Quyết định 533/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

Số hiệu 533/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/07/2017
Ngày có hiệu lực 31/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 533/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN, ĐẢO TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 30/9/2016 của HĐND tỉnh về Đề án phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 30/3/2017 của HĐND tỉnh về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1041/TTr-SKHĐT ngày 07/7/2017, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 246/BC-STP ngày 24/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ, Tư pháp; Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi; Thủ tướng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an;
- Cục kiểm
tra văn bn QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN và các tổ chức CT-XH t
nh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP, c
ác phòng: KT, TH, CNXD, KGVX, CBTH;
- Lưu VT,
P. NNTN (Lesang203).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN, ĐẢO TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

PHẦN 1

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Việt Nam có vùng biển rộng lớn, nằm ở trung tâm Biển Đông, có chiều dài bờ biển 3.260 km, khoảng 2.773 hòn đảo và 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Biển Đông là vùng biển của Thái Bình Dương tiếp giáp với Ấn Độ Dương(1); là đầu mối giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch giữa Châu Âu, Trung Đông, Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Có 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của thế giới đi qua, khu vực này cũng được đánh giá là một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng Duyên hải miền Trung, có chiều dài bờ biển hơn 130 km với 06 cửa biển(2) và cảng biển nước sâu Dung Quất; vùng ven biển và đảo Lý Sơn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh trên biển Đông, là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nhận thức về tầm quan trọng của biển, trong các thập kỷ gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển kinh tế biển, trong đó, đặc biệt là Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của BCH TW khóa X “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng,...với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước”.

Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007 của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và được UBND tỉnh Quảng Ngãi cụ thể hóa tại Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009. Tại Nghị quyết s01-NQ/ĐH ngày 23/10/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi ln thứ XIX đã xác định phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, đảo là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam, tạo bước phát triển mạnh về kinh tế bin. Phát triển kinh tế bin, đảo đng bộ cả công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đánh bắt, nuôi trng, chế biến thủy sản, vận tải... ”.

Xuất phát từ các yêu cầu trên, việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, nhằm đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế biển, đảo trong thời gian đến, kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

2. Căn cứ pháp lý

[...]