Quyết định 604/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 604/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/03/2013
Ngày có hiệu lực 29/03/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 604/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN A LƯỚI ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 5d/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới thông qua Đán Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện A Lưới và Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nội lực trong huyện kết hp với tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài. Xây dựng huyện A Lưới trở thành vùng kinh tế động lực, năng động phía Tây của tỉnh.

2. Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao vai trò và tăng tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng; phát triển khu vực dịch vụ và kinh tế cửa khẩu thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất gắn với phát trin bền vững.

3. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng bền vững, kiên cố hóa, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.

4. Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng, là cho khu vực vùng sâu, vùng xa.

5. Gắn phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc; bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di tích gắn với các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

6. Kết hp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, giữ vững cân bng sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

7. Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên cương Tquốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Củng cố tuyến hành lang biên giới với CHDCND Lào, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau. Xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào giữ vững đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa hai nước.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đạt tốc độ tăng trưởng cao theo hướng bền vững; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu, sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển mạnh công nghiệp tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, kiên cố hóa. Nâng cấp, phát triển đô thị A Lưới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Xây dựng xã hội ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao đi đôi với giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc. Đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phấn đấu đến năm 2020, đưa A Lưới thoát khỏi tình trạng nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa A Lưới với các huyện khác trong tỉnh; xây dựng đô thị A Lưới xứng tầm là đô thị động lực phía Tây của tỉnh trong sự gắn kết với hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế.

2. Mc tiêu cthể

a) Mục tiêu về kinh tế

- Về tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất - giá so sánh 2010): Đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2015 đạt bình quân 13-14%/năm; thời kỳ 2016-2020 đạt 16-17%/năm.

- Về cơ cấu kinh tế (theo giá trị sản xuất - giá hiện hành). Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 29,8%, dịch vụ chiếm 17,2%, nông nghiệp giảm còn 53,0%; duy trì ngành nông nghiệp giữ vai trò kinh tế chủ đạo.

- Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế vẫn là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ, trong đó nông nghiệp vẫn duy trì vai trò kinh tế chủ đạo, nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên đáng k; đến năm 2020, tỷ trọng các ngành chiếm tương ứng là 35,0%, 43,0% và 22,0%. Giai đoạn sau 2020, công nghiệp vươn lên giữ vai trò kinh tế chủ đạo.

- Thu nhập/người (theo VA- giá hiện hành). Năm 2015 đạt 12-13 triệu đồng năm 2020 đạt 38-40 triệu đồng.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