Quyết định 5528/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình Phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 5528/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/11/2012
Ngày có hiệu lực 29/11/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5528/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29/11/2005;

Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phvề việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội tại công văn số 2037/SNV-CTTN&QLH ngày 26/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực TU;
- Thường trực HĐND;
- Các Ban TU: DV, TC, TG;
- Đ/c Chtịch UBND TP;
- Các đ/c PCX UBND TP;
- Cổng giao tiếp điện t TP;
- PVP UBND TP Đỗ Đình Hồng;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP;
- Các phòng: TH, NC, VX;
- Lưu: VT, SNV(20)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyn Thị Bích Ngọc

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN THANH NIÊN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
5528/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Ủy ban nhân dân thành phHà Nội)

I. TÌNH HÌNH THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

1. Tình hình thanh niên

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thông và kinh tế lớn của cả nước. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 2,4 triệu thanh niên (từ 16-30 tuổi), chiếm trên 33 % tổng dân số. Phần lớn thanh niên Hà Nội có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nhận thức chính trị rõ ràng; ý thức xây dựng cộng đồng, tôn trọng pháp luật; có ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện bản thân, tích cực lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Do đặc thù vlứa tuổi, về tâm sinh lý, nên tư tưởng tình cảm, nhu cầu của thanh niên luôn luôn biến động đa dạng, phong phú; trong đó các vấn đề nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, học tập, phát triển tài năng, được tự khẳng định mình và được công nhận là những nhu cầu chính đáng của thanh niên. Bên cạnh đó, còn tồn tại một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; vi phạm pháp luật, mắc vào các tệ nạn xã hội; sống thực dụng, xa rời truyn thống văn hóa dân tộc; trình độ, chất lượng học vấn và kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn của thanh niên trong các môi trường lao động thấp, thiếu kiến thức và knăng hội nhập quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Đồng thời những vấn đề thực tế như thiếu việc làm, thiếu chỗ ở, phân hóa ngày càng rõ nét về học vấn, điều kiện tiếp cận thông tin giữa các khu vực thanh niên vẫn đang là những trở ngại, thách thức lớn đối với thanh niên.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình thanh niên Thủ đô cũng sẽ có nhiều biến đổi. Sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên sẽ tiếp tục có sự thay đổi lớn; tiếp tục có sự phân hóa mạnh về trình độ học vấn, về thu nhập, địa vị kinh tế, điều kiện hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí, định hướng giá trị tinh thần trong thanh niên. Ý thức chính trị, đòi hỏi về công bằng, dân chủ của thanh niên sẽ cao hơn. Tuy nhiên, những vấn đề tiêu cực mới cũng sẽ xuất hiện và diễn biến phức tạp như lối sng thực dụng, tình trạng bạo lực, sự thờ ơ với chính trị, sự tác động của các thế lực thù địch đối với thanh niên.

2. Công tác thanh niên

Thanh niên là một trong những nội dung công tác rất quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tương lai của thanh niên gắn liền với vận mệnh và tương lai của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết", đây chính là trách nhiệm, là tỉnh cảm của Đảng, của thế hệ đi trước đối với thanh niên, cũng chính là bảo đảm cho sự trường tồn, vững mạnh của Đảng, của dân tộc. Liên tục trong suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách về công tác thanh niên, thể hiện sự coi trọng công tác thanh niên và trách nhiệm của Đảng, nhà nước đối với thanh niên.

Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội luôn đặt sự quan tâm, coi trọng công tác thanh niên là một trong các nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Xác định thanh niên là lực lượng chủ yếu trong mọi lĩnh vực và giữ vai trò quyết định hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 31/10/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Ủy ban nhân dân Thành ph đã có Kế hoạch s56/KH-UBND ngày 20/4/2009 thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội. Thành phố đã đầu tư xây dựng và thực hiện nhiều chương trình dự án về phát triển nguồn lực trẻ có chất lượng cao, chăm lo sức khỏe, trang bị kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và ứng xử xã hội, khả năng hội nhập quốc tế, phòng chng tệ nạn xã hội đổi với lực lượng thanh niên, đồng thời phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên vì cộng đồng và sự phát triển của Thủ đô và đất nước; coi đây là một nguồn lực, tiềm năng cho sự thành công của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến năm 2020.

Thành phố đã ban hành các chính sách, xây dựng các cơ chế nhm gợi mở, khuyến khích, hỗ trợ và phát huy thanh niên Thủ đô trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, tổ chức bồi dưỡng tập huấn nhằm trang bị và nâng cao năng lực tham mưu, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về thanh niên, công tác thanh niên nói chung và Chiến lược phát triển thanh niên nói riêng.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” triển khai Quyết định s 2474/2011/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phHà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trên cơ sở các quy hoạch về ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 và tình hình thực tế về thanh niên và công tác thanh niên Thủ đô Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

[...]