Quyết định 62/2006/QĐ-UBND Ban hành Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006-2010 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia lai ban hành

Số hiệu 62/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/08/2006
Ngày có hiệu lực 18/08/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Phạm Thế Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số : 62/2006/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 08  tháng 8  năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2006-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2006/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh, v/v phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này: Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006-2010.

Điều 2: Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

TM.CHỦ TỊCH NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

 

ĐỀ ÁN

ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2006/QĐ-UB, ngày 08 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Gia Lai)

Từ năm 1999, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Nghị định về phương hướng và chủ trương xã hội hoá giáo dục. Đề án này nhằm tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010. Căn cứ để xây dựng đề án là:
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục , y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT);
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010.

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2001-2005

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Các nguồn lực đầu tư cho GD-ĐT:

Tổng các nguồn tài chính đầu tư đạt gần 2000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước gần 1.700 tỷ đồng, tỷ lệ 85%; nhân dân và các lực lượng xã hội đóng góp gần 300 tỷ đồng, tỷ lệ 15%. Sự nghiệp GD-ĐT được đầu tư thêm khoảng 100 ha đất để xây dựng trường, lớp học và các cơ sở khác phục vụ giảng dạy, học tập.

Đội ngũ giáo viên được tuyển dụng gần 4.700 người. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân đã phối hợp hoặc ủng hộ sức người, sức của để phát triển giáo dục.

2. Đa dạng hoá các loại hình GD-ĐT:

Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình đào tạo không chính quy.

Hiện nay, cả tỉnh có 24 trường Mầm non ngoài công lập (tỷ lệ 14,2%) với 11.313 học sinh (tỷ lệ 22%); 1 trường Tiểu học Dân lập tại huyện Đăk Đoa (tỷ lệ: 0,5%) với 300 học sinh (tỷ lệ 0,2%); 3 trường Trung học phổ thông bán công (2 trường ở thành phố Pleiku và 1 trường ở thị xã An Khê) với 4.800 học sinh (tỷ lệ 13%).

Giáo dục nghề nghiệp có 5 trường với 2.200 sinh viên hệ chính quy, 700 sinh viên hệ tại chức, trong đó có 1 trường Trung học Dân lập Kinh tế- Kỹ thuật.

Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh trung bình hằng năm có 1.200 sinh viên hệ chính quy. Đã thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai từ năm 2005-2006.

Cả tỉnh hiện có 3 Trung tâm giáo dục thuộc Sở giáo dục- Đào tạo và 15 Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã, thành phố đảm nhận cả chức năng giáo dục thường xuyên, 10 trung tâm học tập cộng đồng thu hút hàng nghìn lượt người theo học hàng năm.

3. Các chính sách hỗ trợ cho GD-ĐT vùng dân tộc:

Tỉnh đã ban hành một số chính sách góp phần huy động học sinh tới lớp, đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục:

[...]