Quyết định 63/2006/QĐ-UBND về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 63/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/03/2006
Ngày có hiệu lực 19/03/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/2006/QĐ.UBND

Thủ Dầu Một, ngày 09 tháng 3 năm 2006

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006;

- Căn cứ Nghị quyết số 165-NQ/TU ngày 28/12/2005 của Tỉnh uỷ về đánh giá tình hình năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006; Nghị quyết số 43/2005/NQ-HĐND7 ngày 15/12/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ năm 2006;

- Xét đề nghị của Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006”.

Điều 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006”

Điều 3: Chương trình này áp dụng kể từ ngày 01/01/2006.

Điều 4: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TTgCP và Phó TTgCP
- VPCP, Vụ ĐP 2, B.Tư pháp.
- TTTU, TT.HĐND tỉnh.
- VP Tỉnh uỷ và các Ban Đảng.
- Đảng uỷ: Khối Dân chính Đảng, Khối DN.
- CT, các PCT, TV.UBND tỉnh.
- UBNTTQ VN tỉnh và các đoàn thể.
- Các sở, ban, ngành.
- UBND các huyện, thị.
- Giám đốc DNNN.
- LĐVP, CV.
- Lưu VP. 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ.UBND ngày 09/03/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh).

- Căn cứ Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006.

- Căn cứ các Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ năm 2006.

Để triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết trên và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đã đề ra; Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định một số vấn đề chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện trên từng ngành, lĩnh vực trong năm 2006 như sau:

I- Tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư, kinh doanh của tỉnh:

1- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội:

- Tăng cường công tác rà soát văn bản của địa phương để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo đúng các qui định của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách; kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc để có các giải pháp khắc phục.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước địa phương. Rà soát các thủ tục hành chính và có biện pháp tích cực xử lý một số vấn đề bất cập liên quan đến thủ tục hành chính thuộc thâm quyền của tỉnh trên các lĩnh vực; nhất là các lĩnh vực liên quan đến việc thu hút đầu tư và kinh doanh của các thành phần kinh tế.

2- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế:

- Tiếp tục phát huy và thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh; đồng thời thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường năng lực và nâng cao khả năng của các doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; công khai các quy trình, thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp; tiếp tục mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với Luật Đầu tư và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thực hiện đúng tiến độ sắp xếp, đổi mới và phát triển khu vực doanh nghiệp Nhà nước; trong đó, quan tâm chỉ đạo việc xây dựng mô hình Công ty mẹ - Công ty con đối với các doanh nghiệp đã có chủ trương tỉnh và theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

3- Phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị:

- Chú trọng phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ và bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp phải đảm bảo theo các quy hoạch đã được phê duyệt; ưu tiên phát triển và có chính sách thu hút các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ kỹ thuật cao có hàm lượng tri thức và giá trị tăng thêm cao, các ngành công nghiệp phụ trợ.

[...]