ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 579/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 25 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP KIỂM SOÁT CÁC
HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày
21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma túy;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ
trình số 1176/TTr-CAT ngày 18/10/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy chế
phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo
cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Thanh Thắng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP
LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày
21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma túy, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực
hiện, với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp,
các ngành trong thực hiện Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp
liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh trong đảm bảo theo dõi, kiểm tra và giám
sát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, sản xuất, bảo quản,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và đấu tranh
phòng, chống tội phạm theo đúng quy định pháp luật.
2. Bảo đảm công tác quản lý nhà nước về công tác
phòng, chống ma túy thống nhất theo từng ngành, lĩnh vực được phân công; tránh
chồng chéo, sót lọt, cản trở các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
3. Trên cơ sở phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn đã được pháp luật quy định, các cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ,
hiệu quả các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đồng thời tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Phối hợp kiểm soát hoạt động
nhập khẩu chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất
a. Phối hợp kiểm soát trong thông báo tiền xuất
khẩu đối với hoạt động nhập khẩu các tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam (áp dụng
đối với hoạt động nhập khẩu của các nước tham gia Điều 12 Công ước năm 1988 của
Liên Hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng
thần):
- Trên cơ sở giấy phép nhập khẩu do các Bộ chức
năng cấp và khi có thông báo của Bộ Công an về tính hợp pháp của lô hàng, Cục Hải
quan tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành có chức năng liên quan tổ chức quản lý,
kiểm tra, giám sát các lô hàng từ nước ngoài vào Bình Định. Trường hợp Cục Hải
quan tỉnh không nhận được văn bản của Công an tỉnh thông báo ý kiến của Bộ Công
an về tính hợp pháp đối với lô hàng, Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản
đến Cơ quan chức năng để thông báo cho nước xuất khẩu tạm dừng việc xuất khẩu
lô hàng vào Bình Định.
- Đối với thủ tục hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu,
tạm nhập, tái xuất ở quốc gia chưa tham gia Điều 12 Công ước năm 1988 của Liên
Hợp quốc thì không áp dụng các quy định về thông báo tiền xuất khẩu, chỉ thực
hiện theo các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma
túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (sau đây gọi tắt là Nghị định
số 58/2003/NĐ-CP).
b. Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao thực hiện việc quản lý, kiểm
tra, giám sát hồ sơ, tài liệu liên quan đến lô hàng được cấp phép nhập khẩu chất
ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất đảm bảo đúng quy định tại
Điều 6, Điều 7 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày
làm việc kể từ khi thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hồ sơ, tài liệu
liên quan đến lô hàng được cấp phép nhập khẩu, các cơ quan trên có trách nhiệm
thông báo về tính hợp pháp của các lô hàng cho các đơn vị liên quan được quy định
tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP.
c. Cục Hải quan tỉnh trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao kiểm soát, giám sát hoạt động nhập khẩu theo
quy định tại Điều 8, Điều 10 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP. Trong quá trình làm thủ
tục nhập khẩu, khi phát hiện những sai phạm không đúng với nội dung quy định
trong giấy phép, lực lượng Hải quan giải quyết theo thẩm quyền; đồng thời,
trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai phạm thông báo cho Cơ
quan hữu quan và các Bộ có thẩm quyền cấp phép để phối hợp quản lý, kiểm soát
và xử lý.
2. Phối hợp kiểm soát hoạt động
xuất khẩu chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất
a. Phối hợp kiểm soát trong thông báo tiền xuất
khẩu đối với hoạt động xuất khẩu các tiền chất từ Việt Nam ra nước ngoài (áp dụng
đối với hoạt động xuất khẩu sang các nước tham gia Điều 12 Công ước năm 1988 của
Liên Hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng
thần), bao gồm cả dạng đơn chất và dạng phối hợp:
- Khi nhận được những thông tin về tên, địa chỉ
tổ chức xin cấp phép xuất khẩu; tên gọi, hàm lượng, số lượng tiền chất; tên, địa
chỉ tổ chức nhập khẩu; tên cửa khẩu có hàng xuất khẩu đi qua từ các Bộ có thẩm
quyền cấp phép, theo ngành dọc - Cơ quan cấp dưới ra thông báo tiền xuất khẩu đối
với lô hàng cho cơ quan, đơn vị liên quan và Cục Hải quan tại cửa khẩu có hàng
xuất khẩu đi qua để nắm, tổ chức kiểm tra, giám sát các mặt hàng này và kịp thời
báo cáo cơ quan, cấp có thẩm quyền cấp phép tiền xuất khẩu đối với lô hàng của
cơ quan chức năng của nước nhập khẩu.
- Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc kể
từ khi nhận được thông tin từ các Bộ có thẩm quyền cấp phép và theo ngành dọc -
Cơ quan cấp dưới có trách nhiệm ra thông báo tiền xuất khẩu đối với lô hàng xin
cấp phép xuất nhập khẩu. Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép thông báo ý kiến
phản hồi của cơ quan chức năng nước nhập khẩu, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Công
thương có trách nhiệm thông báo đến cơ quan xin cấp phép xuất khẩu về quyết định
cấp phép hoặc không cấp phép theo thẩm quyền.
b. Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao thực hiện việc quản lý, kiểm
tra, giám sát hồ sơ, tài liệu liên quan đến lô hàng được cấp phép xuất khẩu chất
ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất đảm bảo đúng quy định tại
Điều 6, Điều 7 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP. Trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày
làm việc kể từ khi thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hồ sơ, tài liệu
liên quan đến lô hàng được cấp phép xuất khẩu, các cơ quan trên có trách nhiệm
thông báo về tính hợp pháp của các lô hàng cho các đơn vị liên quan được quy định
tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP.
c. Phối hợp kiểm soát hoạt động xuất khẩu: Lực
lượng Hải quan tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao kiểm
soát hoạt động xuất khẩu theo quy định tại Điều 8, Điều 10 Nghị định
58/2003/NĐ-CP. Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, khi phát hiện những sai
phạm không đúng với nội dung quy định trong giấy phép, lực lượng Hải quan giải
quyết theo thẩm quyền; đồng thời, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi
phát hiện sai phạm thông báo cho Cơ quan hữu quan và các Bộ có thẩm quyền cấp
phép để phối hợp quản lý, kiểm soát và xử lý.
3. Kiểm soát hoạt động tạm nhập,
tái xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất
a. Phối hợp kiểm soát trong cấp phép tạm nhập
tái xuất: Sau khi nhận được giấy cấp phép tạm nhập tái xuất tại địa bàn tỉnh
Bình Định đối với các lô hàng chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần và tiền chất của Cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Cục Hải quan tỉnh chủ
trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Công thương tiến hành tổ chức kiểm
tra, giám sát các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến lô hàng này. Trong trường
hợp việc tổ chức kiểm tra, giám sát phát hiện sai phạm không đúng với nội dung
quy định trong giấy phép, Cục Hải quan tỉnh tạm dừng các thủ tục tạm nhập, tái
xuất các lô hàng, lập biên bản giải quyết theo thẩm quyền và thông báo cho các
cơ quan hữu quan.
b. Phối hợp kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất
- Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm giám sát hàng
hóa từ khi tạm nhập vào địa phận tỉnh Bình Định đến khi tái xuất ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam. Việc thay đổi mẫu mã, bao bì của hàng tạm nhập, tái xuất phải được
sự đồng ý của cơ quan cấp phép và giám sát của lực lượng Hải quan tỉnh.
- Trong quá trình làm thủ tục tạm nhập, tái xuất,
khi phát hiện những sai phạm không đúng với nội dung được quy định trong giấy
phép, lực lượng Hải quan tỉnh tạm dừng các thủ tục tạm nhập tái xuất, lập biên
bản giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời trong thời hại 07 ngày làm việc kể từ
khi phát hiện sai phạm thông báo ngay cho Công an tỉnh và Sở Công thương để phối
hợp quản lý, kiểm soát và xử lý.
4. Kiểm soát các hoạt động sản
xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất
a. Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế và Sở
Tài chính trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc
và kiểm tra các cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân kiểm soát hoạt động sản
xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất của các đơn vị nhập khẩu, xuất
khẩu, tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 4, Điều 6, Điều 9, Điều 13 Nghị
định số 80/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước và Điều 9 Nghị định số
58/NĐ-CP.
b. UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ
quan chức năng phối hợp thực hiện kiểm soát các hoạt động sản xuất, bảo quản,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng các chất ma túy, thuốc gây
nghiện và tiền chất tại địa phương.
