Quyết định 574/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đồ án quy hoạch điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh quy mô đô thị loại III
Số hiệu | 574/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/04/2007 |
Ngày có hiệu lực | 12/04/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Trà Vinh |
Người ký | Nguyễn Văn Phong |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 574/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 12 tháng 4 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 70/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị xã và thành lập thêm phường thuộc thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh;
Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Theo Tờ trình số 78/TTr-SXD ngày 14/02/2007 của Giám đốc Sở Xây dựng về việc xin phê duyệt đồ án quy hoạch mở rộng và điều chỉnh thị xã Trà Vinh, Quy mô đô thị loại III (đính kèm Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 22/02/2007 của Hội đồng nhân dân thị xã Trà Vinh về việc phê chuẩn đồ án quy hoạch mở rộng và điều chỉnh thị xã Trà Vinh, quy mô đô thị loại III),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, quy mô đô thị loại III, với những nội dung chính như sau:
1.1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch điều chỉnh và mở rộng.
Thị xã Trà Vinh nằm bên bờ sông Cổ Chiên, cách bờ biển Đông khoảng 40 km, có 9 phường và xã Long Đức. Tổng diện tích đất tự nhiên: 6.803,5 ha.
- Phía Đông: giáp xã Hòa Thuận huyện Châu Thành;
- Phía Nam: giáp xã Lương Hòa và xã Đa Lộc huyện Châu Thành;
- Phía Tây: giáp xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và xã Nhị Long, huyện Càng Long;
- Phía Bắc: Giáp sông Cổ Chiên và huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre).
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: 8.990 ha.
Phạm vi lập quy hoạch: 6.803,5 ha. Thời hạn quy hoạch: 2005 - 2025.
- Là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ - thương mại của tỉnh Trà Vinh.
- Đô thị loại IV, quy hoạch nâng cấp lên đô thị loại III, thành phố trực thuộc tỉnh.
1.3.1. Hiện trạng dân số.
Dân số hiện tại của thị xã: 109.341 người. Trong đó:
+ Dân số tự nhiên: 92.586 người;
+ Dân số cơ học: 16.755 người (bao gồm các điểm trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở kinh doanh khác…)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 574/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 12 tháng 4 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 70/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị xã và thành lập thêm phường thuộc thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh;
Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Theo Tờ trình số 78/TTr-SXD ngày 14/02/2007 của Giám đốc Sở Xây dựng về việc xin phê duyệt đồ án quy hoạch mở rộng và điều chỉnh thị xã Trà Vinh, Quy mô đô thị loại III (đính kèm Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 22/02/2007 của Hội đồng nhân dân thị xã Trà Vinh về việc phê chuẩn đồ án quy hoạch mở rộng và điều chỉnh thị xã Trà Vinh, quy mô đô thị loại III),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, quy mô đô thị loại III, với những nội dung chính như sau:
1.1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch điều chỉnh và mở rộng.
Thị xã Trà Vinh nằm bên bờ sông Cổ Chiên, cách bờ biển Đông khoảng 40 km, có 9 phường và xã Long Đức. Tổng diện tích đất tự nhiên: 6.803,5 ha.
- Phía Đông: giáp xã Hòa Thuận huyện Châu Thành;
- Phía Nam: giáp xã Lương Hòa và xã Đa Lộc huyện Châu Thành;
- Phía Tây: giáp xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và xã Nhị Long, huyện Càng Long;
- Phía Bắc: Giáp sông Cổ Chiên và huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre).
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: 8.990 ha.
Phạm vi lập quy hoạch: 6.803,5 ha. Thời hạn quy hoạch: 2005 - 2025.
- Là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ - thương mại của tỉnh Trà Vinh.
- Đô thị loại IV, quy hoạch nâng cấp lên đô thị loại III, thành phố trực thuộc tỉnh.
1.3.1. Hiện trạng dân số.
Dân số hiện tại của thị xã: 109.341 người. Trong đó:
+ Dân số tự nhiên: 92.586 người;
+ Dân số cơ học: 16.755 người (bao gồm các điểm trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở kinh doanh khác…)
* Phân bố và cơ cấu dân số:
Phân bố dân số trên phạm vi thị xã Trà Vinh không đều, khu vực nội thị gồm 9 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) có mật độ dân số khoảng 2.700 người/km2, trong đó một số khu vực tập trung đông dân như phường 3: 25.200 người/km2; phường 2 hơn 14.200 người/km2; phường 6 hơn 10.200 người/km2 (Tập trung phần lớn tại khu vực khu phố cũ trung tâm chợ thị xã Trà Vinh, phường 2, phường 3). Các khu vực nội thị có mật độ dân số thấp là phường 8, phường 5, thấp nhất là phường 9 với mật độ dân số khoảng 750 người/km2.
Vùng ngoại thị là xã Long Đức có diện tích gần gấp rưỡi diện tích nội thị, có mật độ dân số thấp khoảng 400 người/km2.
