ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 5892/1998/QĐ-UB-KT
|
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI
CỤC QUẢN LÝ NƯỚC VÀ PHÒNG-CHỐNG LỤT BÃO TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THÀNH PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm
1994 ;
- Căn cứ Hướng dẫn số 390/NN-TCCN/HD của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục
Quản lý nước và công trình thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các tỉnh-thành phố trực thuộc Trung ương ;
- Căn cứ Quyết định số 6367/QĐ-UB-KT ngày 8/11/1997 của Ủy ban nhân dân thành
phố về thành lập Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão ;
- Xét đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tại công văn số
155/1998/CV-NN-TCCB và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố tại tờ trình số
116/TCCQ ngày 13/7/1998 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1.- Nay ban hành kèm theo quyết định
này Bản quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Quản lý nước và phòng-chống
lụt bão trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh.
Điều
2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành.
Điều
3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thành phố, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão thành phố, Thủ trưởng các Sở-Ngành có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.-
Nơi nhận :
- Như điều 3
- Thường trực TU
- TTUB : CT, PCT/TT
- Các Ban TU : KT, TC
- Ban TCCQ/TP (3b)
- VPUB : PVP/NN, VX, Tổ NN
- Lưu.
|
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Võ Viết Thanh
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ NƯỚC VÀ PHÒNG-CHỐNG
LỤT BÃO TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5892 /1998/QĐ-UB-KT ngày
05 / 11/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương
I :
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều
1.- Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành phố, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (trừ nước
khoáng và nước nóng thiên nhiên), nước sinh hoạt nông thôn, quản lý việc xây
dựng, khai thác các công trình thủy lợi và công tác phòng-chống lụt bão trong
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh ; đồng thời là Văn phòng thường trực của Ban Chỉ
huy phòng- chống lụt bão thành phố Hồ Chí Minh.
Chi
cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của Nhà nước.
Chi
cục chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành phố ; đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Cục
Phòng-chống lụt bão và quản lý đê điều, Cục quản lý nước và công trình thủy lợi
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Điều
2.- Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão có các nhiệm vụ và quyền hạn sau :
2.1-
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và công trình thủy lợi :
2.1.1-
Hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý tài nguyên nước, công
trình thủy lợi và công trình đê điều.
2.1.2-
Quản lý các quy hoạch về tài nguyên nước, về công trình thủy lợi và công trình
đê điều (đê sông, đê biển, kè biển, v.v...) theo sự phân cấp của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2.1.3-
Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về quản lý tài nguyên nước và
công trình thủy lợi, công trình đê điều (bao gồm kế hoạch điều tra cơ bản,
thiết kế quy hoạch tưới tiêu phục vụ sản xuất, đại tu, sửa chữa, nâng cấp và
hoàn thiện công trình thủy lợi, giao thu, khoán chi cho các Công ty, Xí nghiệp
khai thác các công trình thủy lợi), để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xét duyệt. Chi cục có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực
hiện khi kế hoạch đã được duyệt.
2.1.4-
Quản lý, thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi, công trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước (trừ nước khoáng
và nước nóng thiên nhiên), công trình đê điều trong phạm vi các dự án do Thành
phố quản lý hoặc của Trung ương phân cấp cho Thành phố quản lý.
2.1.5-
Là thường trực Hội đồng nghiệm thu, bàn giao các công trình thủy lợi, công
trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước (trừ nước khoáng và nước
nóng thiên nhiên), công trình đê điều thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố đầu
tư. Là thành viên Hội đồng nghiệm thu bàn giao cơ sở đối với các công trình
thủy lợi do Trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố.
2.1.6-
Chỉ đạo, quản lý và kiểm tra về chuyên ngành thủy lợi đối với các phòng Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn của các Huyện ; chỉ đạo việc vận hành các hệ
thống thủy lợi thuộc địa phương quản lý. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
đối với các Công ty, Xí nghiệp, các đơn vị, cơ sở khai thác công trình thủy
lợi, khai thác tài nguyên nước (trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên) trên
địa bàn Thành phố. Kiểm tra, thanh tra tình trạng chất lượng và an toàn công
trình, việc chấp hành các quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
và việc thu nộp các lệ phí khai thác tài nguyên nước.
