng công nghệ, trang thiết bị lạc hậu. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
- Chính sách xúc tiến đầu tư
Công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ để các nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp. Phối hợp giữa ngành hóa chất và các khu kinh tế, các khu công nghiệp ở các địa phương trong việc Quy hoạch và xúc tiến đầu tư các dự án.
Khuyến khích các Tập đoàn, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm hóa chất, có công nghệ hiện đại, đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm hóa chất.
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng
Tạo điều kiện và ưu tiên quỹ đất cho việc triển khai các dự án trong Quy hoạch, ưu tiên các vị trí thuận lợi để xây dựng hệ thống kho cảng hóa chất, căn cứ dịch vụ hậu cần cho ngành hóa chất nhằm phát huy tối đa lợi thế về địa lý.
Các Bộ, ngành liên quan cần ban hành các quy định có liên quan đến công tác di dân và giải phóng mặt bằng phù hợp và nhất quán nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai đúng thời hạn và tiến độ các dự án.
5.8. Giải pháp bảo vệ môi trường
a) Phương hướng chung
- Sử dụng, cải tạo, bảo vệ môi trường không tách rời với mục tiêu của đề án phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản. Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường.
- Không phê duyệt, cấp phép xây dựng các dự án đầu tư và triển khai xây dựng khi chưa có đánh giá tác động môi trường. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, thông qua thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu chất thải, thực hiện sản xuất sạch hơn.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân và các cấp chính quyền cơ sở tại các địa phương. Biến nhận thức về bảo vệ môi trường thành ý thức, hành động cụ thể tạo ra những thành quả, lợi ích thiết thực.
- Tăng cường năng lực về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp và các đoàn thể.
b) Giải pháp cụ thể
- Các nhà máy đang hoạt động, các dự án đầu tư mới phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hạn chế tối đa việc hình thành các cơ sở sản xuất hóa chất quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu. Ưu tiên phát triển các dự án hóa chất áp dụng các công nghệ mới, ít chất thải, thân thiện môi trường, có giải pháp tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu, và tái sử dụng tối đa các loại chất thải phát sinh trong quy trình sản xuất.
- Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị trường và đánh giá sức chịu tải của môi trường ở những nơi quy hoạch các dự án hóa chất để điều chỉnh quy mô sản xuất.
- Có kế hoạch di dời các nhà máy hóa chất ở các thành phố hoặc các khu vực đông dân cư vào khu, cụm công nghệ tập trung để giảm thiểu chi phí xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Giành đủ nguồn lực cho đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tái các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tăng tích luỹ, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
- Hạn chế, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất hóa chất mới đầu tư xây dựng phải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến và được trang bị các thiết bị xử lý chất thải, khí thải giảm thiểu ô nhiễm đạt tiêu chuẩn môi trường. Không cấp phép đầu tư cho dự án sản xuất hóa chất chưa có hoặc không có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Thực hiện kế hoạch cải tạo, tiến tới loại bỏ dần việc sử dụng các công nghệ và thiết bị lạc hậu trong các cơ sở sản xuất hóa chất đang hoạt động để hạn chế tiến tới loại bỏ nguồn phát tán ô nhiễm.
- Kiểm soát chặt chẽ an toàn hóa chất, khí thải, nước thải và chất thải rắn đặc biệt là những hóa chất có mức độ độc hại cao trong các cơ sở sản xuất sản phẩm hóa chất.
5.9. Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu
- Các nguyên liệu khác cho ngành công nghiệp hóa chất: Có kế hoạch cụ thể để sản xuất, nhập khẩu nhằm đáp ứng kịp thời, tránh tình trạng dự án, nhà máy phải tạm dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu.
- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất nguyên liệu, sản phẩm hóa chất chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chế biến sâu ở quy mô công nghiệp các loại nguyên liệu trong nước như: quặng apatit loại II và loại IV; muối công nghiệp...đạt chỉ tiêu chất lượng, nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản.
