Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 - 2020

Số hiệu 610/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/07/2012
Ngày có hiệu lực 13/07/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Mùa A Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 610/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 13 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 23/3/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 501/TTr-SNV ngày 06/7/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 610/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2; có đường biên giới quốc gia dài 400,861 km (tiếp giáp với Lào 360 km, với Trung Quốc 40,861 km). Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện); 112 xã, phường, thị trấn; 1.730 thôn, bản, tổ dân phố; dân số trên 52 vạn người, gồm 19 dân tộc (trong đó, dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,81%, dân tộc Kinh chiếm 18,43%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,9%, còn lại là các dân tộc khác). Mật độ dân số thấp, phân bố không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn. Tài nguyên chủ yếu là đất đai với diện tích tự nhiên rộng lớn nhưng hầu hết đất đai là đồi núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt nên rất khó khăn cho phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa, khoa học kỹ thuật với các địa phương và các vùng kinh tế lớn.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các Bộ ngành trung ương và nhiều tổ chức, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển mạnh, hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, đời sống đến từng địa bàn dân cư, phát triển mạng lưới đô thị, thị trường, dịch vụ, sản xuất và lưu thông hàng hóa, phát triển các mặt văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; hệ thống chính trị các cấp được củng cố, kiện toàn.

Tuy nhiên, do những khó khăn của điều kiện tự nhiên, đến nay Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2011 là 45,28%). Trong khi đó, tỷ lệ thanh niên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị chiếm tỷ lệ thấp, ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đời sống, sản xuất và cơ hội để thanh niên tiếp cận, làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ hạn chế.

II. THỰC TRẠNG THANH NIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

Tổng số thanh niên trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2011 là 151.273 người chiếm 29,23% dân số; trong đó: Nam chiếm 49,88%, nữ chiếm 50,12%, thành thị chiếm 14,26%, nông thôn chiếm 85,74%; thanh niên dân tộc Thái và dân tộc Mông chiếm 69,7%, dân tộc Kinh chiếm 20,1%, thanh niên các dân tộc khác chiếm 10,2%.

Các thế hệ thanh niên Điện Biên luôn là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, phong trào văn hóa, thể thao; đi đầu trong phong trào thi đua học tập, lao động và sản xuất. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng sống… của đa số thanh niên còn hạn chế. Thanh niên khu vực nông thôn và làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao (40,2%); số thanh niên là Đảng viên mới chiếm 7%, đoàn viên chiếm 52,88%; trình độ văn hóa: THPT 53,7%, THCS 20,7%; trình độ chuyên môn: đại học 5,5%, cao đẳng 3,2%, trung cấp 7,3%, sơ cấp 7,6%, chưa qua đào tạo 76,4%; trình độ lý luận chính trị: Cử nhân: 0,009%, cao cấp 0,002%, trung cấp: 3,1%, sơ cấp: 3,8%, chưa qua đào tạo 93,09%.

Mặc dù thanh niên được xác định là lực lượng lao động chính, song số thanh niên có việc làm ổn định (công chức, viên chức, công nhân) chỉ chiếm tỷ lệ 16,4%. Vấn đề thiếu việc làm ổn định trong thanh niên hiện nay là do thiếu thị trường lao động và trình độ của phần đông thanh niên còn quá thấp, đa số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề, tư liệu sản xuất rất ít; số thanh niên chưa qua đào tạo nghề tìm kiếm việc làm rất khó khăn, chủ yếu là những công việc mang tính thời vụ, thu nhập thấp và không ổn định.

Chất lượng đội ngũ thanh niên của tỉnh hiện nay chưa đáp ứng được với xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh nói riêng. Chất lượng đội ngũ thanh niên còn thấp đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhận thức về các vấn đề xã hội như: Ma túy, mại dâm, HIV/AIDS...; kỹ năng sống, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, vấn đề tảo hôn, kỹ năng làm cha mẹ, phòng chống bạo lực gia đình, nhất là thanh niên khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ thanh niên dân tộc thiểu số cao và chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh là trở ngại lớn trong công tác định hướng đào tạo nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, còn một bộ phận thanh niên có biểu hiện tiêu cực như: Định hướng lý tưởng sống còn lệch lạc, chưa tích cực trong công việc và đời sống; tư tưởng ỷ lại trông chờ, thiếu sáng tạo trong công việc, lối sống xa hoa, thực dụng; thiếu ý thức rèn luyện, thiếu nhiệt tình tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội; hạn chế về nhận thức nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo... Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết đối với thanh niên tỉnh Điện Biên hiện nay.

Công tác định hướng tư tưởng chính trị, đầu tư phát triển cho các thế hệ thanh niên trong tỉnh đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và toàn xã hội cần có giải pháp mang tính chiến lược thiết thực, lâu dài, kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm giúp cho thanh niên trong tỉnh thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hỗ trợ thanh niên trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, phòng chống tệ nạn xã hội,… nâng cao vai trò và sự đóng góp của thanh niên vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