Quyết định 659/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Cánh đồng lớn tỉnh Ninh Bình đến 2020, định hướng 2025

Số hiệu 659/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/05/2016
Ngày có hiệu lực 23/05/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 659/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng th phát trin kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đi bsung một sđiều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thm định và công bquy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tchức lập, thm định, phê duyệt, điều chnh và công bố quy hoạch tng thkinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình s596/TTr-KHĐT ngày 07/4/2016,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Cánh đồng lớn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Quy hoạch các cánh đồng lớn phải phù hp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, định hướng và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo cho nông dân áp dụng thuận lợi tiến bộ kỹ thuật khi tham gia.

2. Quy hoạch các cánh đồng lớn đảm bảo gọn vùng, phát triển bn vững, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu. Đảm bảo quy mô diện tích đối với cây lúa (trên 30ha với xã đồng bng và 20ha với xã miền núi), cây lạc, cây ngô (từ 15ha trở lên). Thực hiện 3 cùng: cùng giống, cùng thời vụ và cùng áp dụng chung quy trình kỹ thuật thâm canh.

3. Quy hoạch các cánh đồng lớn góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đt nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, gn với chuyn đi cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

II. Quy hoạch các cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh

1. Định hướng phát triển sản xuất lúa, ngô, lạc giai đoạn 2020-2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt từ 2%/năm. Đến năm 2020 giá trị sản xuất/ha canh tác đạt trên 130 triệu đồng/ha. Đến năm 2025 giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 145 triệu đồng/ha.

- Sản xuất lúa: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh đạt 76.000 ha, năng suất bình quân đạt trên 64,8 tạ/ha, sản lượng lúa đạt trên 492 nghìn tấn. Định hướng đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh còn 72.000ha. Diện tích đất trồng lúa giảm tại nhng vùng không chủ động nước, vùng ruộng trũng, một phần diện tích đất 2 lúa, đất lúa màu chuyn sang trồng các loại rau củ quả và cây dược liệu có hiệu quả cao và mô hình lúa - cá.

- Sản xuất ngô: Đến năm 2020, duy trì diện tích khoảng 6.000ha. Định hướng đến năm 2025, diện tích gieo trồng ngô cả năm còn khoảng 5.000ha. Tập trung vào khảo nghiệm tuyn chọn các giống ngô có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Đy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh sản xuất ngô nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, giá trị của cây ngô.

- Cây lạc: Đến năm 2020, diện tích trồng lạc giảm còn 4000 ha. Sản lượng đạt trên 11,1 nghìn tấn vào năm 2020. Định hướng đến năm 2025, diện tích trng lạc còn khoảng 3.600ha. Diện tích giảm ở những vùng có hiệu quả thấp, chuyn sang trồng các loại rau, củ quả có hiệu quả cao như: chuối tiêu hồng, thanh long...)

2. Tiêu chí xây dựng cánh đồng ln

- Xây dựng “Cánh đồng lớn” phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, chương trình xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, định hướng và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ shạ tầng sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo cho nông dân áp dụng thuận lợi tiến bộ kỹ thuật khi tham gia.

- “Cánh đng lớnphải được quy hoạch gọn vùng, phát triển bền vững, có hệ thng giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu cho sản xuất 3 vụ/năm hợp lý theo hướng: Vụ xuân muộn - Vụ mùa sớm, mùa trung - Vụ đông hàng hóa.

+ Vụ Xuân: Sử dụng lúa thuần, lúa chất lượng, áp dụng gieo thẳng, biện pháp canh tác tiên tiến, cơ giới hóa.

+ Vụ Mùa: Sử dụng lúa thuần, lúa chất lượng, áp dụng gieo thẳng, biện pháp canh tác tiên tiến, cơ giới hóa.

+ Vụ Đông: Phát triển cây trồng hàng hóa gn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.

- Quy mô diện tích:

+ Đối với cây lúa: trên 30ha/cánh đồng đối với xã đồng bng, và trên 20ha/cánh đồng đối với xã miền núi

+ Đối với cây ngô, cây lạc: trên 15ha/cánh đồng

[...]