ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
57/2010/QĐ-UBND
|
Đồng
Xoài, ngày 09 tháng 08 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12
năm 2004;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ Luật Lao động ngày 02/04/2002;
Căn cứ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Ban Bí thư về việc
tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
742/TT-SLĐTBXH ngày 30/7/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý
người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Điều 2.
Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp
cùng với Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Công
thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Cục thuế, Ban quản
lý Khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện phối hợp quản lý
người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các
sở, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Tư pháp, Kế hoạch và
Đầu tư, Ngoại vụ, Công Thương, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa -
Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Cục thuế tỉnh,
Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10
ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- VPCP;
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TTHĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- LĐVP, Phòng: VX, TH;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giang Văn Khoa
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2010 của
UBND tỉnh)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Phạm vi áp dụng:
Quy chế này quy định những nội
dung, nguyên tắc, trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước của tỉnh Bình Phước trong công tác quản lý lao động người nước ngoài đến
cư trú và làm việc trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
Người nước ngoài làm việc trên địa
bàn tỉnh Bình Phước và các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh có sử dụng
lao động người nước ngoài.
Chương 2.
NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC
PHỐI HỢP
Điều 2. Nội
dung phối hợp
1. Hướng dẫn, tuyên truyền các nội
dung cơ bản của pháp luật lao động trong công tác quản lý sử dụng lao động nước
ngoài đến cư trú và làm việc trên địa bàn tỉnh về trình tự tuyển dụng người nước
ngoài, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, cấp và gia hạn visa, đăng ký tạm trú, cấp
và gia hạn giấy phép lao động, giải quyết và xử lý đối với các trường hợp không
thực hiện đúng quy định của pháp luật và các nội dung khác có liên quan.
2. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thống
kê phân tích tình hình người nước ngoài đến tỉnh Bình Phước với mục đích làm việc
và các đơn vị có sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện đúng quy định
pháp luật.
Điều 3.
Nguyên tắc phối hợp
1. Các hoạt động phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý lao động người nước ngoài đến làm
việc trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định
pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Đồng thời, nâng
cao trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả trong việc giải quyết các thủ tục hành
chính và những vấn đề có liên quan đối với người nước ngoài.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý lao động người nước ngoài trong
phạm vi trách nhiệm quy định, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
lao động người nước ngoài đến cư trú và làm việc trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quy
định về chuyên môn, yêu cầu chất lượng và đề cao trách nhiệm trong quá trình phối
hợp.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ,
NGÀNH CHỨC NĂNG VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
Điều 4. Trách
nhiệm chung
1. Các sở, ngành và UBND các huyện,
thị xã giải quyết những vấn đề có liên quan đến lao động người nước ngoài theo thẩm
quyền và gởi thông tin kết quả cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng
hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội kiến nghị và đề xuất các biện pháp giải quyết đối với từng
trường hợp vượt thẩm quyền, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Bố trí cán bộ theo dõi và phối hợp
quản lý lao động người nước ngoài thuộc lĩnh vực ngành có liên quan theo đề nghị
của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Thực hiện chế độ thông tin thường
xuyên hoặc đột xuất về lao động người nước ngoài thuộc lĩnh vực quản lý với Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 5. Trách
nhiệm cụ thể
1. Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội:
a) Thực hiện cấp giấy phép, gia hạn
giấy phép và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa
bàn tỉnh theo đúng quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan đôn đốc hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng
lao động người nước ngoài (gọi tắt là đơn vị sử dụng lao động người nước ngoài)
thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước
ngoài làm việc tại đơn vị.
c) Phối hợp cùng các sở, ngành có
liên quan tuyên truyền pháp luật lao động và các quy định về quản lý, tuyển dụng
và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động
người nước ngoài.
d) Xây dựng biểu mẫu thông tin
chung giữa các sở, ngành chức năng về tình hình người nước ngoài nhập cảnh, cư
trú và lao động trên địa bàn tỉnh (mẫu thông tin) trên cơ sở thống nhất của các
sở, ngành có liên quan.