5. Trao đổi thông tin về kiểm
soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
a. Công an tỉnh, là cơ quan đầu mối trao đổi
thông tin về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy với Sở Công
thương, Sở Y tế, Sở Tài chính, các địa phương liên quan và thường xuyên trao đổi
thông tin về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cho Bộ Công
an thông qua trung tâm dữ liệu kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến
ma túy của Bộ Công an.
Trường hợp cần thông tin, tài liệu khác để phục
vụ công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, cơ quan phối
hợp có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ
quan đề nghị. Nếu từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cơ quan được yêu cầu phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
b. Công an tỉnh có trách nhiệm thông báo cho các
sở, ban, ngành và các địa phương liên quan thông tin về phương thức, thủ đoạn
hoạt động của tội phạm và những thông tin khác có liên quan trong quá trình kiểm
soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để các sở, ban, ngành và các địa
phương liên quan có biện pháp chủ động ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả.
c. Sở Công thương, Sở Y tế, Cục Hải quan tỉnh có
trách nhiệm:
- Thu thập, quản lý thông tin về các hoạt động cấp
phép, theo dõi, kiểm tra và giám sát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập,
tái xuất, sản xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công
nghiệp, y tế và đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Cung cấp những thông tin cần thiết có liên
quan đến công tác kiểm soát các hoạt động cấp phép; theo dõi, kiểm tra và giám
sát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, sản xuất, bảo quản,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và đấu tranh
phòng, chống tội phạm tại địa phương cho các Bộ chức năng.
- Kịp thời trao đổi thông tin với Công an tỉnh để
có biện pháp phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật
khi nhận được nguồn tin, tài liệu hoặc phát hiện những sai phạm trong công tác
kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
d. Các cơ quan chức năng thuộc UBND các huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm trao đổi thông tin với nhau về kiểm soát các
hoạt động sản xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng
các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất tại địa
phương.
6. Theo dõi, kiểm tra, giám sát
các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
a. Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, Cục Hải
quan tỉnh và các cơ quan thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, sản xuất, bảo
quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và đấu
tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương; xử lý hành chính đối với những cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền, chuyển Công an tỉnh điều
tra, xử lý những vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự.
b. Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế và Sở
Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các cấp, các
ngành liên quan và chính quyền địa phương theo dõi các hoạt động xuất, nhập khẩu,
tạm nhập tái xuất, sản xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối,
sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh
vực công nghiệp, y tế và đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương.
c. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các
đơn vị chức năng phối hợp các cơ quan hữu quan theo dõi, kiểm tra, giám sát các
hoạt động cấp phép, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, sản xuất, bảo quản,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và đấu tranh
phòng, chống tội phạm tại địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Tài
Chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ và quyền
hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
Kế hoạch này; định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban
Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh.
2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan
liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ hằng năm sơ kết báo cáo
tình hình, kết quả triển khai việc phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp
liên quan đến ma túy và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo
phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh khen thưởng
cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, phê bình, xử lý các tập thể, cá
nhân có sai phạm.
3. Giao Công an tỉnh đề xuất, tham mưu cho Ban
Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh thành
lập Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm tra các hoạt động hợp pháp liên quan đến
ma túy (Tổ công tác gồm các thành viên của các cơ quan: Công an tỉnh - Tổ trưởng;
Sở Công thương, Sở Y tế, Cục Hải quan tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Giúp Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống ma túy, mại dâm tỉnh xây dựng
Quy chế hoạt động, các chương trình, kế hoạch và trực tiếp triển khai thực hiện
một số nhiệm vụ như: hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, cơ sở kinh doanh,
dịch vụ có hoạt động liên quan đến tiền chất, thuốc gây nghiện, hướng thần…trên
địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng quý, 6 tháng Tổ công tác liên ngành và Ban Chỉ đạo tổ
chức họp thông báo, trao đổi thông tin về tình hình kiểm soát các hoạt động hợp
pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh.
Nhận được Kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các sở,
ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm
túc. Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng,
chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy và mại dâm tỉnh (qua Công an tỉnh -
Cơ quan thường trực phòng, chống ma túy tỉnh) để được hướng dẫn thực hiện thống
nhất./.