Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Quyết định 539/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt Chương trình truyền thông phòng chống ma túy tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010

Số hiệu 539/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/07/2006
Ngày có hiệu lực 07/07/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Thị Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 539/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 07 tháng 7 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1294/QĐ-BVHTT ngày 28/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc phê duyệt Chương trình truyền thông phòng chống ma túy giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình truyền thông phòng chống ma túy tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Văn hóa - Thông tin, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Bình

 

CHƯƠNG TRÌNH

TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 07/7/2006 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

I. ĐÁNH GIÁ CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY:

Qua 5 năm thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy giai đoạn 2001 - 2005 với sự nỗ lực của các sở, ngành, đoàn thể, các chính quyền địa phương công tác thông tin tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung và tuyên truyền phòng chống ma túy nói riêng đã được đẩy mạnh, mang lại kết quả thiết thực có tác động tích cực trong đời sống xã hội. Do có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương nên công tác truyền thông đã phản ánh được thực trạng bức xúc của tệ nạn ma túy, những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời phổ biến, hướng dẫn nhiệm vụ, nội dung, biện pháp hoạt động phòng chống ma túy trên các lĩnh vực. Bằng cách giới thiệu kinh nghiệm, mô hình của phong trào, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, công tác truyền thông đã có tác dụng tích cực làm thay đổi hành vi, từ hiểu được sự bức xúc của tệ nạn ma túy, HIV/AIDS đến sự cần thiết và nhiệt tình tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng chống có hiệu quả.

UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo kịp thời việc phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương thông qua các hội nghị, giao ban, bản tin truyền thông để chỉ đạo các đơn vị tổ chức nội dung tuyên truyền bám sát nhiệm vụ và yêu cầu trong từng lĩnh vực phòng chống ma túy. Hình thức hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đoàn thể, địa phương ngày càng phong phú, bổ ích và thiết thực.

II. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU:

Hoạt động truyền thông đã được tổ chức rộng rãi ở các huyện, thành phố bằng với những nội dung và hình thức đa dạng, đặc biệt là trong tháng cao điểm phòng chống ma túy hàng năm. Nhận thức của toàn xã hội trong giai đoạn vừa qua đã nâng lên đáng kể, góp phần hạn chế sự gia tăng số người nghiện mới, động viên cán bộ và nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng chống tệ nạn ma túy.

Đến nay đã có hơn 30 cơ quan, đơn vị thông tin đại chúng gồm báo viết, báo hình, báo nói, đội thông tin lưu động, tuyên truyền lưu động, tổ chức thông tin rộng rãi về các vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiểu biết của nhân dân về biện pháp phòng ngừa từng loại tệ nạn. Báo chí đã đi đầu trong hoạt động thông tin tuyên truyền, Báo Bình Định mở chuyên mục về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Nội dung phòng chống ma túy được tuyên truyền thường xuyên với nhiều loại hình như tin, bài, phóng sự, tranh đả kích, thơ châm biếm, ảnh. Các chương trình phát thanh, truyền hình đã góp phần cung cấp kiến thức về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là dân cư ở những vùng thành phố, thị trấn, tập trung vào những địa bàn có nguy cơ cao.

Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao các huyện, thành phố; các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, các đoàn nghệ thuật không chuyên, đội văn nghệ quần chúng đã sử dụng đa dạng các hình thức như ca khúc, sân khấu, mít tinh, triển lãm, biểu diễn ca nhạc, treo áp phích, khẩu hiệu, dựng cụm panô để tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy. Các chương trình vui chơi giải trí trên truyền hình như “Văn nghệ chủ nhật” nhiều tiết mục tham gia thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống ma túy rất ấn tượng, được công chúng nhiệt liệt đón nhận.

Rất nhiều thể loại phim như tài liệu, thời sự, phóng sự, hoạt hình, phim truyện… đề cập đến vấn đề ma túy, HIV/AIDS, tội phạm… trong cuộc sống đã được chiếu trên truyền hình Bình Định, tiếp sóng kênh truyền hình Việt Nam và hệ thống chiếu phim lưu động. Rất nhiều tiểu phẩm, hài kịch của các đội thông tin lưu động tỉnh và các huyện, thành phố được sử dụng phổ biến ở các địa phương cơ sở trong tỉnh.

Sở Văn hóa - Thông tin đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng công tác truyền thông phòng chống ma túy ở cơ sở bằng cách tổ chức các cuộc liên hoan thông tin lưu động, tổ chức sáng tác kịch bản thông tin, mẫu tranh cổ động, tranh theo chủ đề và những mẫu tài liệu truyền thông cho địa phương, ngành, đơn vị sử dụng thuận tiện. Trong 5 năm qua đã xuất bản nhiều ấn phẩm, phóng sự, tiểu phẩm… để cung cấp cho các đội chiếu bóng lưu động. Sở Văn hóa - Thông tin đã chủ động phối hợp hoạt động với các sở, ngành liên quan mang lại hiệu quả cao, làm phong phú nội dung tuyên truyền, dễ tiếp thu, có sức thu hút với thanh thiếu niên và nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có sự tác động tới nhóm đối tượng nguy cơ cao về ma túy.

Công tác truyền thông phòng chống ma túy 5 năm qua đã lồng ghép vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở nhiều địa phương trong tỉnh. Bằng việc đưa nội dung tuyên truyền của chương trình phòng chống ma túy vào tiêu chuẩn xây dựng và bình xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị văn hóa đã tạo ra phong trào thi đua giữa các gia đình, địa phương, đơn vị không có người nghiện ma túy, không có tệ nạn ma túy. Đây là phong trào được chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh hoan nghênh, tham gia thực hiện sôi nổi.

III. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:

[...]