Quyết định 6278/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng của nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030

Số hiệu 6278/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2015
Ngày có hiệu lực 29/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6278/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 29 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản trong chế biến và giảm tn thất sau thu hoạch;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, giai đoạn 2014 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3437/TTr-SNN-KHTC ngày 25/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng của nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông, lâm, thủy sản thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) cao, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại và giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020, GTGT các ngành hàng chủ lực nông, lâm, thủy sản chủ yếu tăng 13 -14 % so với hiện nay. Cụ thể:

- Nông sản gồm chè búp khô, đường kính, cao su, lúa gạo tăng bình quân khoảng 9 - 10%.

- Lâm sản gồm gmỹ nghệ, ván ép MDF, ván ghép thanh tăng khoảng 27 - 28 %; đồ gỗ chế biến tăng trên 20 % và giảm 50 % lượng nguyên liệu đưa vào chế biến g dăm.

- Thủy sản gồm chế biến đông lạnh, chế biến bột cá tăng bình quân 13-14 % so với hiện nay.

2. Nội dung, nhiệm vụ

2.1. Nâng cao giá trị gia tăng lúa gạo

a) Giảm tổn thất sau thu hoạch

- Thực hiện liên kết sản xuất trực tiếp giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp đồng, đẩy mạnh quy hoạch và xây dựng cánh đồng mẫu lớn; đầu tư máy móc, thiết bị đồng bộ, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp, đến năm 2020, giảm tổn thất từ 11-13% xuống còn <3% so với hiện nay.

+ Khâu thu hoạch: Đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, thay thế dần việc thu hoạch lúa thủ công bằng máy gặt hiện đại (sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao, mức độ gặt sót dưới 1,5%), đến năm 2020, tỷ lệ thu hoạch bằng máy trên toàn tnh đạt 85%.

+ Khâu sấy: Đầu tư phát triển các loại máy sấy phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, phấn đấu đến năm 2020, năng lực sấy lúa 2 vùng trọng điểm chiếm diện tích trồng lúa tập trung lớn là: Đô Lương - Yên Thành - Quỳnh Lưu - Diễn Châu; Hưng Nguyên - Nam Đàn - Nghi Lộc đạt trên 30%; trong đó, tỷ lệ sấy tầng sôi, sấy tháp đạt khoảng 20%.

- Khâu dự trữ, bảo quản: Hệ thống kho tồn tr, bảo quản thóc, gạo hiện nay vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về năng lực tồn trữ, bảo quản với công nghệ và thiết bị lạc hậu, chưa đáp ứng sản lượng cũng như các yêu cầu kỹ thuật bảo quản. Vì vậy, cần chuyển giao và triển khai các mẫu hình kho bảo quản lúa, gạo quy mô hộ gia đình theo hướng tiện ích, an toàn. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư, hoặc liên kết đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kho cha thóc, kết hợp các hệ thống sấy, làm sạch để có thể thu mua thóc ướt cho nông dân.

b) Nâng cao chất lượng gạo chế biến, thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ lệ gạo chất lượng cao và gạo thơm để nâng cao GTGT.

- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn giống xác nhận trở lên theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào sản xuất trên diện rộng. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tnh có 30.000 ha lúa chất lượng cao, sản lượng đạt 390.000 tấn; đến năm 2030 có khoảng 80.000-90.000 ha lúa chất lượng cao. Sản xuất lúa theo phương thức cánh đồng mẫu lớn: Đến năm 2020 đạt 7.000-8.000 ha, tầm nhìn đến năm 3030 đạt 30.000 ha.

[...]