BẢO
HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---------
|
Số:
533/QĐ-BHXH
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TỔ CÔNG TÁC BẢO HIỂM
XÃ HỘI VIỆT NAM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 30 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số
94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các
lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Căn cứ Quyết định số 316/QĐ-BHXH ngày 26/3/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam về việc thành lập Tổ công tác Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Đề án
30 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Tổ công tác Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Đề án 30 của Thủ
tướng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của
Tổ công tác Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trưởng ban
Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và thành viên Tổ công tác Bảo hiểm xã hội Việt
Nam thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Tổ CTCT của TTgCP (để báo cáo);
- TGĐ và các Phó TGĐ;
- Lưu VT, TCCB.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Lê Bạch Hồng
|
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA TỔ CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 30
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 533/QĐ-BHXH ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Tổng
giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quan hệ công tác và nguyên tắc làm việc của Tổ
công tác Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ
(sau đây gọi tắt là Tổ công tác).
2. Thành viên Tổ công tác, các đơn
vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội dung quy định
tại Quy chế này.
Điều 2. Vị
trí, chức năng, nhiệm vụ của Tổ công tác
1. Vị trí:
Tổ công tác do Tổng giám đốc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam thành lập, làm việc chuyên trách trong thời hạn từ nay đến
2010, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Chức năng:
Tham mưu giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành
chính giai đoạn 2007 – 2010 theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 và Quyết
định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ tại các đơn vị trực
thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng
Chính phủ (sau đây gọi tắt là TCTCT).
3. Nhiệm vụ:
a. Căn cứ hướng dẫn của TCTCT và chỉ
đạo của Tổng giám đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
thống kê, rà soát các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuộc
lĩnh vực do các đơn vị trực tiếp giải quyết hoặc quản lý.
b. Tập hợp, thống kê các thủ tục
hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của
các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho TCTCT.
c. Rà soát các thủ tục hành chính,
mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý và cung cấp cho TCTCT theo biểu mẫu
và hướng dẫn của TCTCT trên cơ sở kết quả rà soát của các đơn vị trực thuộc cơ
quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
d. Tổng hợp tình hình, đề xuất, kiến
nghị hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, đơn giản hóa hoặc giữ nguyên các thủ tục hành
chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác về cải
cách thủ tục hành chính theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam.
Điều 3. Nhiệm vụ,
quyền hạn của các thành viên Tổ công tác
1. Tổ trưởng
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
về các hoạt động của Tổ công tác, có trách nhiệm:
a. Trình Tổng giám đốc phê duyệt và
tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác sau khi được phê duyệt
theo hướng dẫn của TCTCT.
b. Chủ trì các cuộc họp thường kỳ của
Tổ công tác;
c. Chủ trì các buổi làm việc của Tổ
công tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc thực hiện Đề án 30;
d. Phân công nhiệm vụ cho các thành
viên Tổ công tác;
đ. Quyết định các vấn đề liên quan tới
hoạt động của Tổ công tác.
2. Tổ phó:
a. Giúp Tổ trưởng chỉ đạo Tổ công
tác thực hiện các nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Tổ trưởng;
b. Thay mặt Tổ trưởng điều hành
công việc chung khi được ủy quyền.
3. Các Thành viên:
a. Chấp hành nghiêm túc sự phân
công của Lãnh đạo tổ công tác;
b. Đề cao kỷ luật, phối hợp công
tác trong xử lý công việc;
c. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong
lĩnh vực được phân công phụ trách;
d. Chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu,
chương trình, nội dung làm việc của Lãnh đạo Tổ công tác với các cơ quan, đơn vị,
cá nhân có liên quan, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định;
đ. Thực hiện việc thu thập, xử lý,
tổng hợp số liệu theo sự phân công của Tổ trưởng, có trách nhiệm:
- Điền vào các mẫu biểu và nhập dữ
liệu vào cơ sở dữ liệu điện tử;
- Tổng hợp danh mục các thủ tục
hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; vấn đề phí, lệ phí thuộc thẩm quyền
giải quyết của các đơn vị được phân công theo dõi;
- Phối hợp, đôn đốc các đơn vị
trong việc thu thập, cung cấp thông tin, dữ liệu đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp
thời;
- Rà soát các thủ tục hành chính, mẫu
đơn, mẫu tờ khai hành chính theo sự phân công của Tổ trưởng; trên cơ sở đó đưa
ra kiến nghị dựa trên các mẫu biểu của TCTCT;
- Xác định vấn đề và thủ tục ưu
tiên;
- Tham gia các khóa đào tạo của
TCTCT khi được phân công;
- Đảm bảo về thời hạn, tính minh bạch
và chất lượng của các thông tin cung cấp trong các mẫu biểu thống kê, rà soát.
