Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 63/2000/QĐ-TTg đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Số hiệu 63/2000/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/06/2000
Ngày có hiệu lực 22/06/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 63/2000/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐỔI TÊN VÀ BỔ SUNG NHIỆM VỤ CỦA UỶ BAN QUỐC GIA TÌM KIẾM CỨU NẠN

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995; Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990; Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 về Bảo đảm Trật tự An toàn giao thông đường thuỷ nội địa;
Căn cứ Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam ngày 25 tháng 3 năm 1998;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão ngày 8 tháng 3 năm 1993;
Để công tác tìm kiếm, cứu nạn hoạt động có hiệu quả hơn,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đổi tên "Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển" được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 780/TTg ngày 23 tháng 10 năm 1996 thành "Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn", bổ sung thêm một số thành viên và nhiệm vụ cho Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

Điều 2. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn người và phương tiện giao thông (tàu bay, tàu biển, phương tiện thuỷ nội địa, thiết bị dầu khí) bị lâm nạn trong vùng trời, vùng biển, lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc do Việt Nam quản lý); người và tài sản của nhân dân và Nhà nước trong trường hợp thiên tai, thảm hoạ, lụt, bão; ứng cứu sự cố tràn dầu;

2. Điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn kịp thời và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Phối hợp với các nước trong Khu vực để thực hiện tìm kiếm cứu nạn;

3. Xây dựng các kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn cho người và phương tiện trong các tình huống, bảo đảm kịp thời và có hiệu quả;

4. Chỉ đạo việc điều tra, xác minh các vụ tai nạn lớn do Thủ tướng Chính phủ giao, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan về những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn xảy ra;

5. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định của Nhà nước và của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong việc tìm kiếm, cứu nạn và giải quyết hậu quả các tai nạn;

6. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn lập dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đưa vào cân đối ngân sách nhà nước hàng năm trình Chính phủ quyết định;

7. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tìm kiếm, cứu nạn; đề xuất việc xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn;

8. Hàng năm tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn;

9. Quan hệ hợp tác với các nước trong Khu vực và các tổ chức quốc tế về tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 3. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có con dấu hình quốc huy, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (gọi tắt là Văn phòng Uỷ ban) đặt tại Bộ Quốc phòng.

Biên chế của Văn phòng Uỷ ban nằm trong biên chế của Bộ Quốc phòng.

Điều 4. Kinh phí cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn do ngân sách nhà nước cấp (từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh), bao gồm:

1) Kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (trong đó có kinh phí cho Văn phòng Uỷ ban), các cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành và các địa phương;

2) Kinh phí mua sắm phương tiện, hàng hoá, vật tư phục vụ tìm kiếm cứu nạn và dự trữ quốc gia phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn;

3) Kinh phí cho hoạt động đột xuất tìm kiếm cứu nạn người và phương tiện.

Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Trước mắt thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế tạm thời quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn số 215/1999/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 1999.

Điều 5. Thành viên của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn gồm:

1 Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban;

1 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch thường trực;

1 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Chủ tịch;

1 Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Phó Chủ tịch;

[...]