ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
66/2006/QĐ-UBND
|
Quy
Nhơn, ngày 05 tháng 7 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ
năm 2003-2007;
Căn cứ Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP ngày 09/7/1999
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế báo cáo viên pháp luật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế
tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn gọi tắt là quy chế tuyên truyền
viên pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày,
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 21/2000/QĐ-UB ngày 17/02/2000 của UBND
tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư
pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch
UBND các xã, phường, thị trấn và các tuyên truyền viên pháp luật chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Vũ Hoàng Hà
|
QUY CHẾ
TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2006 của
UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Báo cáo pháp luật
Báo cáo pháp luật là một công tác tư tưởng, văn hóa của
Đảng, được tiến hành bằng lời nói trước những đối tượng xác định nhằm truyền
đạt tinh thần, nội dung pháp luật, giúp người nghe hiểu và nâng cao nhận thức
về pháp luật, tôn trọng làm theo pháp luật một cách đúng đắn, thống nhất.
Điều 2. Tuyên truyền viên pháp luật
Tuyên truyền viên pháp luật theo Quy chế này là những
người được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn công nhận, có nhiệm vụ báo cáo
pháp luật.
Điều 3. Yêu cầu của công tác báo cáo pháp luật
1. Đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo
đức xã hội
2. Chính xác, phổ thông, dễ hiểu, có sức thuyết phục
3. Tác động tích cực đến người nghe nhằm góp phần tạo niềm
tin pháp luật, cổ vũ động viên cán bộ, nhân dân thực hiện đúng chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của tuyên truyền viên pháp
luật
Tuyên truyền viên pháp luật trực tiếp thực hiện việc báo
cáo pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn, đơn vị cơ sở hoặc
cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn khác khi có yêu cầu.
Điều 5. Phương thức hoạt động của tuyên truyền viên
pháp luật
Việc báo cáo pháp luật được tiến hành theo kế hoạch
của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của
Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Điều 6. Bảo đảm sự hoạt động của tuyên truyền viên
pháp luật
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Phòng
Tư pháp để xây dựng, kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật
về kiến thức pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để tuyên truyền viên pháp luật
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ báo cáo pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
Điều 7. Nguồn lựa chọn tuyên truyền viên pháp luật
Tuyên truyền viên pháp luật được lựa chọn từ cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn và các đối tượng khác.
Điều 8. Tiêu chuẩn của tuyên truyền viên pháp luật
1. Gương mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt;
2. Có uy tín trong công tác, trong sinh hoạt;
3. Có kiến thức pháp luật, có khả năng báo cáo pháp
luật trước công chúng;
4. Tự nguyện, nhiệt tình có đủ điều kiện về sức khỏe và
thời gian để hoàn thành nhiệm vụ báo cáo pháp luật.
Điều 9. Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
1. Tư pháp xã, phường, thị trấn phối hợp với tổ chức liên
quan lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình
quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn.
2. Trong từng thời kỳ, tư pháp xã, phường, thị trấn phối
hợp với tổ chức có liên quan rà soát, đánh giá hoạt động, đề nghị bổ sung hoặc
thay đổi tuyên truyền viên pháp luật.
Điều 10. Quyền của tuyên truyền viên
1. Được cung cấp thông tin, văn bản quy phạm pháp luật
và các tài liệu khác cần thiết cho công tác báo cáo pháp luật;
2. Được dự các hoạt động học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ để
nâng cao kiến thức chuyên môn về phổ biến giáo dục pháp luật;
3. Được hưởng thù lao tuyên truyền viên pháp luật theo
quy định tại Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 08/02/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định.
Điều 11. Nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật
1. Chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung báo cáo; phải phát
ngôn phù hợp với chính sách của Đảng, tuyên truyền đúng tinh thần văn bản pháp
luật; không tiết lộ bí mật nhà nước.
2. Luôn học tập chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ tuyên truyền,
tìm hiểu thực tiễn, thu thập thông tin để nâng cao năng lực phổ biến, giáo dục
pháp luật; đảm bảo kế hoạch báo cáo pháp luật; thực hiện có chất lượng các hoạt
động báo cáo pháp luật.
3. Thường xuyên giữ mối liên hệ tư pháp xã, phường,
thị trấn.
Điều 12. Phổ biến văn bản pháp luật
Khi có văn bản pháp luật mới ban hành hoặc các văn bản
pháp luật đã được ban hành trước đó nhưng do có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị
của địa phương cần thiết phải phổ biến rộng rãi thì căn cứ kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật của xã, phường, thị trấn, dựa vào đề cương được cung cấp,
tuyên truyền viên pháp luật xây dựng đề cương chi tiết để phổ biến cho cán bộ,
công chức hoặc nhân dân ở địa bàn nơi mình sinh sống.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn
1. Xây dựng đội ngũ, quản lý hoạt động của tuyên
truyền viên pháp luật.
2. Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh
nghiệm báo cáo pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm không ngừng nâng cao
trình độ của tuyên truyền viên pháp luật.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản quy phạm pháp
luật cần thiết cho tuyên truyền viên pháp luật.
4. Tạo điều kiện về kinh tế, thời gian, phương tiện hoạt
động cho tuyên truyền viên.
5. Định kỳ 6 tháng 1 lần, báo cáo tình hình tổ chức và
hoạt động của tuyên truyền viên pháp luật cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (qua
Phòng Tư pháp). Định kỳ sơ kết, tổng kết; thực hiện công tác thi đua khen thưởng
cho hoạt động báo cáo pháp luật.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 14. Khen thưởng
Tuyên truyền viên pháp luật có thành tích trong hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết và ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân thì được UBND xã, phường, thị trấn
khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 15. Kỷ luật
Tuyên truyền viên pháp luật vi phạm quy chế này, thì tùy
theo mức độ vi phạm có thể tạm đình chỉ hoạt động báo cáo pháp luật; xóa tên
danh sách tuyên truyền viên pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách
nhiệm theo dõi, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi để tuyên truyền viên hoạt
động báo cáo pháp luật; quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở Tư pháp) để xem xét thay đổi, bổ sung quy chế này./.