Quyết định 590/QĐ-UBND về Chương trình công tác tư pháp năm 2014 tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 590/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/03/2014
Ngày có hiệu lực 04/03/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 590/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯ¬ƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2014

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông t­ư Liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư­ pháp - Bộ Nội vụ h­ướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công tác tư pháp thuộc UBND cấp xã;

Căn cứ Báo cáo số 15/BC-BTP ngày 20/01/2014 của Bộ Tư pháp về việc tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 151/TTr-STP ngày 14 tháng 02 năm 2014 về việc ban hành Chương trình công tác tư pháp năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Ch¬ương trình công tác tư pháp tỉnh Thanh Hóa năm 2014.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP

TỈNH THANH HÓA NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 590/QĐ-UBND ngày 04/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Năm 2014, công tác tư pháp cả nước nói chung và tư pháp tỉnh Thanh Hóa nói riêng được giao với khối lượng ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng, tiến độ công việc tăng cao so với những năm qua, đặt ra cho ngành Tư pháp yêu cầu cần tập trung thực hiện những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để giải quyết, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu công tác của ngành Tư pháp toàn quốc; trong năm 2014, công tác tư pháp của tỉnh Thanh Hóa cần tập trung thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2014

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản, theo dõi thi hành pháp luật và quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính

- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của HĐND, UBND tỉnh. Tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo văn bản QPPL của chính quyền cấp huyện và cấp xã". Thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng thẩm định văn bản QPPL, chú trọng đến tính khả thi của dự thảo văn bản. Chủ động phối hợp, tham gia với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong quá trình soạn thảo, tăng cường sự tham gia của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức vào công tác thẩm định văn bản, tạo sự chuyển biến mới về chất lượng thẩm định văn bản, nhằm giảm thiểu số lượng văn bản được ban hành trái pháp luật, đặc biệt là về nội dung.

- Tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hoá văn bản pháp luật hiện hành để phát hiện những quy định, trình tự, thủ tục chồng chéo, bất hợp lý, gây khó khăn, cản trở đối với người dân và doanh nghiệp; kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhằm rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết công việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước.

- Tổ chức triển khai đồng bộ cơ chế theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ; đồng thời đẩy mạnh, tập trung vào các lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng; qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai và quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.

- Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Đẩy mạnh tư vấn pháp luật trực tiếp, đối thoại với doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác này.

2. Công tác Kiểm soát thủ tục hành chính

[...]