- Không cấp phép đầu tư bổ sung cho các dự án sản xuất Photpho vàng mới ngoài các dự án đã được quy hoạch, nhằm tiết kiệm tài nguyên quặng apatit, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Đối với nguồn nguyên liệu từ khí tự nhiên, cần có chính sách ưu tiên phân bổ nguồn khí cho các dự án sản xuất hóa chất quan trọng, có tính tạo đà phát triển chung cho ngành chế biến hóa chất, hóa dầu.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố Quy hoạch và chỉ đạo hướng dẫn cụ thể hóa các giải pháp và cơ chế chính sách để triển khai thực hiện Quy hoạch, cụ thể:
- Thẩm tra có ý kiến bằng văn bản về khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng, đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thực hiện quy hoạch, giám sát chuyên ngành việc đáp ứng các điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với các dự án thuộc thẩm quyền. Định kỳ báo cáo, thời sự hóa tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án, đồng thời đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững đảm bảo đáp ứng nhu cầu về sản phẩm hóa chất cho nhu cầu thị trường đồng thời kiểm soát quản lý giá theo cơ chế thị trường...Chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
- Theo dõi cung cầu trên thị trường, đề xuất cơ chế chính sách để vừa tạo điều kiện cho hệ thống phân phối phát triển ổn định vừa tăng khả năng quản lý về chất lượng và giá cả trong lưu thông, hạn chế tối đa việc tăng giá một cách bất hợp lý góp phần kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá bán lẻ trên thị trường. Chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, báo cáo Chính phủ để có biện pháp thích hợp bình ổn thị trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các Tập đoàn (Hoá chất việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam) và các Hiệp hội hóa học, hóa chất Việt Nam... rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ theo đúng định hướng.
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, theo chức năng phối hợp với Bộ Công Thương cụ thể hóa các giải pháp và cơ chế chính sách nêu trong Quyết định này, cụ thể:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chịu trách nhiệm bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư cho toàn ngành công nghiệp hóa chất để thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ. Giám sát việc thực hiện quy hoạch trong phạm vi cả nước. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực đầu tư nước ngoài, các chính sách liên quan đến ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư để phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì việc xây dựng các quy hoạch đầu tư các tuyến đường vận chuyển, cảng biển phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất gồm cả vận tải nguyên nhiên liệu, sản phẩm, thiết bị phục vụ cho nhà máy trong quá trình xây dựng.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai thực hiện đề tài, dự án trong lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì việc xây dựng triển khai thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, tăng cường đào tạo dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong quy hoạch. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng... thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp để xử lý theo đề xuất của cơ quan chủ trì.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản được thực hiện đồng bộ và phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành trước khi cấp phép đầu tư đối với các dự án ngoài quy hoạch.
4. Các tổ chức Hội, Hiệp hội và các tổ chức liên quan: Thực hiện tốt vai trò liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh hóa chất, tham gia đề xuất các cơ chế chính sách phát triển sản xuất hóa chất cơ bản Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM HÓA CHẤT ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất (Tấn/năm) |
Thời gian thực hiện |
A |
Quy hoạch giai đoạn đến 2020 |
|||
I |
Các dự án mở rộng |
|||
1 |
Dự án đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion |
Phù Ninh, Phú Thọ |
9.000 |
2016-2017 |
2 |
