Quyết định 52/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết công việc hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
Số hiệu | 52/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 07/11/2006 |
Ngày có hiệu lực | 17/11/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Long An |
Người ký | Dương Quốc Xuân |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2006/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 07 tháng 11 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998; Nghị định số
104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Quốc tịch Việt Nam; Thông tư số 09/1999/TT-BTP ngày 07/4/1999 của Bộ
Tư pháp hướng dẫn việc cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư
pháp và Bộ Công an quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 990/TTr - STP ngày
20/10/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC HỘ TỊCH,
QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 07/11/2006 của UBND tỉnh
Long An)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết các yêu cầu về hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp của công dân, thực hiện tại Sở Tư pháp Long An; trách nhiệm phối hợp giữa Sở Tư pháp với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) trong việc giải quyết đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Việc giải quyết yêu cầu về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp phải được thực hiện kịp thời, chính xác, công khai và minh bạch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp và Quy định này.
1. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp:
a) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định về việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ tài liệu của nhau.
b) Giấy tờ do Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam, trên nguyên tắc có đi có lại.
c) Giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp cho công dân của họ thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam để sử dụng cho việc kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với nước đó.
2. Giấy tờ được lập bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng bản dịch.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2006/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 07 tháng 11 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998; Nghị định số
104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Quốc tịch Việt Nam; Thông tư số 09/1999/TT-BTP ngày 07/4/1999 của Bộ
Tư pháp hướng dẫn việc cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư
pháp và Bộ Công an quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 990/TTr - STP ngày
20/10/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC HỘ TỊCH,
QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 07/11/2006 của UBND tỉnh
Long An)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết các yêu cầu về hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp của công dân, thực hiện tại Sở Tư pháp Long An; trách nhiệm phối hợp giữa Sở Tư pháp với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) trong việc giải quyết đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Việc giải quyết yêu cầu về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp phải được thực hiện kịp thời, chính xác, công khai và minh bạch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp và Quy định này.
1. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp:
a) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định về việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ tài liệu của nhau.
b) Giấy tờ do Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam, trên nguyên tắc có đi có lại.
c) Giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp cho công dân của họ thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam để sử dụng cho việc kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với nước đó.
2. Giấy tờ được lập bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng bản dịch.
2. Thời hạn quy định niêm yết là số ngày được tính liên tục kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tết trong năm.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT VIỆC HỘ TỊCH
Mục 1. NHỮNG VIỆC SỞ TƯ PHÁP LẬP HỒ SƠ TRÌNH UBND TỈNH GIẢI QUYẾT
Điều 5. Thủ tục, trình tự, thời hạn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Mỗi bên phải nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng;
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng Giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
3. Trình tự giải quyết:
a) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn. Giám đốc Sở Tư pháp quy định nội dung và trình tự phỏng vấn.
- Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì UBND cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp;
- Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ.
Trong trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an thì Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan Công an cùng cấp đề nghị xác minh;
- Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
b) Việc đăng ký kết hôn bị từ chối trong trường hợp vi phạm các điều kiện kết hôn quy định trong Luật hôn nhân và gia đình.
Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
4. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 27 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí:
+ Sở Tư pháp: 20 ngày (kể cả 07 ngày niêm yết);
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Trường hợp cần xác minh các vấn đề thuộc chức năng của cơ quan Công an thì thời gian kéo dài thêm không quá 20 ngày. Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì UBND tỉnh có văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Điều 6. Thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
1. Thủ tục hồ sơ:
Người có yêu cầu đăng ký việc nhận cha, mẹ, con phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 42 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí:
+ Sở Tư pháp: 35 ngày (tính cả thời gian 15 ngày niêm yết);
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Điều 7. Thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
a) Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (theo mẫu quy định);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú;
- Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;
- Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khỏe, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
- Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
- Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;
- Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghi định số 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung), phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh.
b) Hồ sơ trẻ em được cho làm con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy khai sinh của trẻ em;
- Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ (đối với trẻ đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng) hoặc cha mẹ đẻ của trẻ (đối với trẻ đang sống tại gia đình);
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khỏe của trẻ em;
- 02 ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10x15cm hoặc 9x12cm.
c) Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;
- Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;
- Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự;
d) Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
đ) Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung thì phải có Giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; Đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung thì phải có bản sao được công chứng Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
e) Khi người nhận nuôi con nuôi đến để hoàn tất thủ tục nuôi con nuôi, thì phải nộp thêm Bản cam kết về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần (theo mẫu của Bộ Tư pháp) cho UBND cấp tỉnh và Cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong ba năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi.
g) Hồ sơ trẻ em được cho làm con nuôi lập thành 04 bộ.
2. Trình tự, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
a) Trường hợp xin nhận nuôi con nuôi đích danh trẻ em:
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em lập hồ sơ của trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, nếu đồng ý cho trẻ em làm con nuôi thì người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ đẻ, người giám hộ trẻ em có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ của trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm tra tính hợp pháp của giấy tờ trong hồ sơ, xác minh làm rõ về nguồn gốc trẻ em. Trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có vấn đề khác cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an thì Sở Tư pháp có công văn gởi cơ quan Công an cấp tỉnh đề nghị xác minh. Thời gian thực hiện xác minh này không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Kết quả xác minh được trả lời bằng văn bản, Sở Tư pháp có văn bản báo cáo về Cơ quan con nuôi quốc tế (kèm theo một bộ hồ sơ của trẻ em);
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Cơ quan con nuôi quốc tế, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận nuôi con nuôi đến để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người xin nhận nuôi con nuôi đến Sở Tư pháp nộp lệ phí và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi; Nếu vì lý do khách quan mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt trong thời gian đó thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày;
Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam thì có thể ký trước vào Bản cam kết (theo mẫu quy định) và ủy quyền bằng văn bản cho Văn phòng con nuôi của nước đó tại Việt Nam thay mặt người nước ngoài xin nhận con nuôi nộp lệ phí và Bản cam kết cho Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải cam kết không được từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu cho làm con nuôi.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đương sự nộp xong lệ phí và Bản cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi, Sở Tư pháp trình UBND tỉnh ký Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi;
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ kèm theo, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và trả hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức giao nhận con nuôi.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, Sở Tư pháp tiến hành việc giao, nhận con nuôi, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người xin nhận con nuôi có yêu cầu khác về thời gian;
Trường hợp từ chối việc cho nhận nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp có văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh ký Thông báo cho người xin nhận nuôi con nuôi và Cơ quan con nuôi quốc tế biết, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
b) Trường hợp người xin nhận nuôi con nuôi không chỉ định đích danh trẻ em:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan Con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện, phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để giới thiệu làm con nuôi và trả lời bằng văn bản cho cơ quan Con nuôi quốc tế;
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm xác định trẻ em để giới thiệu làm con nuôi và có công văn trả lời kết quả cho Sở Tư pháp;
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm thông báo cho người xin nhận con nuôi về kết quả việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan con nuôi quốc tế, người xin nhận con nuôi phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. Nếu người xin nhận con nuôi đồng ý thì Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng làm hồ sơ của trẻ em. Thủ tục hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trình tự chuẩn bị hồ sơ của trẻ em; thủ tục thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương; việc hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi, quyết định cho nhận con nuôi và giao nhận con nuôi được thực hiện theo các quy định từ Điều 43 đến Điều 50 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp người xin nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em đã giới thiệu và có công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế thì Sở Tư pháp thông báo lại cho cơ sở nuôi dưỡng.
Mục 2. NHỮNG VIỆC SỞ TƯ PHÁP TRỰC TIẾP GIẢI QUYẾT
Điều 8. