Quyết định 53/QĐ-ĐTĐL năm 2011 về Quy trình mô phỏng thị trường điện do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực ban hành
Số hiệu | 53/QĐ-ĐTĐL |
Ngày ban hành | 20/05/2011 |
Ngày có hiệu lực | 20/05/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Cục Điều tiết điện lực |
Người ký | Đặng Huy Cường |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/QĐ-ĐTĐL |
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
Căn cứ Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh; Theo đề nghị của Trưởng phòng Thị trường điện lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình mô phỏng thị trường điện hướng dẫn thực hiện Thông tư số 18/2010/TT-BCT 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng thuộc Cục Điều tiết điện lực, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc đơn vị điện lực và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CỤC
TRƯỞNG |
MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53 /QĐ-ĐTĐL ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Cục
trưởng Cục Điều tiết điện lực)
Quy trình này quy định về phương pháp, trình tự thực hiện mô phỏng vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) và trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong việc mô phỏng thị trường điện theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2010.
Quy trình này áp dụng cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong công tác tính toán mô phỏng thị trường phát điện cạnh tranh.
Trong Quy trình này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình mô phỏng thị trường điện là phần mềm (hoặc hệ thống phần mềm) dùng để mô phỏng huy động các tổ máy phát điện và tính giá điện năng thị trường được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm, tháng và tuần.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện (hiện nay là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
3. Giá trị điện năng hiệu dụng của tổ máy thuỷ điện (đơn vị: đ/kWh) là mức giá chào của một tổ máy thuỷ điện mà tại mức giá này tổ máy được huy động đúng với mức công suất được tính từ Chương trình mô phỏng thị trường điện tại cùng thời điểm.
4. Giá trị nước là mức giá biên kỳ vọng tính toán cho lượng nước tích trong các hồ thủy điện khi được sử dụng để phát điện thay thế cho các nguồn nhiệt điện trong tương lai, tính quy đổi cho một đơn vị điện năng.
5. Lập lịch có ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát điện theo phương pháp tối ưu chi phí phát điện có xét đến các ràng buộc kỹ thuật trong hệ thống điện bao gồm giới hạn công suất truyền tải, dịch vụ phụ trợ và các ràng buộc khác.
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/QĐ-ĐTĐL |
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
Căn cứ Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh; Theo đề nghị của Trưởng phòng Thị trường điện lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình mô phỏng thị trường điện hướng dẫn thực hiện Thông tư số 18/2010/TT-BCT 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng thuộc Cục Điều tiết điện lực, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc đơn vị điện lực và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CỤC
TRƯỞNG |
MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53 /QĐ-ĐTĐL ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Cục
trưởng Cục Điều tiết điện lực)
Quy trình này quy định về phương pháp, trình tự thực hiện mô phỏng vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) và trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong việc mô phỏng thị trường điện theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2010.
Quy trình này áp dụng cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong công tác tính toán mô phỏng thị trường phát điện cạnh tranh.
Trong Quy trình này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình mô phỏng thị trường điện là phần mềm (hoặc hệ thống phần mềm) dùng để mô phỏng huy động các tổ máy phát điện và tính giá điện năng thị trường được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm, tháng và tuần.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện (hiện nay là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
3. Giá trị điện năng hiệu dụng của tổ máy thuỷ điện (đơn vị: đ/kWh) là mức giá chào của một tổ máy thuỷ điện mà tại mức giá này tổ máy được huy động đúng với mức công suất được tính từ Chương trình mô phỏng thị trường điện tại cùng thời điểm.
4. Giá trị nước là mức giá biên kỳ vọng tính toán cho lượng nước tích trong các hồ thủy điện khi được sử dụng để phát điện thay thế cho các nguồn nhiệt điện trong tương lai, tính quy đổi cho một đơn vị điện năng.
5. Lập lịch có ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát điện theo phương pháp tối ưu chi phí phát điện có xét đến các ràng buộc kỹ thuật trong hệ thống điện bao gồm giới hạn công suất truyền tải, dịch vụ phụ trợ và các ràng buộc khác.
6. Lập lịch không ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát điện theo phương pháp tối ưu không xét đến các giới hạn truyền tải và tổn thất truyền tải trong hệ thống điện.
7. Mô hình tính toán giá trị nước là hệ thống các phần mềm tối ưu thủy nhiệt điện để tính toán giá trị nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm, tháng và tuần.
8. Phụ tải hệ thống là tổng sản lượng điện năng của toàn hệ thống điện tính quy đổi về đầu cực các tổ máy phát điện trong một chu kỳ giao dịch.
9. Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện là Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới, tuần tới do Cục Điều tiết điện lực ban hành theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT.
10. Quy trình tính toán giá trị nước là Quy trình tính toán giá trị nước của các nhà máy thuỷ điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT.
11. Quy trình vận hành hệ thống thông tin và công bố thông tin thị trường là Quy trình vận hành hệ thống thông tin và công bố thông tin thị trường do Cục Điều tiết điện lực ban hành theo quy định tại Thông tư 18/2010/TT-BCT.
12. Thông tư số 18/2010/TT-BCT là Thông tư Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2010.
Điều 4. Quy định chung về tính toán mô phỏng thị trường
1. Công tác tính toán mô phỏng thị trường được thực hiện trước khi vận hành thị trường theo Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới, tuần tới.
2. Công tác tính toán mô phỏng thị trường điện được tiến hành bằng Chương trình mô phỏng thị trường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy trình này.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thu thập, chuẩn bị số liệu đầu vào cần thiết, tiến hành tính toán mô phỏng, xuất kết quả và kiểm tra kết quả thu được.
4. Khi có điều chỉnh, sửa đổi liên quan đến thuật toán, Chương trình mô phỏng thị trường phải được kiểm toán theo quy định tại Điều 87 Thông tư số 18/2010/TT-BCT. Sau khi có kết quả kiểm toán, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực để thông qua các điều chỉnh, sửa đổi Chương trình mô phỏng thị trường.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố thuật toán và các điều chỉnh, sửa đổi này lên Hệ thống thông tin thị trường theo Quy trình vận hành hệ thống thông tin và công bố thông tin thị trường sau khi được Cục Điều tiết điện lực thông qua.
YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Chương trình mô phỏng thị trường điện phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:
1. Là chương trình tính toán tối ưu huy động nguồn phối hợp thuỷ - nhiệt điện với hệ thống điện được mô phỏng tại Điều 6, hàm mục tiêu quy định tại Điều 7, các ràng buộc quy định tại Điều 8 Quy trình này.
2. Đảm bảo mô phỏng được trạng thái vận hành của hệ thống điện với các thông số đầu vào tối thiểu quy định tại Điều 6 và Điều 8 Quy trình này; thời gian tính toán phải đáp ứng được các yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Chu kỳ tính toán có thể thay đổi được từ một ngày đến một năm.
4. Có khả năng lựa chọn chạy với kịch bản Lập lịch có ràng buộc và kịch bản Lập lịch không ràng buộc.
5. Có khả năng lựa chọn chạy với kịch bản có tính đến tổn thất truyền tải và không tính đến tổn thất truyền tải.
6. Độ phân giải của kết quả đầu ra tối thiểu phải chi tiết đến 1 giờ.
7. Việc nhập số liệu đầu vào và kết xuất kết quả của Chương trình mô phỏng thị trường điện phải được thực hiện dễ dàng và giao tiếp được với các phần mềm và định dạng cơ sở dữ liệu phổ thông khác như Microsoft Excel, SQL, Access...
Điều 6. Mô hình hệ thống điện trong Chương trình mô phỏng thị trường điện
Chương trình mô phỏng thị trường điện phải mô phỏng được hệ thống điện tối thiểu với các yếu tố sau đây:
1. Mô phỏng các vùng trong hệ thống điện
a) Chương trình mô phỏng hệ thống điện thành những vùng đặc trưng bởi từng nút liên kết với nhau bằng các đường dây truyền tải. Số nút tối thiểu được mô phỏng là ba (3) nút;
b) Mỗi nút có một phụ tải đặc trưng và mô tả các nhà máy điện kết nối vào nút đó.
2. Mô phỏng phụ tải hệ thống điện
Phụ tải điện đặc trưng cho nhu cầu sử dụng điện tại mỗi nút được dự báo theo từng giờ của chu kì tính toán (đơn vị: MW).
3. Mô phỏng tổ máy nhiệt điện
a) Vị trí đặt (thuộc nút nào trong mô phỏng các vùng trong hệ thống điện);
b) Công suất hữu công (đơn vị: MW);
c) Thời gian khởi động (ứng với tối thiểu ba trạng thái nóng, ấm và lạnh) (đơn vị: phút);
d) Trạng thái tổ máy: mỗi tổ máy có thể được mô phỏng tại một trong các trạng thái sau:
- Tổ máy có thể phát công suất;
- Tổ máy không thể phát công suất;
- Tổ máy bắt buộc phải nối lưới và công suất phát phải lớn hơn hoặc bằng công suất tối thiểu;
- Tổ máy bắt buộc phải nối lưới và phát công suất theo biểu đồ cho trước.
đ) Suất tiêu hao nhiên liệu (đơn vị BTU/kWh) và nguồn nhiên liệu sử dụng (chỉ rõ tên hệ thống cung cấp nhiên liệu);
e) Xác suất ngừng máy sự cố (đơn vị: %);
g) Bản chào giá của tổ máy theo quy định tại Thông tư số18/2010/TT- BCT.
4. Mô phỏng tổ máy thuỷ điện
a) Vị trí đặt (thuộc nhà máy nào nối vào nút nào trong mô phỏng các vùng trong hệ thống điện) và các đặc tính thuỷ văn tương ứng của lưu vực sông, hồ, đập thuỷ điện được quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Công suất hữu công định mức (đơn vị: MW)
c) Quan hệ giữa cột áp và công suất hữu công khả dụng;
d) Thời gian khởi động (đơn vị: phút);
đ) Trạng thái tổ máy: mỗi tổ máy có thể được mô phỏng tại một trong các trạng thái sau:
- Tổ máy có thể phát công suất;
- Tổ máy không thể phát công suất;
- Tổ máy bắt buộc phải nối lưới và công suất phát phải lớn hơn hoặc bằng công suất tối thiểu;
- Tổ máy bắt buộc phải nối lưới và phát công suất theo biểu đồ cho trước.
e) Hệ số phát điện (MW/m3/s);
g) Xác suất ngừng máy sự cố (đơn vị: %);
h) Quan hệ lưu lượng chạy máy với công suất tại các cột áp khác nhau:
với một nhà máy nhiều tổ máy quan hệ này thể hiện cho tất cả các tổ máy và với riêng từng tổ máy;
i) Bản chào giá của tổ máy theo quy định tại Thông tư số18/2010/TT- BCT
5. Mô phỏng thuỷ văn, hồ chứa và dòng chảy
a) Lưu lượng nước về hồ thuỷ điện tại từng giờ trong chu kỳ tính toán (đơn vị: m3/s);
b) Mực nước dâng bình thường (đơn vị: m3);
c) Mực nước chết (đơn vị: m3);
d) Mực nước đầu chu kỳ tính toán (đơn vị: m);
đ) Hệ số bốc hơi (đơn vị: m3/s);
e) Cấu hình dòng chảy: thể hiện sự liên kết của các hồ và các đặc tính dòng chảy giữa các hồ mà các đặc tính và sự liên kết này ảnh hưởng đến khả năng phát điện của các nhà máy thuỷ điện trên những dòng chảy đó;
g) Quan hệ giữa thể tích hồ và hệ số phát điện của nhà máy, tổ máy thuỷ điện tương ứng;
h) Quan hệ giữa thể tích hồ và mức nước thượng lưu nhà máy thuỷ điện tương ứng;
i) Quan hệ giữa mực nước hạ lưu và lưu lượng chạy máy của nhà máy thuỷ điện tương ứng.
6. Mô phỏng đường dây liên kết
Đường dây liên kết trong Chương trình mô phỏng thị trường là tập hợp của các đường dây truyền tải nối các vùng tương ứng và phải được mô tả các đặc tính sau đây:
a) Điểm đầu, điểm cuối của đường dây liên kết;
b) Quan hệ giữa tổn thất truyền tải và trào lưu truyền tải (đơn vị %); tổn thất truyền tải được tính cộng vào phụ tải.
c) Trạng thái đường dây liên kết: mỗi đường dây liên kết có thể được mô phỏng tại một trong các trạng thái sau:
- Đường dây có thể truyền tải công suất;
- Đường dây không thể truyền tải công suất.
7. Mô phỏng về hệ thống cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
Chương trình mô phỏng thị trường điện phải mô tả được hệ thống cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện với các đặc tính sau đây:
a) Nhiệt trị nhiên liệu trung bình (đơn vị: BTU/m3 hoặc BTU/kg hoặc tương đương);
b) Các nhà máy, tổ máy nhận nhiên liệu sơ cấp từ hệ thống cung cấp nhiên liệu;
c) Cấu hình kết nối các nhà máy, tổ máy nhận nhiên liệu sơ cấp từ hệ thống cung cấp nhiên liệu;
d) Khả năng kết nối với hệ thống cung cấp nhiên liệu khác.
8. Mô phỏng dự phòng quay và điều tần
Chương trình mô phỏng thị trường phải mô phỏng được lượng công suất dành cho dự phòng quay và điều tần, tối thiểu bao gồm:
a) Tổng nhu cầu công suất cho dự phòng quay và điều tần tại từng bước tính toán;
b) Danh sách các tổ máy tham gia cung cấp dịch vụ dự phòng quay và điều tần (bao gồm lượng công suất và khả năng tăng, giảm công suất khi đáp ứng các dịch vụ này)
Điều 7. Hàm mục tiêu chương trình mô phỏng thị trường điện
Hàm mục tiêu chương trình mô phỏng thị trường điện là tối thiểu tổng chi phí mua điện cho toàn bộ chu kỳ tính toán. Tổng chi phí mua điện trong chu kỳ tính toán được xác định theo công thức sau:
Chi phí tổng = Chi phí nhiệt điện + Chi phí thủy điện + Chi phí cho dự phòng quay và điều tần + Chi phí phạt vi phạm ràng buộc + Chi phí điều chỉnh
Trong đó:
- Chi phí nhiệt điện: là tổng chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện, được tính toán căn cứ trên bản chào của các nhà máy nhiệt điện này;
- Chi phí thủy điện: là tổng chi phí mua điện từ các nhà máy thuỷ điện, được tính theo bản chào của các nhà máy thuỷ điện này;
- Chi phí cho dự phòng quay và điều tần: là tổng chi phí cho các dịch vụ dự phòng quay và điều tần;
- Chi phí phạt vi phạm ràng buộc: tổng chi phí khi vi phạm ràng buộc của các biến;
- Chi phí điều chỉnh: là tổng chi phí được sử dụng để cải thiện hoạt động của các biến.
Điều 8. Các ràng buộc của chương trình mô phỏng thị trường điện
1. Chương trình mô phỏng thị trường điện phải mô tả được tối thiểu các ràng buộc của hệ thống điện theo quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này. Khi thêm hay bớt các ràng buộc của Chương trình mô phỏng thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán phân tích để các ràng buộc phản ánh đúng với bản chất vật lý của hệ thống điện.
2. Khi các ràng buộc bị vi phạm, Chương trình mô phỏng thị trường điện phải đưa ra các thông tin về mức độ vi phạm và đối tượng vi phạm.
3. Mỗi ràng buộc đều phải có các hệ số chi phí phạt vi phạm ràng buộc phù hợp với các kịch bản mô phỏng thị trường điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện xác định.