- Thường xuyên trao đổi với TCTCT để
được hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ và các vấn đề có liên quan đến công việc được
giao; đồng thời, trực tiếp trao đổi, yêu cầu các đơn vị thực hiện các yêu cầu của
TCTCT, nếu khó khăn, vướng mắc phải trực tiếp báo cáo với Tổ trưởng hoặc Tổ phó
để xin ý kiến chỉ đạo;
- Báo cáo, cung cấp các thông tin kịp
thời, chính xác theo yêu cầu của Tổ trưởng.
e. Được tham dự các phiên họp, hội
nghị có liên quan đến cải cách thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
khi được Tổ trưởng phân công.
f. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm,
chế độ làm việc của công chức, viên chức theo quy chế làm việc của cơ quan Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
sự phân công của Tổ trưởng.
Điều 4. Quan hệ
công tác và nguyên tắc làm việc của thành viên Tổ công tác
1. Quan hệ công tác
a. Quan hệ công tác của Tổ công
tác:
Ngoài các quy định về mối quan hệ
công tác tại Điều 4 của Quyết định số 316/QĐ-BHXH ngày
26/3/2009 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Tổ công
tác thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, khi thực hiện nhiệm vụ của
mình, Tổ công tác còn có mối quan hệ công tác sau:
- Với Tổ công tác chuyên trách của
Thủ tướng:
+ Chịu sự hướng dẫn trực tiếp về
chuyên môn, nghiệp vụ của TCTCT;
+ Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột
xuất về kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của TCTCT.
- Với Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
+ Tổ công tác chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Tổng giám đốc về công tác, tổ chức và biên chế;
+ Được tham dự các hội nghị về công
tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến nhiệm vụ của Tổ công tác;
+ Định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả
các mặt công tác theo yêu cầu của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Với các đơn vị trực thuộc cơ quan
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương:
+ Hướng dẫn các đơn vị thực hiện Đề
án 30;
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
Đề án 30 tại các đơn vị.
b. Quan hệ công tác của thành viên
Tổ công tác
- Quan hệ giữa các thành viên Tổ
công tác:
+ Thành viên Tổ công tác làm việc độc
lập theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ công tác và chịu trách nhiệm cá nhân về
công việc được giao;
+ Nêu cao tinh thần đoàn kết, tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Quan hệ với các đơn vị trực thuộc
cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương:
+ Thành viên Tổ công tác phải chủ động
thiết lập và xây dựng mối quan hệ với các đơn vị được phân công phụ trách;
+ Trong phạm vi lĩnh vực được phân
công phụ trách, theo dõi, thành viên Tổ công tác được trao đổi, làm việc trực
tiếp với các đơn vị;
+ Hỗ trợ các đơn vị khi được yêu cầu;
+ Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực
hiện theo đúng yêu cầu, kế hoạch của Tổ công tác.
2. Nguyên tắc làm việc của thành
viên Tổ công tác
a. Độc lập, chủ động, sáng tạo
trong xử lý công việc;
b. Đề cao trách nhiệm cá nhân;
c. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị
và các cá nhân, tổ chức có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
d. Xử lý công việc đúng thẩm quyền,
trình tự và đúng trách nhiệm;
đ. Công khai, minh bạch, khách quan
trong xử lý công việc;
e. Bảo đảm kỷ luật phát ngôn; hợp
tác, cầu thị khi làm việc với các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 5. Điều
khoản thi hành
Các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và Tổ công tác có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này. Trong quá
trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Tổng giám đốc
xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.