Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 62/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/01/2020
Ngày có hiệu lực 10/01/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Đặng Huy Hậu
Lĩnh vực Đầu tư,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 5237/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí lập “Đề án Phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5186/TTr-SNN&PTNT ngày 30 tháng 12 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, gồm những nội dung chính như sau (có Đề án kèm theo):

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững là phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái... Trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư, bảo vệ, phát triển và khai thác, hưởng lợi từ rừng, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân và của toàn xã hội; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng dân cư, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

1.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò quan trọng của rừng và đất lâm nghiệp.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo tiền đề phát triển bền vững du lịch sinh thái; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch và tăng tốc độ phát triển kinh tế theo hướng “công nghiệp xanh”; thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư theo chu trình khép kín, bền vững; tạo các sản phẩm theo chuỗi có giá trị kinh tế cao nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về môi trường:

+ Nâng độ che phủ của rừng lên 55% vào năm 2020 và duy trì ổn định tỷ lệ che phủ, nâng cao chất lượng rừng ở giai đoạn tiếp theo. Bảo vệ tốt diện tích trên 370.381 ha rừng hiện có (bao gồm cả diện tích rừng trồng chưa thành rừng), đặc biệt quan tâm bảo vệ rừng đặc dụng: 22.061 ha, rừng phòng hộ: 106.230 ha;

+ Có lộ trình hạn chế, tiến tới dừng khai thác đối với loài cây Thông Mã vĩ ở các khu vực rừng vành đai biên giới, khu vực xung yếu để đảm bảo phát triển rừng bền vững;

+ Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; hạn chế xói mòn đất; tăng cường khả năng chắn sóng, chắn gió từng bước ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái;

+ Đối với khu vực Vườn Quốc gia Bái Tử Long cần tập trung giữ gìn, bảo tồn và phát triển, đảm bảo môi trường sống bền vững, chất lượng cao trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, khai thác tiềm năng du lịch, không làm tổn hại đến môi trường;

+ Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 15.000 ha rừng trồng sản xuất trong giai đoạn đến năm 2025; Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thêm 15.000 ha rừng trồng sản xuất trong giai đoạn 2025-2030;

- Về kinh tế:

+ Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân đạt 5,5 - 6,0%/năm, tương ứng với giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2025 là 914.462 triệu đồng (theo giá so sánh 2010) và 1.247.717 triệu đồng (theo giá hiện hành);

+ Giai đoạn 2025 - 2030, tốc độ tăng trưởng đạt 4,0 - 5,0%/năm, tương ứng với giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2030 là 1.112.583 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010) và 1.592.438 triệu đồng (theo giá hiện hành);

+ Tăng năng suất rừng trồng lên 15 - 20 m3/ha/năm, giai đoạn đến năm 2025 đạt sản lượng khai thác 350.000 - 400.000 m3/năm; đạt 600.000 - 700.000 m3/năm giai đoạn 2025 - 2030;

+ Giai đoạn đến năm 2025 khai thác Nhựa thông đạt sản lượng từ 2.500 - 3.000 tấn/năm; giai đoạn 2025 - 2030 đạt từ 3.000 - 3.500 tấn/năm;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