đ) Hàng năm chủ trì phối hợp Công
an tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật lao động về việc sử dụng lao động người nước ngoài đối với
các đơn vị sử dụng lao động người nước ngoài và người nước ngoài làm việc trên
địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp các cơ quan chức năng xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người
nước ngoài đối với các tổ chức, đơn vị và cá nhân lao động người nước ngoài.
f) Định kỳ 6 tháng và cả năm tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình người nước ngoài cư trú và làm việc
trên địa bàn tỉnh.
g) Hàng năm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
tổ chức họp sơ kết đánh giá công tác phối hợp giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, chỉ đạo thực hiện.
h) Báo cáo Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội tình hình cấp giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
2. Công an tỉnh:
a) Thực hiện quản lý xuất cảnh, nhập
cảnh đối với người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật hiện hành.
b) Hướng dẫn người nước ngoài làm
các thủ tục: xin cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, thẻ thường trú, gia hạn tạm
trú đối với lao động người nước ngoài và thực hiện khai báo tạm trú cho Công an
địa phương nơi người lao động nước ngoài đăng ký tạm trú.
c) Đối với người nước ngoài thuộc
diện phải cấp giấy phép lao động nếu chưa có giấy phép lao động thì yêu cầu đơn
vị sử dụng lao động người nước ngoài liên hệ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
hoặc Ban quản lý Khu kinh tế (đối với người nước ngoài làm việc trong các khu
công nghiệp, khu kinh tế) làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước
ngoài. Trong khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động, Công an tỉnh có
thể xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú với thời hạn không quá 03
tháng (nếu đơn vị sử dụng lao động người nước ngoài đề nghị) và thông báo cho Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu kinh tế biết). Nếu trong
thời hạn của thị thực, tạm trú đã cấp mà người nước ngoài chưa có giấy phép lao
động hoặc xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu
kinh tế biết về việc họ đã nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động thì Công an tỉnh
từ chối cấp thị thực, gia hạn tạm trú lần tiếp theo và yêu cầu xuất cảnh.
d) Định kỳ hàng tháng cung cấp cho
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình người nước ngoài nhập cảnh vào
địa bàn tỉnh với mục đích làm việc theo mẫu thông tin chung.
đ) Phối hợp cùng Sở Tư pháp xác
minh những trường hợp lao động người nước ngoài phải làm Phiếu lý lịch tư pháp
của Việt Nam để làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động theo quy định pháp luật.
e) Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra việc cư trú, hoạt động của lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo
thẩm quyền; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã để xử lý
nghiêm các trường hợp người nước ngoài vi phạm quy định về tuyển dụng và quản
lý lao động người nước ngoài tại các đơn vị nhưng không có giấy phép lao động
theo quy định.
3. Sở Tư pháp
a) Thực hiện cấp phiếu lý lịch tư
pháp cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Thông
tin và Truyền thông và các cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng
rãi các quy định pháp luật liên quan đến người nước ngoài đến làm việc trên địa
bàn tỉnh, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Hàng năm phối hợp cùng Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội có kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy
định riêng đối với người nước ngoài cho các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động
nước ngoài và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Nhắc nhở người nước ngoài là đại
diện pháp luật của các đơn vị có sử dụng lao động nước ngoài thực hiện đúng các
quy định về pháp luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người nước
ngoài.
b) Sau khi cấp mới, điều chỉnh, thu
hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp mà người đại
diện là người nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bản sao giấy chứng nhận đầu
tư, giấy đăng ký kinh doanh cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để cập nhật,
theo dõi quản lý.
5. Sở Ngoại vụ:
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân
phi chính phủ có sử dụng lao động người nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh
liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để làm thủ tục xin giấy phép
lao động theo quy định.
b) Trao đổi với các cơ quan ngoại
giao của nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh về thủ tục hợp pháp hóa của mỗi
quốc gia đảm bảo tính pháp lý, tính trung thực của giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài cấp để sử dụng làm thủ tục xin cấp visa, thẻ tạm trú và giấy
phép lao động. Trên cơ sở đó thông báo, thông tin hướng dẫn cho Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế và các tổ chức,
đơn vị có sử dụng lao động người nước ngoài biết để thống nhất thực hiện.
c) Thông báo và làm việc với các cơ
quan lãnh sự nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh để xử lý các trường hợp người
nước ngoài là công dân của họ vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về cư
trú và lao động. Báo cáo và kiến nghị Bộ Ngoại giao xử lý các trường hợp lao động
người nước ngoài mà cơ quan đại diện ngoại giao của họ không có văn phòng tại
thành phố Hồ Chí Minh.
6. Sở Công Thương:
a) Chủ động nhắc nhở các Văn phòng
đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh thực
hiện các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người
nước ngoài.
b) Định kỳ hàng tháng thông tin cho
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình cấp giấy phép hoạt động, gia hạn
và giải thể các văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân có sử dụng lao động
nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh để phối hợp theo dõi quản lý.
7. Sở Xây dựng:
a) Theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở
các nhà thầu, các văn phòng điều hành, ban quản lý công trình có sử dụng lao động
người nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng và
quản lý lao động người nước ngoài.
b) Định kỳ hàng tháng thông tin
tình hình thành lập mới hoặc giải thể hoạt động của các văn phòng điều hành, quản
lý công trình, nhà thầu cũng như số lượng người nước ngoài làm việc tại các đơn
vị này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.