4. Ràng buộc về hệ thống điện
a) Ràng buộc cân bằng nguồn - tải: thể hiện tương quan giữa tổng công suất nguồn phát luôn cân bằng với tổng công suất phụ tải (bao gồm cả tổn thất) tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ tính toán;
b) Ràng buộc công suất nhóm tổ máy: mô tả ràng buộc về lượng công suất có thể phát tối đa (hoặc tối thiểu) của một nhóm tổ máy, bao gồm các dữ liệu sau:
- Tên các tổ máy trong nhóm;
- Giá trị công suất giới hạn của nhóm tổ máy tương ứng;
- Khoảng thời gian diễn ra ràng buộc trong chu kỳ tính toán;
5. Ràng buộc về đặc tính kỹ thuật tổ máy
a) Giới hạn công suất phát tối đa (đơn vị: MW);
b) Giới hạn công suất phát tối thiểu (đơn vị: MW);
c) Giới hạn vùng cấm tổ máy (đơn vị: MW);
d) Giới hạn khả năng tăng tải (đơn vị: MW/phút);
đ) Giới hạn khả năng giảm tải (đơn vị: MW/phút);
e) Giới hạn số giờ ngừng máy tối thiểu (đơn vị: giờ);
g) Giới hạn số giờ chạy máy tối thiểu (đơn vị: giờ);
h) Số lần khởi động tối đa trong một khoảng thời gian nhất định;
i) Giới hạn tổng sản lượng phát của tổ máy, nhà máy trong một chu kỳ thời gian nhất định (đơn vị: MWh/ngày hoặc MWh/tuần hoặc MWh/tháng). Chu kỳ thời gian có thể là một ngày, một tuần hay một tháng.
6. Ràng buộc về thuỷ năng
a) Ràng buộc cân bằng nước: xét tại một chu kỳ bất kỳ, tại một hồ thuỷ điện bất kỳ phải đảm bảo phương trình cân bằng nước như sau:
Vđầu + Vvề = V cuối + Vchạy máy + Vxả + Vbốc hơi
Trong đó:
- Vđầu: tổng lượng nước trong hồ tại đầu chu kỳ (đơn vị: m3);
- Vvề: tổng lượng nước về hồ trong chu kỳ (đơn vị: m3);
- Vcuối: tổng lượng nước trong hồ tại cuối chu kỳ (đơn vị: m3);
- Vxả: tổng lượng nước xả trong chu kỳ (đơn vị: m3);
- Vbốc hơi: tổng lượng nước bốc hơi và các hao hụt vật lý khác (đơn vị: m3);
b) Ràng buộc mực nước cuối chu kỳ tính toán (đơn vị: m). Ràng buộc này
có thể đưa dưới dạng thể tích hồ cuối chu kỳ tính toán (đơn vị: m3);
c) Giới hạn lượng nước tối thiểu, tối đa trong hồ tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: m3). Ràng buộc này có thể được thể hiện dưới dạng giới hạn mực nước hồ tối thiểu, tối đa trong hồ tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: m);
d) Giới hạn lượng nước xả xuống hạ lưu qua cửa xả tối thiểu, tối đa tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: m3/s);
đ) Giới hạn tổng lượng nước xả xuống hạ lưu (qua cửa xả và qua tuabin) tối thiểu, tối đa tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: m3/s);
e) Giới hạn mực nước hạ lưu tối thiểu, tối đa tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: m).
7. Ràng buộc về hệ thống cung cấp nhiên liệu: đối với mỗi hệ thống cung cấp nhiên liệu phải mô tả được các ràng buộc sau:
a) Giới hạn cung cấp nhiên liệu của toàn hệ thống cung cấp nhiên liệu và cho từng nhà máy trong hệ thống cung cấp nhiên liệu tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: BTU/giờ hoặc tương đương);
b) Giới hạn cung cấp nhiên liệu của toàn hệ thống cung cấp nhiên liệu và cho từng nhà máy trong hệ thống cung cấp nhiên liệu tại từng chu kỳ thời gian (đơn vị: BTU/giờ hoặc tương đương). Chu kỳ thời gian có thể là một ngày, một tuần hay một tháng;
c) Giới hạn trao đổi nhiên liệu của đường kết nối với hệ thống cung cấp nhiên liệu khác (đơn vị BTU/giờ hoặc tương đương).
