ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số:
622/QĐ-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 13 tháng 04 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHỐI HỢP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ
EM GÁI TRÊN CƠ SỞ GIỚI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-TTg
ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với
bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Thực hiện Kế hoạch số 4541/QĐ-UBND
ngày 08/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thực hiện Đề án “phòng ngừa
và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm
2030”;
Xét đề nghị của Hội Luật gia tỉnh
tại Tờ Trình số 53/TTr-HLG ngày 28/3/2017 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch phối
hợp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên cơ sở giới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 45/KHPH ngày 23/3/2017 của
Hội Luật gia - Hội Liên hiệp phụ nữ- Sở Lao động Thương binh và Xã hội - sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch phối hợp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
gái trên cơ sở giới (Đính kèm Kế hoạch).
Điều 2. Giao Hội Luật gia tỉnh chủ trì phối hợp với Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 45/KHPH ngày 23/3/2017 theo
quy định pháp luật; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết và báo cáo kết quả cho Chủ tịch
UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Giám đốc Sở Lao
động Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng
các cơ quan đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn
cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Hội Luật gia Việt Nam;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh Lê Văn Bình;
- Các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể;
- VPUB: CVP, PVP (HXN);
- Lưu VT, KGVX. NVT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Bình
|
UBND
TỈNH NINH THUẬN
HỘI LUẬT GIA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỞ VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số:
45/KHPH
|
Ninh
Thuận, ngày 23 tháng 03 năm 2017
|
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TRÊN CƠ SỞ GIỚI
Theo Kế hoạch số 4541/KH-UBND ngày
08/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Hội Luật gia - Hội Liên hiệp phụ nữ - Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là các bên phối hợp) xây dựng kế
hoạch phối hợp Phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên cơ sở giới
với nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU:
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, năng
lực và trách nhiệm của các bên phối hợp và chính quyền các cấp; các ngành; các
tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em gái trên cơ sở giới nhằm góp phần thực hiện đề án “phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”
theo Kế hoạch số 4541/KH-UBND ngày 08/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh (viết tắt
là UBND).
2. Thực hiện có hiệu quả công tác
phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên cơ sở giới; tập trung
vào nhóm đối tượng có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực được phát hiện,
can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống,
làm việc đối với phụ nữ và trẻ em gái.
3. Góp phần phấn đấu đạt các mục tiêu
cụ thể:
- Từ 90% trở lên nạn nhân bị bạo lực
là phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời;
- Từ 50% trở lên người gây bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;
- Từ 90% trở lên cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, người sử dụng lao động, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến
sĩ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, sinh viên, học sinh các cấp được
truyền thông tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ vả trẻ
em gái; bảo đảm ít nhất 50% người dân tại cộng đồng được phổ biến, truyền thông
nâng cao nhận thức về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên cơ sở giới.
II. NỘI DUNG -
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP:
1. Về công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tập trung phổ biến, giáo dục văn bản
pháp luật về hôn nhân gia đình; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình;
các Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Quyết định
số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phòng ngừa
và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm
2030”; những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ...
b) Đa dạng hóa các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật (phổ biến, tuyên truyền trực quan; xây dựng và bình luận các
tiểu phẩm; tổ chức tọa đàm; mở chuyên mục trên Đài Phát thanh Truyền hình và
Báo Ninh Thuận; tổ chức hội thi, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở ...) phù hợp
với đối tượng, quan tâm vùng biển; miền núi và những khu vực có nguy cơ bạo lực
đối với phụ nữ và trẻ em gái:
c) Đơn vị chủ trì thực hiện nội dung
này là Hội Luật gia tỉnh; các bên phối hợp có trách nhiệm cộng đồng tham gia.
2. Tiếp tục củng
cố, kiện toàn mô hình “Địa chỉ tin cậy”:
a) Tổ chức khảo sát, đánh giá hoạt động
mô hình “Địa chỉ tin cậy” để có giải pháp phù hợp nhằm củng cố, nâng cao chất
lượng hoạt động và hiệu quả của mô hình.
b) Tăng cường các hình thức giao lưu,
chia sẻ kinh nghiệm về cách làm hay, hiệu quả giữa các địa chỉ tin cậy, kịp thời
sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình hoạt động.
c) Xây dựng nội dung tập huấn phù hợp
với đối tượng; phát huy mô hình Câu lạc bộ tổ, nhóm; đặc biệt là câu lạc bộ Xây
dựng gia đình “5 không, 3 sạch” để góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động
phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên cơ sở giới.
d) Đơn vị chủ trì thực hiện nội dung
này là Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; các bên phối hợp có trách nhiệm cộng đồng
tham gia.