Thị xã có 3 dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân số thị xã: Dân tộc Kinh chiếm trên 73%, dân tộc Khmer chiếm trên 19%, dân tộc Hoa chiếm trên 6% và các dân tộc khác.
Tỉ lệ nam nữ trong thị xã: Nam chiếm 47,43%; Nữ chiếm 52,57%.
1.3.2. Dân số năm 2015: 130.695 người.
1.3.3. Dân số năm 2025: 156.215 người.
1.4.1. Hiện trạng đất đai.
Diện tích 6.803,5ha; bình quân 620 m2/người.
1.4.2. Đất đai năm 2015: Dự kiến 6.803,5 ha.
1.4.3. Đất đai năm 2025: Dự kiến 6.998,64 ha.
Bảng tính toán sử dụng đất đô thị:
|
Phân loại đất xây dựng |
Diện tích |
Tỷ lệ |
Tiêu chuẩn |
Diện tích |
Tỷ lệ |
Tiêu chuẩn |
Diện tích |
Tỷ lệ |
Tiêu chuẩn |
I |
Đất XD đô thị |
1421,43 |
100 |
130 |
1568,34 |
100 |
115 |
1562,15 |
100 |
100 |
1 |
Đất dân dụng |
869,80 |
61,19 |
79,55 |
784,24 |
62,5 |
75 |
849,81 |
68 |
68 |
|
Đất ở |
573,16 |
40,32 |
52,42 |
486,43 |
38,77 |
46,52 |
456,14 |
36,5 |
36,5 |
Đất công trình công cộng |
109,34 |
7,7 |
10 |
104,56 |
8,333 |
10 |
124,97 |
10 |
10 |
|
Đất giao thông |
89,11 |
6,27 |
8,15 |
99,33 |
7,917 |
9,5 |
156,21 |
12,5 |
12,5 |
|
Đất cây xanh |
98,188 |
6,90 |
8,98 |
93,90 |
7,483 |
8,98 |
112,47 |
9 |
9 |
|
2 |
Đất ngoài dân dụng |
551,62 |
38,80 |
50,45 |
784,1 |
37,5 |
40 |
712,34 |
32 |
32 |
|
Đất HC-CTCC |
186,97 |
13,15 |
17,1 |
295,99 |
14,16 |
15,1 |
278,25 |
12,5 |
12,5 |
Đất CN, kho tàng |
164,01 |
11,53 |
15 |
187,40 |
8,963 |
9,56 |
144,69 |
6,5 |
6,5 |
|
Đất giao thông |
32,80 |
2,307 |
3 |
78,41 |
3,75 |
4 |
100,17 |
4,5 |
4,5 |
|
Đất CT kỹ thuật đầu mối |
54,78 |
3,85 |
5,01 |
58,80 |
2,813 |
3 |
55,65 |
2,5 |
2,5 |
|
Đất khác (tôn giáo, quân sự) |
113,05 |
7,95 |
10,34 |
163,48 |
7,819 |
8,34 |
133,56 |
6 |
6 |
|
II |
Đất ngoại thị |
3895,82 |
|
|
3895,82 |
|
|
4436,49 |
|
|
|
Đất nông nghiệp |
3200 |
|
|
3200 |
|
|
3500 |
|
|
Đất thủy lợi |
200 |
|
|
200 |
|
|
250 |
|
|
|
Đất dân cư nông thôn |
94,07 |
|
|
94,07 |
|
|
100 |
|
|
|
Đất khác |
401,75 |
|
|
401,75 |
|
|
586,49 |
|
|
|
III |
Đất không thuận lợi cho phát triển đô thị (sông, hồ, kênh, rạch chạy dài từ Bắc xuống Nam thị xã..., một phần đất thuộc phường 9) |
1486,25 |
|
|
1339,34 |
|
|
1000 |
|
|
|
Tổng cộng diện tích thị xã |
6803,5 |
|
|
6803,5 |
|
|
6998,64 |
|
|
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản (tính theo tiêu chí đô thị loại III).
STT |
Hạng mục |
Chỉ tiêu |
1. |
Chỉ tiêu cây xanh |
10m2/người |
2. |
Tỷ lệ đất giao thông |
18÷20% |
3. |
Mật độ đường phố chính và khu vực |
3÷ 5m2/người |
4. |
Diện tích xây dựng công trình công cộng |
3÷ 5m2/người |
5. |
Tiêu chuẩn cấp nước |
>80lít/người/ngày |
6. |
Tỷ lệ dân được cấp nước |
90% |
7. |
Tiêu chuẩn cấp điện |
>700kwh/người/năm |
8. |
Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng |
>90% |
9. |
Tỷ lệ chất thải thu gom được |
90% |
10. |
Quy mô dân số đô thị |
>100.000 người |
11. |
Mật độ dân số |
>8.000 người/km2 |
12. |
Diện tích xây dựng nhà ở |
12m2 sàn/người |
13. |
Đất ở |
35÷45m2/người |
1.5. Quy hoạch sử dụng đất đai và định hướng kiến trúc.
1.5.1. Hướng chọn đất phát triển.
Quy hoạch chung phát triển thị xã Trà Vinh được điều chỉnh, mở rộng, không gian thị xã sẽ phát triển theo hình tia, dọc theo các tuyến đường bộ chính từ trung tâm thị xã đi Vĩnh Long (Quốc lộ 53) ở hướng Tây nam; đi Châu Thành, Trà Cú ở hướng Nam và đi cảng Cổ Chiên ở hướng Tây - Bắc thị xã Trà Vinh. Đây là phương án phù hợp với quy luật phát triển đô thị, thực trạng xây dựng hiện nay, phù hợp với địa hình và quỹ đất của khu vực.
