Quyết định 62/2011/QĐ-UBNĐ sửa đổi Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 37/2010/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 62/2011/QĐ-UBNĐ
Ngày ban hành 11/11/2011
Ngày có hiệu lực 21/11/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/2011/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2010/QĐ-UBND NGÀY 21/10/2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA, KIỂM TRA XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;

Căn cứ Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới;

Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 200/TTr-STP ngày 31 tháng 10 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 21/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1. Bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 9 như sau:

“Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi gửi thẩm định. Hồ sơ gửi lấy ý kiến gồm: Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính; bản đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo.

Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải mời Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh tham gia thảo luận hoặc gửi dự thảo lấy ý kiến góp ý về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.”

2. Bổ sung vào cuối Khoản 4, Điều 9 như sau:

“Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình, trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể. Văn bản tiếp thu, giải trình phải được gửi cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.”

3. Bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 10 như sau:

“5. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí: Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính và các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Trường hợp thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.

6. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có quy định về vấn đề bình đẳng giới, cơ quan chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị báo báo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, gồm các nội dung: Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nam và nữ; xác định trách nhiệm và nguồn lực trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới phải được đính kèm phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và được gửi cho cơ quan lấy ý kiến, cơ quan thẩm định văn bản.”

4. Bổ sung vào cuối Khoản 1 Điều 11 như sau:

“Nếu thành lập Hội đồng thẩm định đối với văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thì thành phần Hội đồng phải có sự tham gia của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tham gia thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.”

5. Bổ sung điểm f Khoản 2 Điều 11 như sau:

“f) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, ngoài thành phần hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản này, cơ quan gửi thẩm định phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ quan Tư pháp không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.”

6. Bổ sung điểm f và điểm i Khoản 1 Điều 12 như sau:

“f) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, ngoài nội dung thẩm định quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản này, cơ quan hoặc Hội đồng thẩm định phải xem xét thẩm định các nguyên tắc và yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính được quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.

i) Đối với văn bản quy phạm pháp luật có quy định về vấn đề bình đẳng giới, ngoài nội dung thẩm định quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm đánh giá, thẩm định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Xác định vấn đề giới và trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới và việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo các nội dung của báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.”

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