Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 654/QĐ-TTg
Ngày ban hành 30/05/2022
Ngày có hiệu lực 30/05/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 654/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chiến lược hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển bưu chính thành một trong các hạ tầng quan trọng, thiết yếu của quốc gia. Hạ tầng bưu chính được sử dụng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bưu chính và các sản phẩm, dịch vụ khác; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, trong đó lấy mạng bưu chính công cộng làm nòng cốt.

2. Phát triển lĩnh vực bưu chính một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và huy động tối đa các nguồn lực xã hội.

3. Xây dựng, phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng bảo đảm tính gắn kết giữa hạ tầng mạng lưới, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu, trong đó lấy nền tảng số làm giải pháp đột phá.

4. Phát triển bưu chính theo hướng mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; khai thác tốt thị trường trong nước từ đó vươn ra thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bưu chính. Doanh nghiệp bưu chính phát triển theo hướng thành doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới.

5. Bảo đảm mọi người dân trên cả nước đều có quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ bưu chính phổ cập thường xuyên, ổn định, với chất lượng và giá cước hợp lý.

6. Minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh; tạo điều kiện để doanh nghiệp bưu chính thuộc các thành phần kinh tế phát triển.

II. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.

III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025

1. Phát triển thị trường:

a) Tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử: Tối thiểu 30%.

b) Tối thiểu 50 bưu gửi/đầu người/năm.

c) Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính: ~ 3.700 người.

d) Phát triển tối thiểu 3 doanh nghiệp bưu chính lớn dẫn dắt thị trường.

2. Phát triển hạ tầng bưu chính:

a) Hạ tầng mạng lưới:

- 27.000 điểm phục vụ bưu chính.

[...]