Theo phương án này việc mở rộng và phát triển thị xã xuống phía Nam, Tây Nam và sang hướng Đông - Đông Bắc là những nơi có quỹ đất dành cho xây dựng phát triển đô thị tương đối thuận lợi, gồm các dãi đất cao, ít bị ngập úng và không có giá trị cao về sản xuất nông nghiệp.
Về phía Tây Nam thị xã, tập trung xây dựng đô thị sang một phần đất của phường 8, là khu vực Khu văn hóa - du lịch Ao Bà Om và xung quanh.
Về phía Nam thị xã, tập trung xây dựng đô thị đến giáp thị trấn Châu Thành (thuộc phường 9), là khu vực tập trung một số cơ sở sản xuất công nghiệp (Khu Tầm phương).
Nếu lấy điểm xuất phát từ trục đường Nguyễn Thị Minh Khai, thị xã Trà Vinh có thế đất hình nan quạt mở rộng về phía Bắc và phía Nam.
Trục trung tâm của thế đất chạy từ phía Bắc xuống phía Nam - Tây Nam.
Phía Tây Nam: Đây là vùng đất có nhiều chùa của đồng bào Khmer, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer, đồng thời đây cũng là điểm tập trung nhiều cây xanh đô thị.
* Từ những đặc điểm khái quát trên, hướng điều chỉnh thị xã được xác định như sau:
Chọn hướng phát triển theo tuyến từ trung tâm thị xã hiện hữu chạy song song với trục sông Long Bình tới ngã ba cửa Vàm Trà Vinh về phía Đông Bắc thị xã và phát triển đô thị mới về phía Tây - Tây Nam tiếp giáp quốc lộ 53 đi Vĩnh Long.
Bổ sung thêm quỹ đất xây dựng đô thị ở các hướng cụ thể như sau:
- Phía Đông - Đông Bắc: Mở rộng 1 phần diện tích thuộc xã Hòa Thuận bám theo dọc bờ sông Cổ Chiên nối với cù lao Long Trị bằng tuyến giao thông thủy, hình thành khu dân cư - dịch vụ, phục vụ cụm du lịch sinh thái và Khu công nghiệp Long Đức thị xã Trà Vinh.
- Phía Bắc: Dự kiến quy hoạch xây dựng cầu bắc qua sông Long Bình là điểm nối kết giữa Khu công nghiệp Long Đức thị xã Trà Vinh, nơi thu hút hàng ngàn nhân khẩu lao động trong tỉnh cũng như các vùng phụ cận với khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị.
- Phía Tây - Tây Bắc: Mở rộng một phần diện tích thuộc xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và xã Long Đức, thị xã Trà Vinh nhằm phát triển khu dân cư.
Điều chỉnh tuyến đường Vành đai 3 nối từ quốc lộ 53 lên khu vực phía Bắc tới Khu công nghiệp Long Đức thị xã Trà Vinh để phù hợp với việc mở rộng quỹ đất xây dựng.
- Phía Tây - Nam: Tại vị trí sân bay cũ, sử dụng quỹ đất xây dựng một trung tâm hành chính - chính trị - văn hóa lớn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phục vụ nhân dân đồng thời thể hiện được bộ mặt hành chính mới của tỉnh và phát triển khu dân cư tập trung ở khu đô thị mới phường 9.
1.5.2. Phân vùng chức năng và kiến trúc cảnh quan:
a. Các khu trung tâm tổng hợp:
- Khu trung tâm chính trị của tỉnh và thị xã hiện hữu đặt tại các phường 1 và 4 với các cơ quan của tỉnh, thị xã, trên cơ sở cải tạo trung tâm hiện hữu, giữ đường Phạm Thái Bường là đường chính khu trung tâm;
- Khu trung tâm thương mại: Ngoài khu chợ trung tâm hiện có cần thiết xây dựng các chợ vệ tinh tại khu vực dân cư mới ( phường 6, 7 và phường 4,...). Đặc biệt với diện tích đất hiện có tại cụm công nghiệp Tầm Phương, chuyển đổi một phần chức năng sang cụm công nghiệp - dịch vụ - thương mại phía Nam. Đây là nơi tập trung khu vực chợ đầu mối, trung tâm thương mại phục vụ cho các khu dân cư mới hình thành tại các phường 8, 9…và siêu thị lớn đặt tại vị trí bến xe khách hiện hữu, phục vụ toàn bộ đô thị;
- Khu trung tâm đào tạo giáo dục: Ngoài hệ thống trường học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học các cấp đã và sẽ được xây dựng theo yêu cầu quy hoạch, khu trung tâm giáo dục và đào tạo bao gồm việc xây dựng các phân hiệu của các trường đại học trong khu vực như Đại học Cần Thơ, các trường đại học của TP Hồ Chí Minh, các trường cao đẳng và trung cấp, các trung tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ và trình độ... Dự kiến khu trung tâm này đặt tại khu vực phường 5 của thị xã;
- Khu trung tâm TDTT: Bao gồm khu sân vận động, bể bơi... và mở rộng khu này sang phía Tây sân vận động hiện hữu để xây dựng quần thể thể thao với các sân bóng đá, bóng chuyền, quần vợt,... và các nhà luyện tập và thi đấu phục vụ cho nhu cầu luyện tập, thi đấu của vận động viên và nhân dân. Ngoài ra, xây dựng các công trình thể thao khác trong các khu dân cư để phục vụ việc luyện tập và vui chơi của nhân dân;
- Khu quảng trường trung tâm thị xã: Được xem xét xây dựng tại Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh (khu vực sân bay cũ);
- Các khu du lịch, văn hóa:
+ Ngoài khu vườn hoa hiện có của thị xã tại trung tâm, quy hoạch và xây dựng thêm nhiều điểm công viên cây xanh tập trung tại các phường 4, 7, 8...; nghiên cứu khả năng thành lập khu vui chơi giải trí phía Bắc xã Hòa Thuận gần cửa Vàm Trà Vinh;
+ Diện tích cây xanh tập trung tại thị xã hiện nay tương đối thấp. Trong tương lai cần thiết phải bố trí và quy hoạch diện tích cây xanh hợp lý để tạo môi trường trong sạch cho thị xã và nơi nghỉ ngơi giải trí cho nhân dân. Trong các phường nội thị cần quy hoạch diện tích cây xanh thỏa đáng; ngoài ra khu vực Ao Bà Om nằm ngay sát cửa ngõ chính và cách trung tâm thị xã khoảng 5 km là nơi nghỉ ngơi giải trí và du lịch lớn của thị xã và của tỉnh, khu vực này là một khu di tích văn hóa mang tính lịch sử và truyền thống của đồng bào Khmer, tại đây đã hình thành 1 cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn. Ngoài Ao Bà Om, Chùa Âng là công trình đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích văn hóa được bảo tồn, tại đây đã xây dựng Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer; việc chuyển khu du lịch này về thị xã quản lý là hợp lý, góp phần tăng diện tích cây xanh và phục vụ đời sống nhân dân thị xã. Khu vực này cũng đã được lập dự án để kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. Diện tích của khu vực là 84 ha;
+ Khu đền thờ Bác Hồ nằm ở ngoại thị, thuộc xã Long Đức, cách trung tâm thị xã khoảng 7 km. Khu vực này đã hoàn chỉnh Đền thờ và Nhà bảo tàng, các công trình phục vụ và dịch vụ khác, ngoài ra cần mở rộng không gian cây xanh để tạo cảnh quan của khu văn hóa giải trí. Diện tích khu vực này khoảng 10 ha;
+ Khu quân sự nằm đối diện khu vực sân bay cũ và một số cơ sở khác trên địa bàn thị xã. Diện tích đất quân sự hiện nay khoảng 64 ha. Các khu quân sự này sẽ được hoàn thiện và củng cố theo yêu cầu quốc phòng. Trong quá trình củng cố, những phần đất quân sự chưa sử dụng đến hoặc sử dụng chưa có hiệu quả cao có thể dành lại để sử dụng vào mục đích khác như xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi công cộng...
b. Khu công nghiệp:
Để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với quy mô lớn và hiện đại, thị xã phải có định hướng quy hoạch các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung vừa và nhỏ, để thu hút và đón trước các khả năng đầu tư cũng như di chuyển các cơ sở sản xuất cũ ở nội thị hiện đang gây ô nhiễm đối với môi trường đô thị và đời sống của nhân dân.
Khu công nghiệp phía Bắc thị xã:
Khu công nghiệp Long Đức quy mô 120,6ha; với các ngành nghề: Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông sản lương thực, thủy hải sản, dược phẩm, mỹ phẩm...
Cụm tiểu thủ công nghiệp phường 4 và các cơ sở sản xuất hiện hữu:
Với tổng diện tích khoảng 105 ha, nằm cạnh kênh Tiệm Tương và gần đường từ trung tâm thị xã đi cảng Cổ Chiên thuộc ấp Long Bình, phường 4; Cụm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu hoạt động các ngành nghề: Sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tại đây sẽ hình thành khu chế biến nông hải sản, chế biến lương thực thực phẩm, các dự án đầu tư khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần nghề cá sẽ tạo tiền đề quan trọng để Cụm tiểu thủ công nghiệp này phát triển, thị xã sẽ trở thành hậu phương đối với việc phát triển kinh tế biển.
c. Khu dân dụng:
Tập trung tại các phường hiện có và đã được quy hoạch như phường 6, 7; mở thêm khu dân dụng phía Bắc tại phường 1, 4 cũng như khu vực ven của xã Long Đức để phục vụ cho khu công nghiệp phía Bắc thị xã (Vàm Trà Vinh) và các khu dân dụng thuộc các phường 8, 9 ở phía Nam và Tây - Nam dọc Quốc lộ 54.
Hiện nay và trong tương lai hình thái nhà ở tại thị xã chủ yếu là nhà ở gia đình độc lập, do dân tự xây dựng, trong những năm tới, thị xã cần xây dựng các khu dân cư cao tầng để tạo điều kiện về nơi ở cho nhân dân và tạo thêm hình thái cho kiến trúc đô thị.
1.6. Quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội.
- Ngoài khu chợ trung tâm thị xã hiện hữu, chuyển đổi một phần chức năng cụm tiểu thủ công nghiệp Tầm Phương sang công nghiệp - dịch vụ - thương mại phía Nam. Đây là nơi tập trung khu vực chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị lớn phục vụ cho các khu dân cư mới hình thành tại các phường 8, 9.
- Siêu thị lớn phục vụ đô thị sẽ được xây dựng tại vị trí bến xe khách hiện hữu;
- Khu trung tâm đào tạo giáo dục: Ngoài hệ thống trường học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học các cấp đã và sẽ được xây dựng theo yêu cầu quy hoạch, khu trung tâm giáo dục và đào tạo bao gồm việc xây dựng các phân hiệu của các trường đại học trong khu vực như Đại học Cần Thơ, các trường đại học của thành phố Hồ Chí Minh, các trường cao đẳng và trung cấp, các trung tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ và trình độ... Dự kiến khu trung tâm này đặt tại khu vực phường 5 của thị xã.
1.7. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1.7.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng.
Nguyên tắc thiết kế:
- Tôn trọng tự nhiên là chính, chỉ san mặt bằng cho công trình, mặt bằng đường;
- Phối hợp chặt chẽ với bố cục không gian kiến trúc. Giải pháp kỹ thuật:
San nền cụm đô thị mới gắn liền với hệ thống tiêu thủy; cần nghiên cứu lựa chọn cốt san nền, cốt tiêu thủy trên cơ sở các biên độ thủy triều của sông Cổ Chiên và sông Long Bình.
1.7.2. Giao thông.
Nguyên tắc thiết kế:
- Tận dụng tối đa đường hiện trạng;
- Tránh phá vỡ cảnh quan môi trường;
- Đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện. Nội dung thiết kế:
- Hệ thống giao thông đường bộ:
Bến xe khách hiện hữu tại vị trí ngã tư đường Nguyễn Đáng - Điện Biên Phủ thay đổi chức năng thành siêu thị lớn của đô thị. Giai đoạn 2006-2010: Dự kiến xây dựng Bến xe khách thị xã và các huyện tập trung trên tuyến đường tránh Quốc lộ 53 (đường Lê Văn Tám), tại ngã tư đường Sơn Thông - Lê Văn Tám thuộc phường 8, làm động lực thu hút dân cư về khu đô thị phường 9.
Cầu Long Bình 3: Ở phía Đông - Bắc thị xã Trà Vinh, nối Khu công nghiệp Long Đức với phía Bắc xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành.
- Hệ thống giao thông đường thủy:
Sông Cổ Chiên và sông Long Bình là 2 tuyến giao thông thủy của thị xã Trà Vinh. Dự kiến nâng cấp cảng Trà Vinh hiện hữu lên công suất gấp 2 lần hiện nay.
Mở thêm bến cảng du lịch nằm trên sông Cổ Chiên thuộc địa phận xã Hòa Thuận hiện nay.
Mạng giao thông nội thị: Định hướng phát triển trên cơ sở củng cố và phát triển mạng lưới đường hiện có của thị xã, đồng thời xây dựng thêm một số đường mới trong các khu vực dự kiến phát triển, tạo ra một tổng thể không gian hài hòa, giao thông xuyên suốt, nhằm đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.
1.7.3. Quy hoạch cấp điện.
Nguồn cấp điện cho thị xã là nguồn điện lưới quốc gia. Trạm biến thế 110/22/15KV Đa Lộc hiện có cần được nâng cấp 2 x 40MVA, dùng để cấp điện cho thị xã và khu lân cận.
Trong khu vực thị xã, theo thiết kế đã được phê duyệt của ngành điện, toàn bộ các tuyến trung thể hiện có sẽ thay bằng lưới trung thế dùng loại cáp vặn xoắn (MV - ABC) đi trên trụ bê tông ly tâm. Lưới điện sẽ được đưa vào phối hợp với việc quy hoạch xây dựng (chiều dài 12,3 km).
Hầu hết các tuyến trung thế 15KV hiện hữu thuộc khu vực khác của thị xã được giữ lại, cải tạo lên cấp 22KV, tăng diện tích cáp để đủ khả năng tải điện và nắn tuyến theo việc mở rộng đường giao thông (chiều dài 45,7 km).
Để cấp điện cho các khu dân cư mới quy hoạch, sẽ xây dựng các mạch chính trung thế và các nhánh rẽ 22 KV với chiều dài tổng cộng là 52km, các tuyến mới này đều là đường dây trên không.
Trong khu vực thị xã, khi có điều kiện chuyển đường dây trên không thành cáp ngầm.
Riêng khu công nghiệp phía Bắc, cần được cung cấp điện bằng một tuyến trung thế 22KV riêng từ trạm biến thế 110KV Đa Lộc đưa đến (tuyến kép).
Trong giai đoạn đầu các tuyến trung thế tạm vận hành ở cấp điện 15 KV.
Dọc theo các tuyến trung thế, đặt các tuyến hạ thế 22/15/0,4KV để cấp điện hạ thế 380/220V đến các hộ tiêu thụ. Tổng công suất trạm hạ thế dự kiến là 139.000KVA. Bán kính cấp điện của mỗi trạm không quá 300 mét.
1.7.4. Hệ thống cấp nước.
Giải pháp quy hoạch cấp nước.
Căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng nước của thị xã Trà Vinh cho năm 2025 (36.000m3/ng), đặc điểm nguồn nước, các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, dự kiến giải pháp quy hoạch cấp nước cho thị xã Trà Vinh:
Lựa chọn nguồn nước:
Nguồn nước ngầm tại xã Mỹ Chánh đã được duyệt là 20.000m3/ng. Đến năm 2025 nhu cầu dùng nước là 36.000m3/ng. Như vậy còn thiếu 16.000m3/ng kể cả thị trấn Châu Thành 2000m3/ng, tổng cộng là 18.000m3/ng, dự kiến giải quyết theo phương án: Tiếp tục khai thác nước ngầm tại xã Mỹ Chánh theo hướng đi dần về phía Trà Cú.
* Các công trình đầu mối cấp nước: Hệ thống nước ngầm Mỹ Chánh 36.000m3/ng, bao gồm:
Bãi giếng khoan: Với công suất 36.000m3/ng cần xây dựng khoảng 24 giếng khoan (trong đó 21 giếng làm việc, 3 giếng dự trữ, công suất mỗi giếng 75-80m3/h ở độ sâu 110-120m). Hiện đã có 12 giếng, phải khoan thêm 12 giếng theo yêu cầu dùng nước.
Tuyến ống dẫn nước thô từ Mỹ Chánh về trạm bơm tăng áp hiện có 1 tuyến Ø300 và 1 tuyến Ø450, L10,5km, cần xây dựng thêm 1 tuyến Ø300 và 1 tuyến Ø450, L10,5km mới đảm bảo công suất 36.000m3/ng. Trong tương lai cần làm mềm 1 phần nước cứng(1/3) từ độ cứng 280mg/l CaCO3 xuống còn 180mg/l và hòa trộn để đạt tiêu chuẩn cho phép (<200mg/l CaCO3), thực hiện việc khử trùng nước trước khi bơm vào mạng lưới sử dụng.
Biện pháp làm mềm nước có thể sử dụng biện pháp ion qua các bể lọc Kation với việc phục hồi bằng dung dịch muối ăn. Tại trạm bơm và xử lý nước cần xây dựng bể chứa dung tích 8.000m3 để điều hòa sự làm việc giữa trạm bơm I (24/24h) và trạm bơm II (theo sát chế độ dùng nước).
- Trạm bơm tăng áp tại Đa Lộc: Cải tạo và mở rộng trạm bơm từ công suất 18.000m3/ng lên 36.000m3/ng;
- Tuyến ống dẫn nước sạch Ø450 từ trạm bơm về mạng lưới phân phối tính tới đầu thị xã là L= 0,5km;
* Hệ thống nước ngầm Mỹ Chánh 18.000m3/ng + Tiểu Cần 18.000m3/ ng (phương án 2), bao gồm:
Bãi giếng khoan Mỹ Chánh sẽ hoạt động với công suất 18.000m3/ng. Xây dựng bãi giếng khoan Tiểu Cần có công suất 18.000m3/ng gồm 12 giếng Q = 70-80 m3/h (2 giếng dự trữ) bố trí dọc theo Quốc lộ 60 từ Tiểu Cần về thị xã Trà Vinh (các thông số kỹ thuật của các giếng này giống như giếng Mỹ Chánh) dẫn nước thô về trạm bơm và xử lý nước Lương Hòa ở đầu thị xã về hướng Tây Nam.
