Quyết định 5880/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý Chất lượng, An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030

Số hiệu 5880/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/12/2015
Ngày có hiệu lực 15/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5880/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 15 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 4/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT/BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp Tỉnh và cấp huyện;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3062/TTr-SNN ngày 25/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý Chất lượng, An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030, với các nội dung chính như sau:

1. Quan điểm phát triển

1.1. Bảo đảm an toàn thực phẩm có tác động lớn đến sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó công tác này phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mi người dân, trong đó đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền;

1.2. Đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là đầu tư cho phát triển là đầu tư có hiệu quả, góp phn tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp;

1.3. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ trong đó trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đóng vai trò then cht. Do đó hoàn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bo đảm an toàn thực phẩm;

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

a) Hình thành và phát triển hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và mui một cách đồng bộ, xuyên suốt với sự tham gia của toàn hệ thng chính trị nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm;

b) Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động về qun lý chất lượng, an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người lao động của các cơ sở, trang trại, vùng sản xuất tập trung, làm cho họ hiểu và hành động theo đúng các quy định của Luật An toàn thực phẩm;

c) Việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn được thiết lập, xây dựng, hình thành và phát huy hiệu quả với một số sản phẩm thiết yếu góp phần chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể

a) Thời kỳ 2015-2020:

- Về nhận thức:

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của tất cả các đối tượng liên quan, từ người quản lý, người sản xuất đến người tiêu dùng về tầm quan trọng, kiến thức, phương pháp luận và thông tin đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản. Chi tiêu cụ thể:

+ 100% cán bộ quản lý (bao gồm lãnh đạo UBND các cấp; lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hội);

+ 100% nông dân, ngư dân tham gia sản xuất hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản được cập nhật các thông tin, kiến thức về đảm bảo chất lượng và ATVSTP.

+ 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Về tổ chức bộ máy:

[...]