8. Ràng buộc về đường dây liên kết
a) Giới hạn khả năng truyền tải tối đa từ nút đầu đến nút cuối tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: MW);
b) Giới hạn khả năng truyền tải tối đa từ nút cuối đến nút đầu tại từng thời điểm tính toán (đơn vị: MW);
c) Giới hạn công suất của một đường dây truyền tải là giá trị giới hạn nhiệt hoặc giá trị giới hạn ổn định tĩnh của đường dây tuỳ theo giá trị nào nhỏ hơn;
d) Khả năng truyền tải tối đa của đường dây liên kết là giá trị lớn nhất của tổng công suất các đường dây truyền tải cấu thành tương ứng khi một trong số các đường dây truyền tải này đạt mức giới hạn công suất.
9. Ràng buộc về công suất đáp ứng các dịch vụ phụ trợ
a) Tổng công suất dự phòng quay do các tổ máy cung cấp phải lớn hơn hoặc bằng yêu cầu tổng công suất dự phòng quay của toàn hệ thống hoặc tại nút quy định;
b) Tổng công suất dành cho điều tần do các tổ máy cung cấp phải lớn hơn hoặc bằng yêu cầu tổng công suất dành cho điều tần của toàn hệ thống.
Điều 9. Kết quả đầu ra của chương trình mô phỏng thị trường điện
Chương trình mô phỏng thị trường điện cho mỗi chu kỳ tính toán (chu kỳ tính toán có thể là một ngày, một tuần, một tháng hoặc một năm tuỳ theo dữ kiện xác định ban đầu) phải đưa ra được tối thiểu các kết quả sau:
1. Giá biên từng giờ của từng nút theo kịch bản mô phỏng Lập lịch có ràng buộc (đơn vị: đ/kWh).
2. Giá biên từng giờ của toàn hệ thống điện theo kịch bản mô phỏng Lập lịch không ràng buộc (đơn vị: đ/kWh).
3. Kết quả của tổ máy thuỷ điện và hồ chứa
a) Mực nước thượng lưu, hạ lưu của mỗi hồ thuỷ điện từng giờ trong chu kỳ tính toán (đơn vị: m);
b) Lưu lượng chạy máy từng giờ của từng nhà máy/tổ máy(đơn vị: m3/s);
c) Lưu lượng xả từng giờ của từng nhà máy/tổ máy(đơn vị: m3/s);
d) Sản lượng điện của nhà máy, tổ máy từng giờ (đơn vị: MWh);
đ) Công suất dự phòng quay của tổ máy trong từng giờ trong chu kỳ tính toán (đơn vị: MW);
e) Công suất dành cho điều tần của tổ máy trong từng giờ trong chu kỳ tính toán (đơn vị: MW);
g) Giá trị điện năng hiệu dụng của từng tổ máy (đơn vị: đ/kWh).
4. Kết quả của tổ máy nhiệt điện và hệ thống cung cấp nhiên liệu:
a) Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ từng giờ của từng nhà máy và mỗi hệ thống cung cấp nhiên liệu;
b) Sản lượng điện của nhà máy, tổ máy từng giờ (đơn vị: MWh);
c) Công suất dự phòng quay của tổ máy trong từng giờ trong chu kỳ tính toán (đơn vị: MW);
d) Công suất dành cho điều tần của tổ máy trong từng giờ trong chu kỳ tính toán (đơn vị: MW).
TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thu thập và cập nhật số liệu theo Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới để tiến hành tính toán mô phỏng thị trường.
Điều 11. Mô phỏng hệ thống điện
Việc tính toán mô phỏng thị trường điện phải mô phỏng tối thiểu những số liệu đầu vào sau đây:
1. Mô phỏng hệ thống điện
a) Mô phỏng các vùng trong hệ thống điện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy trình này;
b) Mô phỏng phụ tải hệ thống điện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy trình này;
c) Mô phỏng các ràng buộc của hệ thống điện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy trình này;
d) Điện năng xuất khẩu tại một nút được mô phỏng thành lượng phụ tải cộng thêm tại nút đó với biểu đồ cố định cho trước.