8. Sở Y tế:
a) Thực hiện chặt chẽ về thủ tục điều
kiện khi người nước ngoài làm việc tại các cơ sở y tế; thường xuyên kiểm tra,
theo dõi và nhắc nhở các cơ sở y tế có sử dụng lao động là người nước ngoài thực
hiện các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người
nước ngoài.
b) Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ
chức khám sức khỏe cho người nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế.
c) Định kỳ hàng tháng, thông tin tình
hình lao động nước ngoài làm việc tại các cơ sở y tế cho Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội để phối hợp, theo dõi quản lý.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Thực hiện chặt chẽ về thủ tục điều
kiện khi người nước ngoài làm việc tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, theo dõi và nhắc nhở các cơ
sở giáo dục có sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện các quy định của
pháp luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài.
b) Định kỳ hàng tháng, thông tin
tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các cơ sở giáo dục – đào tạo cho Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp, theo dõi quản lý.
10. Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch:
a) Thực hiện chặt chẽ về thủ tục điều
kiện khi người nước ngoài làm việc tại các cơ sở văn hóa, thể thao, du lịch,
khách sạn, nhà nghỉ …, nhất là các trung tâm TDTT có sử dụng vận động viên, huấn
luyện viên là người nước ngoài; thường xuyên kiểm tra, theo dõi và nhắc nhở các
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch có sử dụng nhân
viên, vận động viên, huấn luyện viên, văn nghệ sĩ là người nước ngoài thực hiện
các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người nước
ngoài.
b) Định kỳ hàng tháng, thông tin
tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các cơ sở văn hóa, thể thao, du lịch
cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp, theo dõi quản lý.
11. Sở Giao thông vận tải.
a) Theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở các
nhà thầu, các văn phòng điều hành, ban quản lý công trình giao thông có sử dụng
lao động người nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tuyển
dụng và quản lý lao động người nước ngoài.
b) Định kỳ hàng tháng thông tin
tình hình thành lập mới hoặc giải thể hoạt động của các văn phòng điều hành, quản
lý công trình, nhà thầu cũng như số lượng người nước ngoài làm việc tại các đơn
vị này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.
12. Cục Thuế:
a) Trong quá trình thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về thuế, chủ động nhắc nhở các đơn vị có sử dụng lao động
là người nước ngoài và người lao động người nước ngoài chấp hành các quy định về
pháp luật lao động.
b) Định kỳ hàng tháng, thông tin về
số lượng người nước ngoài đăng ký thuế thu nhập cá nhân cho Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội để phối hợp theo dõi quản lý.
13. Sở Thông tin và Truyền
thông:
a) Phối hợp cùng Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật về
lao động cho người nước ngoài; đơn vị sử dụng lao động nước ngoài.
b) Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực
thuộc lĩnh vực ngành quản lý thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng sử dụng
lao động là người nước ngoài.
14. Ban quản lý Khu kinh tế:
a) Thực hiện cấp giấy phép, gia hạn
giấy phép và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong các
khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật lao động.
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các
quy định của pháp luật về lao động đối với đơn vị sử dụng lao động người nước
ngoài và lao động người nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
c) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi
tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản
lý và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các đơn vị sử dụng lao động
người nước ngoài và lao động người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật đến
các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp cùng Công an tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã quản lý chặt nơi cư trú và hoạt động của người
nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
đ) Định kỳ hàng quý báo cáo tình
hình lao động người nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế
cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
15. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã:
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ
chức thống kê, rà soát, nắm chắc số lao động nước ngoài cư trú và làm việc trên
địa bàn thuộc phạm vi quản lý để theo dõi, quản lý.
b) Định kỳ hàng quý báo cáo theo mẫu
tình hình lao động là người nước ngoài cư trú và làm việc trên địa bàn quản lý
về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp, theo dõi quản lý và tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6.
Thủ trưởng các sở, ngành chức năng có liên quan, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện quy
chế này.
Điều 7.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm đầu mối tổng hợp
và thực hiện báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý lao động
người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; chủ trì các cuộc họp tổng kết đánh
giá rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, phương hướng quản lý phù hợp.
Điều 8.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Giám đốc Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định sau khi
thống nhất ý kiến của các sở, ngành có liên quan được phân công trách nhiệm phối
hợp tại Quy chế này.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có phát sinh
khó khăn, vướng mắc các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã phản ánh kịp
thời về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh
xem xét sửa đổi, bổ sung./.