Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025”

Số hiệu 606/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/02/2014
Ngày có hiệu lực 24/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 606/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 24 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN 2025”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;

Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương chi tiết Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 215/TTr-SCT ngày 25 tháng 12 năm 2013 và Công văn số 112/SCT-QLTM ngày 15 tháng 01 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025”, với những nội dung chủ yếu sau.

I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển.

1. Quan điểm:

- Quy hoạch đảm bảo tính khách quan, ổn định lâu dài, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Quy hoạch phát triển ngành thương mại và các quy hoạch khác có liên quan;

- Xây dựng phát triển hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (sau đây gọi tắt là LPG) phải phù hợp nhu cầu, thực hiện đầu tư lồng ghép với các cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có để tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, từng bước hình thành hệ thống và liên kết tạo thành chuỗi từ kho chứa, trạm chiết, trạm cấp đến mạng lưới kinh doanh;

- Khí dầu mỏ hóa lỏng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, phải được kiểm soát chặt chẽ. Các chủ thể tham gia kinh doanh LPG phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh;

- Đảm bảo tính nhất quán trong quản lý và tạo điều kiện cho thị trường LPG phát triển lành mạnh; việc quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công thương với chính quyền địa phương các cấp;

- Việc quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc lưu thông LPG diễn ra bình thường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống nhân dân, phân bố mạng lưới cửa hàng hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng;

- Quy hoạch phát triển mới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phải hiện đại, văn minh, an toàn và đảm bảo môi trường, gắn kết với kết cấu hạ tầng hiện có và dự kiến phát triển trong tương lai. Quy hoạch, bố trí các cửa hàng phải đảm bảo nhu cầu cho các vùng nông thôn.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Quy hoạch cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhằm mục đích thiết lập mạng lưới kho chứa LPG, trạm cấp, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG cho ô tô, cửa hàng chuyên doanh LPG, ... đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG có trật tự theo quy hoạch, tăng hiệu quả đầu tư, khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Quy hoạch đảm bảo độ an toàn về cung cấp LPG, mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2020, có xét đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh phát triển 134 cơ sở kinh doanh LPG, 01 kho chứa LPG, 06 trạm nạp LPG vào chai, 15 trạm nạp LPG vào ôtô, 01 trạm nạp LPG phục vụ nhu cầu sản xuất theo hợp đồng, 01 trạm nạp LPG phục vụ sinh hoạt khu chung cư cao tầng, nâng cấp 34 cửa hàng, di dời 06 cửa hàng, xóa bỏ 15 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng không đảm bảo các điều kiện kinh doanh, trong đó:

- Giai đoạn 2013 - 2015, phát triển 50 cửa hàng kinh doanh bán lẻ dầu mỏ hóa lỏng, 01 kho chứa LPG, 02 trạm nạp LPG vào chai, 05 trạm nạp LPG vào ô tô; nâng cấp: 25 cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng, di dời: 05 cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng, xóa bỏ: 15 cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Giai đoạn 2016 - 2020, phát triển thêm 84 cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng, 04 trạm nạp LPG vào chai, 10 trạm nạp LPG vào ô tô, 01 trạm nạp LPG phục vụ nhu cầu sản xuất theo hợp đồng, 01 trạm nạp LPG phục vụ sinh hoạt khu chung cư cao tầng; nâng cấp: 09 cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng, di dời 01 cửa hàng kinh doanh bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng.

3. Định hướng:

Từ những quan điểm và mục tiêu nêu trên, định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 phải bảo đảm vừa tập trung vừa phân tán, gắn kết theo chuỗi, đồng bộ, hợp lý giữa kho, trạm chiết, trạm cấp, hệ thống cửa hàng kinh doanh; khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước; phát triển gắn liền với cải tạo, nâng cấp các cửa hàng hiện có để bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

II. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến 2025.

[...]