2. Mô phỏng tổ máy
a) Mô phỏng tổ máy nhiệt điện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy trình này;
b) Mô phỏng tổ máy thuỷ điện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy trình này;
c) Mô phỏng các ràng buộc đặc tính kỹ thuật tổ máy theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Quy trình này;
d) Tổ máy đang sửa chữa hoặc chưa đưa vào vận hành được mô phỏng thành tổ máy không có khả năng phát công suất trong thời gian tương ứng;
đ) Tổ máy trong giai đoạn chạy thử nghiệm thu hoặc thí nghiệm có biểu đồ cố định được mô phỏng thành tổ máy bắt buộc phải nối lưới và phát công suất theo biểu đồ cho trước;
e) Điện năng nhập khẩu tại một nút được mô phỏng thành tổ máy bắt buộc phải nối lưới và phát công suất theo biểu đồ cho trước.
3. Bản chào giá của từng tổ máy từng giờ trong chu kỳ tính toán
4. Mô phỏng thuỷ văn, hồ chứa và dòng chảy
a) Mô phỏng đặc tính thuỷ văn, hồ chứa và cấu trúc dòng chảy theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy trình này;
b) Mô phỏng các ràng buộc về thuỷ năng theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Quy trình này.
5. Mô phỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu
a) Mô phỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy trình này;
b) Mô phỏng các ràng buộc của hệ thống cung cấp nhiên liệu theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Quy trình này.
6. Mô phỏng đường dây liên kết
a) Mô phỏng đường dây liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Quy trình này;
b) Mô phỏng các ràng buộc của mỗi đường dây liên kết theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Quy trình này;
c) Đường dây liên kết trong giai đoạn sửa chữa được mô phỏng thành đường dây không thể phát điện hoặc ràng buộc giới hạn truyền tải tối đa được giảm tương ứng.
7. Mô phỏng dự phòng quay và điều tần
a) Mô phỏng dự phòng quay và điều tần theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Quy trình này;
b) Mô phỏng các ràng buộc về dự phòng quay và điều tần theo quy định tại khoản 9 Điều 8 Quy trình này.
Điều 12. Tính toán chương trình
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán mô phỏng thị trường điện theo thời gian biểu theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố, lưu trữ kết quả theo theo thời gian biểu theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới và Quy trình vận hành hệ thống thông tin và công bố thông tin thị trường.
MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NĂM TỚI, THÁNG TỚI, TUẦN TỚI
Điều 14. Mô phỏng thị trường điện năm tới
1. Chu kỳ tính toán là 01 năm kể từ 01 giờ ngày 01 tháng 01 đến hết 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm tương ứng.
2. Mức nước đầu năm của từng hồ thuỷ điện được xác định từ kết quả tính toán giá trị nước tháng tới gần nhất theo Quy trình tính toán giá trị nước.
3. Mức nước cuối năm của từng hồ thuỷ điện được xác định từ kết quả chương trình tính toán giá trị nước của năm tương ứng.
4. Các số liệu đầu vào khác được thu thập theo Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới.
Điều 15. Mô phỏng thị trường điện tháng tới
1. Chu kỳ tính toán là 01 tháng kể từ 01 giờ ngày 01 đến hết 24 giờ ngày cuối tháng tương ứng.
2. Mức nước đầu tháng và cuối tháng của từng hồ thuỷ điện được xác định từ kết quả tính toán giá trị nước tuần tới gần nhất theo Quy trình tính toán giá trị nước
3. Các số liệu đầu vào khác được thu thập theo Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới
Điều 16. Mô phỏng thị trường điện tuần tới
1. Chu kỳ tính toán là 01 tuần kể từ 01 giờ ngày thứ hai đến hết 24 giờ ngày chủ nhật tuần tương ứng.
2. Mức nước đầu tuần và cuối tuần của từng hồ thuỷ điện được xác định từ kết quả tính toán giá trị nước tuần liền kề trước đó theo Quy trình tính toán giá trị nước
3. Các số liệu đầu vào khác được thu thập theo Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới./.