Dự án mở rộng, nâng công suất dây chuyền xút-clo tại Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam |
Đồng Nai |
100.000 NaOH; 98.000 HCl |
2016-2018 |
3 |
Dự án di dời, nâng công suất nhà máy sản xuất xút và sản phẩm hóa chất |
Đồng Nai |
65.000 |
2018-2024 |
4 |
Dự án di dời, nâng công suất nhà máy sản xuất axit Sunfuaric |
Đồng Nai |
120.000 |
2019-2021 |
5 |
Dự án mở rộng nhà máy sản xuất axit Photphoric |
Lào Cai |
160.000 |
2016-2020 |
6 |
Dự án mở rộng, nâng công suất dây chuyền sản xuất Zeolite |
Trà Nóc-Cần Thơ |
20.000 |
2016-2020 |
7 |
Dự án mở rộng nhà máy sản xuất chất hóa dẻo (DOP) |
Miền Nam |
75.000 |
2016-2020 |
II |
Các dự án đầu tư mới |
|||
8 |
Dự án nhà máy sản xuất photpho vàng |
Lào Cai |
20.000 |
2014-2017 |
9 |
Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn- dây chuyền các sản phẩm hóa chất |
Bà Rịa-Vũng Tàu |
96.000 Butadien; 31.500 MTBE |
2016-2021 |
10 |
Dự án sản xuất xút vảy và sản phẩm gốc Clo |
Miền Trung |
120.000 |
2017-2022 |
11 |
Dự án nhà máy sản xuất xút - clo |
Quảng Ninh |
20.000 |
2016-2020 |
12 |
Dự án Nhà máy axit Sunfuaric 300.000 tấn/năm kết hợp phát điện |
Lâm Thao, Phú Thọ |
300.000 |
2016-2020 |
13 |
Dự án cải tạo, nâng công suất các dây chuyền axit Sunfuaric từ 80.000 tấn/năm lên 120.000 tấn/năm |
Đồng Nai |
120.000 |
2019-2020 |
14 |
Dự án nhà máy sản xuất axit Photphoric |
Lào Cai |
250.000 |
2018-2023 |
15 |
Dự án nhà máy sản xuất axit Photphoric nhiệt |
Lào Cai |
70.000H3PO4 (bao gồm 20.000 Photpho vàng) |
2017-2019 |
16 |
Dự án đầu tư các dây chuyền axit Sunfuaric và axit Photphoric (tại nhà máy DAP số 3) |
Lào Cai |
420.000 H2SO4; 162.000 H3PO4 |
2016-2020 |
17 |
Dự án nhà máy sản xuất các dẫn xuất từ Photpho (PCl3, PCl5, P2S5...) |
Lào Cai |
50.000 |
2016-2020 |
18 |
Dự án nhà máy sản xuất Natri Nitrat (NaNO3) |
Quảng Ninh / Thái Bình |
10.000 |
2016-2020 |
19 |
Dự án nhà máy sản xuất Canxi nitrat - Ca(NO3)2 |
Thái Bình |
50.000 |
2016-2020 |
20 |
Dự án nhà máy sản xuất Amoniac |
Miền Bắc |
300.000 |
2018-2025 |
21 |
Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, dây chuyền sản xuất: Benzen, P-xylen, lưu huỳnh |
Nghi Sơn, Thanh Hóa |
246.000 Benzen; 685.000 P-xylen; 258.000 Lưu huỳnh |
2011-2017 |
22 |
Dự án nhà máy sản xuất Methanol và các sản phẩm từ methanol: Formalin, Keo dán từ Formaldehyde |
Miền Nam |
300.000 Methanol; 200.000 Formalin; 100.000 keo dán |
2016-2020 |
23 |
Dự án nhà máy sản xuất Hydro Peroxit (H2O2) |
Miền Nam |
30.000 |
2016-2020 |
B |
Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 |
|||
24 |
Dự án đầu tư sản xuất Natri sunphat (Na2SO4) |
Miền Bắc / miền Nam |
150.000-200.000 |
2021-2025 |
25 |
Dự án nhà máy sản xuất Sô đa |
Miền Bắc / miền Trung |
300.000 |
2021-2025 |
26 |
Dự án nhà máy sản xuất Hyđro Peroxit (H2O2) |
Miền Bắc |
50.000 |
2021-2025 |
27 |
Dự án nhà máy sản xuất MEG |
Miền Bắc |
200.000 |
2021-2025 |
28 |
Dự án nhà máy sản xuất LAS |
Miền Trung |
48.000 |
2021-2025 |
29 |
Dự án nhà máy sản xuất Amoniac và các dẫn xuất |
Miền Nam |
450.000-600.000 |
2021-2025 |
30 |
Dự án Tổ hợp hóa dầu từ khí Cá Voi Xanh |
Quảng Ngãi |
1.100.000 (PP/2-EH, 2-EHA, AA, n-BA) |
2021-2025 |
31 |
Dự án Nhà máy tách ethane và Tổ hợp hóa dầu từ ethane và mở rộng |
Bà Rịa- Vũng Tàu |
300.000 – 500.000 (SM, PS/SBR/PE/EVA, MMA) |
2021-2025 |
32 |
Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, dây chuyền sản xuất: BTX, lưu huỳnh |
Phú Yên |
98.000
Benzen; 72.000 Toluen; |
2021-2025 |
33 |
Dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm xúc tác cho lọc dầu (FCC, Hydrocracking,...) |
Miền Trung |
20.000 – 50.000 |
2021-2025 |
C |
Định hướng giai đoạn 2026 - 2035 |
|||
34 |
Dự án tích hợp hóa dầu từ dầu với Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn |
Nghi Sơn, Thanh Hóa |
2.350.000 (NB, LAB, PTA, PET) |
2026-2035 |
35 |
Dự án mở rộng các dây chuyền sản xuất xút hiện có lên 500.000 tấn/năm / Tổ hợp CA/EDC/VCM 100.000 tấn xút & 200.000 tấn VCM |
Miền Nam |
100.000
NaOH; |
2026-2035 |
36 |
Dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất các sản phẩm xúc tác cho lọc dầu (FCC, Hydrocracking,...) |
Miền Trung |
50.000 - 100.000 |
2026-2035 |