- Tuyến dẫn nước thô Ø600, L= 18km từ Tiểu Cần về trạm và xử lý nước Lương Hòa;
- Trạm xử lý nước ngầm Lương Hòa có công suất Q = 18.000 m3/ngày (nếu cần làm mềm nước với dây chuyền xử lý như phương án 1), kể cả bể chứa W= 3.000m3 và trạm bơm cấp II Q = 18.000 m3/ngày, H= 50m bơm nước trực tiếp vào mạng lưới cấp nước thị xã;
* Hệ thống nước ngầm Mỹ Chánh 20.000 m3/ngày + Nhà máy nước mặt Lương Hòa 18.000 m3/ngày (phương án 3):
Tại cầu Lương Hòa xây dựng mới nhà máy nước mặt lấy nước rạch Ô Chát dẫn nước từ sông Măng Thít về với công suất 20.000 m3/ngày.
Mạng lưới phân phối nước:
Gồm 9 vòng chính và các vòng phụ với tổng chiều dài đường ống xây dựng mới Ø 150-450 là 49.000m mới bằng gang, chia ra như sau:
Ống Ø 150: 10.900m; Ø 200: 6.300m; Ø 250: 1.000m; Ø 300: 7.320m; Ø 450: 1.480m.
Xây dựng tại đài nước góc đường Quang Trung - Phạm Ngũ Lão để điều hòa và cấp nước cho khu dân cư, khu công nghiệp và cảng ở phía Bắc; cùng với 2 đài hiện có dung tích (500 - 150)m3 đưa tổng dung tích đài nước lên W = 1.650m3. Lắp đặt các thiết bị biến tần tại trạm bơm cấp II để chế độ bơm gần sát với chế độ tiêu thụ nước và giảm dung tích đài nước.
1.7.5. Hệ thống thoát nước.
- Quy hoạch thoát nước mưa:
Sử dụng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép đặt ngầm kết hợp với giếng thu, giếng thăm để thoát nước mưa cho khu quy hoạch.
Cống thoát nước mưa chủ yếu được bố trí dưới hè đi bộ, có tim cống cách lề 0,8m. Các tuyến cống hộp được bố trí dưới lòng đường.
Tính toán lưu lượng nước mưa thoát theo phương pháp cường độ mưa giới hạn với hệ số dòng chảy được tính theo phương pháp trung bình.
- Thoát nước thải:
+ Lưu lượng nước thải:
Tổng lưu lượng nước thải 22.500 m3/ngày. Trong đó tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt 150 lít/người/ngày, nước thải của khu trung tâm 20% lượng nước thải sinh hoạt và các lượng nước thải khác có lưu lượng 19.000m3 ngày (dự kiến quy mô thu gom nước thải 80% dân cư đô thị).
Lượng nước thải công nghiệp cho các khu công nghiệp tập trung có tổng lưu lượng 3.500m3/ngày với tiêu chuẩn nước thải 32m3/ha ngày.
+ Giải pháp thoát nước thải:
Định hướng việc thoát nước cho thị xã Trà Vinh là chảy riêng (nước thải sinh hoạt, công nghiệp chảy riêng 1 hệ thống có xử lý và nước mưa chảy riêng 1 hệ thống, không xử lý ra kênh rạch).
+ Xử lý nước thải:
Dự kiến 2 cấp xử lý nước thải cho thị xã:
Cấp thứ nhất (xử lý cục bộ tại các công trình): Đối với công trình dân dụng sử dụng bệ tự hoại 2-3 ngăn. Đối với các nhà máy, xí nghiệp việc xử lý cục bộ cần tuân thủ theo quy định của Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
Cấp thứ hai (xử lý tập trung): Nước thải sau khi xử lý sơ bộ được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung. Tại đây nước thải được xử lý theo TCVN 5942-1995 và TCVN 5945-1995.
Dựa theo tổng mặt bằng phát triển của thị xã tới năm 2025 và kết hợp với điều chỉnh địa hình khu vực, dân cư chủ yếu phát triển theo giồng đất cao. Toàn thị xã chia làm 4 lưu vực thoát nước bẩn chính. Nước thải trong mỗi lưu vực được thu gom đưa về trạm xử lý có công suất 1.000-9.000 m3/ngày (theo vị trí bản vẽ) nước thải sau khi xử lý được đưa ra các kênh rạch.
- Mạng lưới thoát nước thải:
Toàn thị xã chia 4 lưu vực thoát nước, trong mỗi lưu vực bố trí các tuyến cống gom D300, D400 làm nhiệm vụ thu gom nước thải từ các công trình (sau khi đã xử lý cục bộ) đưa ra tuyến chính D400-D600-D800 và D1000 dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung.
Dựa theo điều kiện địa hình và việc phân chia lưu vực. Các tuyến cống thoát nước bẩn hoàn toàn tự chảy với độ sâu chôn cống 1m-3,5m.
Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước bẩn sinh hoạt: 29.350 m với cống D300: 23.100 m; D400: 6.200 m; D600: 3.850 m; D800: 1600 m; D1000: 800 m.
Đối với khu công nghiệp tập trung sẽ do Công ty kinh doanh hạ tầng xây dựng dự án riêng.