2.1.7-
Kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và khai thác sử dụng tài
nguyên nước, vi phạm hành lang an toàn các công trình thủy lợi, công trình
phòng chống lụt bão, công trình đê điều.
2.1.8-
Chỉ đạo thực hiện và ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ vào lĩnh vực quản
lý, khai thác tài nguyên nước và công trình thủy lợi. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho
người làm công tác khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2.1.9-
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi.
2.2-
Công tác phòng-chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai :
2.2.1-
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng-chống lụt bão dài hạn, trung
hạn và hàng năm thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố
trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt để triển khai thực hiện.
2.2.2-
Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ, chính
sách, quy định về phòng-chống lụt bão và bảo vệ đê điều trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, các quy định đã được ban hành, các
thể lệ về dự báo, về phòng-chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai ; dự
thảo các quy định, chế độ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành.
2.2.3-
Quản lý, thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư về phòng-chống lụt bão từ các
nguồn vốn phòng-chống lụt bão, như quỹ phòng-chống lụt bão, ngân sách và các
nguồn tài trợ.
2.2.4-
Đôn đốc, hướng dẫn Phòng Tài chánh-Kế hoạch và Đầu tư các quận-huyện tổ chức,
quản lý việc thu quỹ phòng-chống lụt bão trên địa bàn thành phố; lập kế hoạch
và sử dụng quỹ đúng theo quy định và chế độ tài chính; kiểm tra, thanh tra việc
thu và sử dụng quỹ phòng-chống lụt bão của các quận-huyện (theo Nghị định số
50/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ).
2.2.5-
Nghiên cứu đề xuất với cấp trên kế hoạch điều phối và sử dụng các nguồn kinh
phí về công tác phòng-chống lụt bão.
2.2.6-
Tổ chức theo dõi, cập nhật tình hình khí tượng thủy văn như mưa, bão, lũ ; tình
hình thiên tai như ngập lụt, úng, hạn, mặn,¼ Đề xuất các giải
pháp và tổ chức huy động các nguồn lực của thành phố, các nguồn tài trợ để
phòng tránh và đối phó khi có thiên tai hoặc sự cố đối với các công trình thủy
lợi, công trình đê điều, nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ thiệt hại về người và tài
sản. Đề xuất các phương án điều tiết lũ, phân lũ, đẩy mặn liên quan đến các hồ
chứa nước ở thượng nguồn.
2.2.7-
Phối hợp với ngành Khí tượng thủy văn thực hiện tốt việc dự báo, cảnh báo. Khi
có tin tức đầu tiên về thiên tai có thể xảy ra, phải huy động ngay bộ phận trực
24/24, đề xuất kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các lệnh, các
chỉ thị cần thiết để thông báo cho các ngành, các cấp và nhân dân sẵn sàng có
biện pháp phòng-chống bão, lũ và ứng phó kịp thời để hạn chế thiệt hại về thiên
tai đến mức thấp nhất cho Thành phố.
2.2.8-
Sau khi xảy ra thiên tai, phải nắm chắc tình hình và số liệu thiệt hại về mọi
mặt và bằng các thông tin nhanh nhất báo cáo các cơ quan cấp trên; đồng thời
theo dõi, tham mưu, chỉ đạo khắc phục hậu quả sau thiên tai, nắm chắc tình hình
cứu trợ thiên tai bằng các nguồn cho vùng bị thiên tai thuộc Thành phố và hỗ
trợ cho các địa phương bạn.
2.2.9-
Nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ trong việc dự báo, phòng-chống
lụt bão. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác dự báo và phòng-chống lụt
bão.
2.2.10-
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng-chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
2.2.11-
Tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia công tác phòng-chống lụt
bão và giảm nhẹ thiên tai.
2.2.12-
Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão với trách nhiệm Thường trực Ban Chỉ
huy phòng-chống lụt bão Thành phố, có nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra
các Ban Chỉ huy phòng-chống lụt bão địa phương, các sở-ngành thực hiện nhiệm vụ
công tác phòng-chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ; quan hệ chặt chẽ với các
sở-ngành liên quan trong Thành phố, các ban quản lý khai thác, các ban chỉ huy
phòng-chống lụt bão các công trình đầu nguồn (Trị An, Dầu Tiếng) và các đơn vị
thuộc các tỉnh lân cận để nắm vững tình hình thông tin, tình hình xả lũ, tạo
mối quan hệ tốt để cùng hoàn thành nhiệm vụ phòng-chống lụt bão của thành phố
và khu vực.
2.3.
Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão có những quyền hạn cụ thể sau :
2.3.1-
Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên nước (trừ nước
khoáng và nước nóng thiên nhiên), hoạt động quản lý và khai thác các công trình
thủy lợi, công trình đê điều, kè sông, kè biển trên phạm vi toàn thành phố. Lập
biên bản trình sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và các cấp có
thẩm quyền xử lý các tổ chức và các cá nhân vi phạm quy định về khai thác và sử
dụng tài nguyên nước và việc thu nộp các lệ phí khai thác tài nguyên nước, quy
định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, về quản lý và bảo vệ đê điều,
kè, về mọi hình thức gây ô nhiễm, ngăn chặn, tách dòng gây ảnh hưởng nguồn nước
về phòng-chống lụt bão trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2-
Kiểm tra, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc thu hồi giấy phép
về khai thác các nguồn tài nguyên nước, khai thác công trình thủy lợi, công
trình đê sông, đê biển, kè sông, kè biển.
2.3.3-
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
các công trình chuyên ngành theo các điểm 2.1.4. và 2.2.3. của Quy chế này
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.3.4-
Kiểm tra, thanh tra việc thi công xây dựng công trình trong việc đảm bảo các
quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ đê điều và phòng-chống
lụt bão. Có quyền lập biên bản đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thi công các
công trình vi phạm quy định, chế độ chính sách đã ban hành.
2.3.5-
Hướng dẫn, kiểm tra các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện
(hoặc các phòng, các đơn vị thuộc quận có chức năng thực hiện nhiệm vụ về thủy
lợi, quản lý tài nguyên nước) trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
thủy lợi và khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2.3.6-
Hướng dẫn, kiểm tra các Ban Chỉ huy phòng-chống lụt bão quận-huyện và các
sở-ngành thuộc thành phố trong việc lập và thực hiện kế hoạch phòng-chống lụt
bão hàng năm, việc thu và sử dụng quỹ phòng-chống lụt bão.
2.3.7-
Ra các văn bản hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, khoa học-kỹ thuật
chuyên ngành thủy lợi, quản lý đê điều và phòng-chống lụt bão trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.8-
Đề xuất trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án, công trình ở thành phố và hợp
tác quốc tế về xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, công trình đê
sông, đê biển, kè sông, kè biển, về quản lý khai thác tài nguyên nước, quản lý
đê điều, về phòng-chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tổ chức thực hiện sau
khi được phê duyệt.
2.3.9-
Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, nâng
lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động cán bộ công nhân viên thuộc Chi cục quản
lý theo sự phân công, phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
Chương
II :
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều
3.- Tổ chức và biên chế của Chi Cục
gồm có :
3.1-
Về tổ chức :
Ban
lãnh đạo Chi cục :
Một
Chi cục Trưởng kiêm Ủy viên Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành
phố.
Hai
Chi cục Phó giúp việc Chi cục trưởng.
Bộ
máy giúp việc gồm :
Phòng
Quản lý công trình thủy lợi và chuyên trách phòng-chống lụt bão.
Phòng
Kỹ thuật và quản lý tài nguyên nước.
Phòng
Hành chính tổng hợp và tài chính-kế toán.
Tổ
Thanh tra chuyên ngành.
3.2-
Về biên chế :
Biên
chế của Chi Cục được xác định theo nguyên tắc tinh gọn, đảm bảo đủ năng lực
chuyên môn, điều kiện để hoạt động có hiệu quả, thực hiện chức năng nhiệm vụ
được giao và do Ủy ban nhân dân thành phố giao chung trong tổng biên chế của sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố. Tùy theo yêu cầu công tác, Chi
cục có thể tổ chức mạng lưới cộng tác viên ở các quận-huyện khi cần thiết.
Điều
4.- Trong quá trình hoạt động, tùy
theo tình hình cụ thể và nhu cầu công tác, Chi cục có thể trình Ủy ban nhân dân
thành phố (thông qua sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Ban Tổ
chức Chính quyền thành phố) xem xét, quyết định cho phép thành lập mới về tổ
chức và bổ sung biên chế của Chi cục cho phù hợp.
Chương
III :
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều
5.- Đối với Cục Phòng-chống lụt bão
và quản lý đê điều, Cục Quản lý nước và công trình thủy lợi thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão
chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật và có trách nhiệm thực hiện
chế độ báo cáo, thông báo tình hình công tác quản lý tài nguyên nước, quản lý
công trình thủy lợi và công tác phòng-chống lụt bão đúng theo quy định của
ngành.
Điều
6.- Ủy ban nhân dân thành phố thông
qua sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố và các cơ quan chức năng
của thành phố để giao nhiệm vụ kế hoạch hàng năm cho Chi cục ; kiểm tra, giám
sát việc thực hiện nhiệm vụ, xử lý các vấn đề phát sinh về kinh tế, tài chính,
kế hoạch, kỹ thuật của Chi cục.
Điều
7.- Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn thành phố về toàn bộ hoạt động của Chi cục theo sự phân
công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và quy định của Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn thành phố.
Điều
8.- Đối với các cơ quan, sở-ngành có
liên quan, Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão có trách nhiệm phối hợp
kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao và
trong các lĩnh vực có liên quan như môi trường, giao thông thủy, khí tượng thủy
văn, v.v¼
Điều
9.- Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố ủy
quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, công trình thủy
lợi, đê điều. Ủy ban nhân dân các huyện-quận phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện
cho Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão thực hiện nhiệm vụ. Các Ban Chỉ
huy phòng-chống lụt bão cấp quận-huyện có nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn
của Chi cục về công tác phòng-chống lụt bão.
Chương
IV :
VỀ TÀI CHÁNH
Điều
10.- Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão là đơn vị sự nghiệp có thu, kinh phí hoạt động của bộ phận
quản lý Nhà nước và sự nghiệp khoa học-kỹ thuật do ngân sách Nhà nước cấp. Chi
cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão thực hiện theo chế độ dự toán và quyết
toán kinh phí tháng, quý, năm theo quy định hiện hành.
Điều
11.- Chi cục Quản lý nước và
phòng-chống lụt bão quản lý và sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Nhà
nước.
Điều
12.- Kinh phí, vật tư đã sử dụng để
phòng-chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai, không phân biệt nguồn vốn,
phải được ghi rõ ràng vào sổ sách và thanh quyết toán ngay sau mùa mưa bão.
Điều
13.- Về kinh phí quản lý các dự án,
Chi cục có trách nhiệm thực hiện đúng theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
ban hành theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định số 92/CP ngày
23/8/1997 của Chính Phủ.
Chương
V :
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
14. Quy chế tổ chức và hoạt động của
Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt bão gồm 5 Chương và 14 Điều được thông
qua toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi cục và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Mọi
sửa đổi, bổ sung Quy chế này phải do Chi cục Quản lý nước và phòng-chống lụt
bão đề nghị và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố xem xét trình
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