Quyết định 662/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 662/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/03/2016
Ngày có hiệu lực 24/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Lò Minh Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 662/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 24 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NĂM CAO ĐIỂM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 9 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 95/TTr-SNN ngày 21 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, Mạnh KTN, 38 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

NĂM CAO ĐIỂM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)

I. MỤC TIÊU

Tiếp tục ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT

- Ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và chất cấm, kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản;

- Ngăn chặn hiệu quả việc lưu thông, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường, chất bảo quản, phụ gia ngoài danh mục, kém chất lượng, không an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;

- Chấn chỉnh, kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ thịt giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật có hại;

- Đến cuối năm 2016, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong rau, quả, chè; tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản nuôi; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 15% so với năm 2015;

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP tăng 20% so với năm 2015;

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại C (không đạt điều kiện đảm bảo ATTP) được nâng hạng A/B tăng 15% so với năm 2015;

- Tiếp tục xây dựng, nhân rộng chuỗi sản xuất, cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn; hỗ trợ phát triển các điểm bán sản phẩm an toàn có xác nhận và truyền thông khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm an toàn;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn có xác nhận;

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản của các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

[...]