1.7.6. Xử lý rác thải và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh môi trường:
Toàn thị xã dự kiến 100-120 tấn rác/ngày với tiêu chuẩn 0,5 - 0,7 kg/ng, với số lượng rác này dự kiến 10 xe rác loại 5 tấn và 10 xe rác loại 2 tấn, hàng ngày thu gom rác, đưa vào bãi rác phía Tây - Nam thị xã, (thuộc huyện Châu Thành với quy mô 5 ha). Tại đây, có dự kiến sẽ xây dựng trạm xử lý rác. Trong giai đoạn đầu có thể phân loại đất, chôn rác. Trong những năm tới sẽ tiến hành xây dựng dự án xử lý rác thải của NaUy.
- Nghĩa trang đô thị:
Nghĩa trang được quy hoạch có diện tích 20 - 30 ha tại xã Long Đức.
Đối với đồng bào Khmer có tập tục hỏa táng, do vậy việc xây dựng lò hỏa táng ngoài việc đảm bảo tính dân tộc, phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu.
2.1. Các dự án đang thực hiện.
- Chuyển Khu du lịch văn hóa Ao Bà Om về thị xã quản lý. Khu vực này đã và đang được lập dự án để kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. Diện tích của khu vực là 84 ha;
- Khu công nghiệp phía Bắc thị xã (Khu công nghiệp Long Đức): Với diện tích khoảng 120,6 ha. Khu công nghiệp này đã được Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt nam - Bộ Xây dựng lập quy hoạch chi tiết tháng 12 - 2000 (UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 771/QĐ-CTT ngày 07 tháng 5 năm 2001). Khu tiểu thủ công nghiệp nằm cạnh kênh Tiệm Tương và gần đường từ trung tâm thị xã đi cảng Cổ Chiên thuộc ấp Long Bình, phường 4; dựa trên cơ sở hiện đã có một số cơ sở sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tại đây sẽ hình thành khu chế biến nông hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm; việc đầu tư các dự án khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần nghề cá sẽ tạo tiền đề quan trọng để khu tiểu thủ công nghiệp này phát triển, thị xã sẽ trở thành hậu phương đối với việc phát triển kinh tế biển;
- Dự án thoát nước thị xã Trà Vinh, nguồn vốn ODA của Đức.
2.2. Các dự án ưu tiên phát triển.
- Các trung tâm khu vực tại các phường mới thành lập;
- Chợ thương mại;
- Trạm y tế;
- Trường học;
- Hạ tầng: Hệ thống giao thông; Hệ thống cấp điện;
- Dự án cấp nước thị xã Trà Vinh đến năm 2025.
2.3. Nhu cầu về vốn và biện pháp huy động.
TT |
Hạng mục xây lắp |
Đơn vị |
Khối lượng |
Suất đầu tư |
Giá trị sau thuế |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
12.119.183 |
|
Chi phí xây dựng cải tạo hạ tầng kỹ thuật thị xã |
ha |
6.515,69 |
760 |
4.951.924 |
|
Chi phí xây dựng công trình mới |
m2 |
3.257.845 |
2,2 |
7.167.259 |
B |
Chi phí thiết bị |
|
|
|
364.879 |
|
|
ha |
6515,69 |
56 |
364.879 |
C |
Chi phí giải phóng mặt bằng 7% (Gxd +Gtb) |
|
|
|
624.203 |
D |
Chi phí khác: 7% (Gxd + Gtb) |
|
|
|
873.884 |
E |
Chi phí dự phòng 10% (Gxd+Gtb+Cpk) |
|
|
|
1.335.795 |
Ø |
Tổng vốn đầu tư |
|
|
|
15.317.944 |
Hình thức và nguồn vốn đầu tư xây dựng được tóm tắt ở 3 nguồn vốn chủ yếu sau:
+ Vốn ngân sách Nhà nước và kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia..., để đầu tư các hạng mục công trình chủ yếu như: Cơ sở hạ tầng, trường học, trạm y tế, công sở, chợ và một số công trình thuộc diện công ích.
+ Vốn vay dùng để đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh, như cơ sở chế biến, sản xuất nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng.
+ Khuyến khích nhân dân bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh mở rộng ngành nghề và trao đổi hàng hoá...Huy động sức dân tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng theo luật pháp quy định.
2.4. Các chính sách, cơ chế và biện pháp thực hiện quy hoạch.
- Vốn đầu tư xây dựng các công trình cần bảo đảm đúng mục đích, kế hoạch mà Nhà nước đã ghi hàng năm;
- Nhân lực huy động để xây dựng thị xã chủ yếu là tại chỗ nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng, nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý, khai thác công trình của nhân dân thị xã.
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các ngành chức năng có liên quan:
1. Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.
2. Chỉ đạo việc thực hiện dự án quy hoạch điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành tỉnh liên quan trong trường hợp huy động các nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp thị xã theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật.
3. Hoàn chỉnh dự thảo Điều lệ Quản lý xây dựng theo quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan ngang Sở thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |