Công văn 2304/BTTTT-THH năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 2304/BTTTT-THH
Ngày ban hành 29/06/2021
Ngày có hiệu lực 29/06/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Huy Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2304/BTTTT-THH
V/v thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Để triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong giai đoạn mới, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý Cơ quan chỉ đạo, quán triệt các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nắm rõ xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn Việt Nam, từ đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cần tập trung trin khai thực hiện sớm.

Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý Cơ quan quan tâm một số nội dung sau:

1. Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam

Trong khoảng 20 năm qua, từ năm 2001 đến nay, Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử thực hiện bởi Liên Hiệp Quốc, định kỳ 2 năm công bố 1 lần, là tài liệu được công nhận rộng rãi, được các quốc gia tham khảo sử dụng phổ biến. Trong 10 lần công bố trước đây, chủ đề của Báo cáo luôn dùng từ khoá “Chính phủ điện tử”. Năm 2020, trong lần công bố thứ 11, lần đầu tiên Báo cáo sử dụng cụm từ “Chính phủ số”. Năm 2020, được coi là năm khởi đầu của thập kỷ, trong đó, Chính phủ số được xác định là giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hóa Mục tiêu phát triển bền vững đặt ra đến năm 2030.

Trong bối cảnh đó, trong vòng 3-5 năm trở lại đây, nhiều quốc gia đã sớm nhận thức được việc này và nhanh chóng tuyên bố chiến lược phát triển Chính phủ số của mình. Chẳng hạn, Thái Lan năm 2017, Singapore năm 2018, Úc năm 2019 và Hàn Quốc năm 2020.

Việt Nam cũng là nước sớm nhận thức được việc này. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đặc biệt là Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã cụ thể hoá các mục tiêu phát triển đặt ra đến năm 2025 và năm 2030 một cách tương ứng.

Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ. Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có.

Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Chính phủ số là chính phủ đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công mới.

Vì vậy, khi nói phát triển Chính phủ số chính là nói phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã bao hàm Chính phủ điện tử. Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.

Cụ thể, cách làm thay đổi từ cung cấp dịch vụ công trực tuyến sang cung cấp dịch vụ số; từ dẫn dắt là giám đốc công nghệ thông tin sang người đứng đầu tchức; từ hệ thống thông tin sang nền tảng; từ tiếp cận dịch vụ sang tiếp cận dữ liệu; từ công nghệ Web và PC sang công nghệ 4.0 với điện toán đám mây, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,...; từ sự tham gia của cơ quan nhà nước sang sự tham gia của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp; từ nhấn mạnh cải cách thủ tục hành chính sang nhấn mạnh thay đổi mô hình quản trị; từ đo lường dịch vụ công lên trực tuyến sang đo lường số dịch vụ công mới. Thách thức của Chính phủ điện tử là liên thông, kết nối chia sẻ dữ liệu thì thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi.

2. Chỉ tiêu cơ bản về Chính phủ điện tử đến hết năm 2021

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các chỉ tiêu cơ bản phát triển Chính phủ điện tử đến hết năm 2021 như sau:

TT

Chỉ tiêu cụ thể

Năm 2020

Năm 2021

1

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

 

Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

30,86%

100%

-

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ

37,82%

100%

-

Tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến

23,52%

30%

2

Phát triển hạ tầng, nền tảng

-

Tỷ lệ người dùng Internet

70,3%

71%

-

Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh trên người sử dụng điện thoại di động

84,6%

90%

-

Tỷ lệ thuê bao cáp quang băng rộng cố định trên 100 hộ gia đình

58%

65%

 

Tỷ lệ cơ quan nhà nước 04 cấp chính quyền được kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước

100% cấp bộ, ngành; 98% quận/huyện được kết nối

100%

-

Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

100%

100%

 

Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương phát triển Nền tảng giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng và kết nối với Nền tảng giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng quốc gia

100%

100%

3

Phát triển dữ liệu

-

Mức độ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư

-

100%

-

Mức độ hoàn thành Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia

-

100%

-

Mức độ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp

-

100%

-

Mức độ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

-

100%

-

Mức độ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính

-

100%

4

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ cơ bản

-

Triển khai Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thông suốt 4 cấp chính quyền

-

100%

-

Triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thông suốt 4 cấp chính quyền

-

100%

-

Triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử

100%

100%

-

Triển khai Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

100%

100%

 (Với các chỉ tiêu đã đạt 100% năm 2020, vẫn phải tiếp tục nâng cấp, phát triển đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ số).

3. Chỉ tiêu cơ bản về Chính phủ số đến hết năm 2022

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các chỉ tiêu cơ bản phát triển Chính phủ số đến hết năm 2022 như sau:

TT

Chỉ tiêu cụ thể

Năm 2020

Năm 2022

1

Cung cấp dịch vụ số

-

Tỷ lệ dịch vụ số đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

-

30%

-

Tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến

23,52%

50%

-

Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ của cơ quan nhà nước

-

90%

-

Tỷ lệ dịch vụ số mới có tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tchức ngoài nhà nước

-

30%

2

Phát triển hạ tầng, nền tảng

-

Tỷ lệ người dùng Internet

70,3%

73%

-

Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh trên người sử dụng điện thoại di động

84,6%

92%

-

Tỷ lệ thuê bao cáp quang băng rộng cố định trên 100 hộ gia đình

58%

75%

-

Tỷ lệ danh tính số trên 100 dân

-

30%

-

Tỷ lệ Nền tảng điện toán đám mây được triển khai ở cấp quốc gia và bộ, ngành, địa phương

-

30%

-

Mức độ hoàn thành Nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử

-

100%

-

Tỷ lệ phát triển Nền tảng dữ liệu lớn về kinh tế - xã hội của quốc gia và bộ, ngành, địa phương

-

100%

3

Phát triển dữ liệu

-

Mức độ hoàn thành xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia

-

100%

-

Tỷ lệ cơ quan nhà nước tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở

-

50%

-

Tỷ lệ dữ liệu số trong lĩnh vực nông nghiệp

-

30%

-

Tỷ lệ dữ liệu số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistic

-

30%

-

Tỷ lệ dữ liệu số trong lĩnh vực lao động, việc làm

-

30%

4

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ cơ bản

-

Tỷ lệ cơ quan nhà nước triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức

-

30%

-

Tỷ lệ cơ quan nhà nước triển khai công cụ làm việc, cộng tác trên môi trường số

-

30%

-

Tỷ lệ cơ quan nhà nước triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu

-

30%

4. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Trước hết, khẩn trương hoàn thành công tác xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển Chính phủ số/Chính quyền số giai đoạn 2021-2025 của bộ, ngành, địa phương mình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số 2606/BTTTT-THH ngày 15/7/2020, trong đó lưu ý cập nhật các nội dung theo Chiến lược. Đối với các bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt kế hoạch; căn cứ nội dung Chiến lược, đề nghị rà soát nội dung kế hoạch, bảo đảm phù hợp với Chiến lược và thực hiện công tác điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết).

Chi tiết xin liên hệ: Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, thư điện tử: nptien@mic.gov.vn, điện thoại: 0912373907.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng;
- Lưu: VT, THH (CSCNTT).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Huy Dũng