3. Tăng cường
công tác tư vấn và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Nâng cao chất lượng công tác tư vấn
và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc phòng, chống bạo lực gia đình (chú
trọng phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái). Tăng cường các hoạt động
hòa giải ở cơ sở giúp đối tượng và chính quyền địa phương thực hiện đúng quy định
của pháp luật về phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
b) Công tác tư vấn và hỗ trợ Ủy ban
nhân dân cấp xã phải phù hợp với nhu cầu của địa phương, cơ sở. Việc hướng dẫn
những kỹ năng tư vấn cần lồng ghép với mô hình “Cà phê giao lưu pháp luật” và
những hoạt động quản lý Nhà nước có liên quan đến phòng, chống bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
c) Đơn vị chủ trì thực hiện nội dung
này là Hội Luật gia tỉnh; các bên phối hợp có trách nhiệm cộng đồng tham gia.
4. Xây dựng môi
trường thân thiện:
a) Việc xây dựng môi trường thân thiện
trong công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cần bảo đảm các
yếu tố về kinh tế, xã hội, văn hóa ... theo quy định của pháp luật và gắn kết
chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới; mô hình “Thành phố an toàn và
thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái”.
b) Có giải pháp cụ thể, thiết thực về
cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Xây
dựng, chọn mô hình phù hợp với đối tượng, vùng, miền đồng thời với việc hoàn chỉnh
các tiêu chuẩn về xây dựng môi trường thân thiện trong công tác phòng, chống bạo
lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
c) Đơn vị chủ trì thực hiện nội dung
này là Sở Lao động Thương binh và Xã hội; các bên phối hợp có trách nhiệm cộng
đồng tham gia; đề nghị Sở Y tế quan tâm phối hợp hỗ trợ.
5. Nâng cao hiệu
quả công tác gia đình:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền
thông vận động, tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa ứng
xử trong gia đình gắn với xã hội theo hướng kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam; hạn chế và tiến tới xóa bỏ bất bình đẳng giới và bạo
hành gia đình.
b) Xây dựng cơ chế tiếp nhận thông
tin và vận động mọi đối tượng tham gia thực hiện nếp sống văn minh. Tiếp tục
triển khai có hiệu quả trong Đề án “Tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống
trong gia đình”; Mô hình hỗ trợ làng xã xây dựng sửa đổi, quy, ước, hương ước đảm
bảo nguyên tắc bình đẳng giới; Mô hình gia đình phát triển, Câu lạc bộ, nhóm
phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp triển khai Mô hình “Thành phố an toàn,
thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái”; mô hình “Trường học an toàn, thân thiện,
không bạo lực”; lồng ghép trong Tiêu chí của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”.
c) Đơn vị chủ trì thực hiện nội dung
này là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; các bên phối hợp có trách nhiệm cộng đồng
tham gia; đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm phối hợp hỗ trợ.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Kế hoạch phối hợp được trình, đề
nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt để triển khai. Mỗi bên phối hợp có
trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện trong nội bộ và những nội dung có
liên, quan đối với chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng
đồng.
2. Các bên phối hợp giao trách nhiệm
cho Ban Thường trực Hội Luật gia tỉnh tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả thực
hiện hàng năm (trong tháng có ngày gia đình Việt Nam) và các báo cáo đột xuất
hoặc sơ kết, tổng kết theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Các bên phối hợp
có trách nhiệm cung cấp thông tin, kết quả thực hiện để Ban Thường trực Hội Luật
gia tỉnh thực hiện.
3. Kinh phí thực hiện kế hoạch phối hợp
này được trích từ các nguồn kinh phí về phổ biến, giáo dục pháp luật; kinh phí
xây dựng công tác gia đình; kinh phí thực hiện đề án “Phòng ngừa và ứng phó với
bạo lực gia đình trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030” được
ngân sách Nhà nước cấp phát hàng năm và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu
có).
4. Đề nghị cơ quan Thường trực Hội đồng
Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (Sở Tư pháp) tích cực hỗ trợ
việc thực hiện nội dung kế hoạch này va Kế hoạch số 1262/KH-STP-HLGNT ngày
10/10/2012 phối hợp giữa Sở Tư pháp với Hội Luật gia trong công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở được lồng ghép
vào kế hoạch này để tiếp tục triển khai.
5. Quá trình triển khai thực hiện, nếu
phát sinh những nội dung mới hoặc có những vướng mắc; đề nghị các bên phối hợp;
các cấp chính quyền; các ngành; các tổ chức liên quan phản ảnh về Ban Thường trực
Hội Luật gia tỉnh để nghiên cứu.
TM.
BTT HỘI LUẬT GIA
CHỦ TỊCH
Phạm Văn A
|
TM.
BTV HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
CHỦ TỊCH
Chamaléa Thị Thủy
|
GIÁM
ĐỐC
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Hà Anh Quang
|
PHÓ
GIÁM ĐỐC
SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Bùi Văn Lộc
|
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội Luật gia Việt Nam;
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Lao động TB&XH;
- Bộ Văn hóa thể thao và du lịch;
- Tỉnh ủy Ninh Thuận;
- Chủ tịch, Các PCT. UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các bên phối hợp cấp tỉnh và cấp huyện;
- Lưu VP HLG. (S.100b)
|
|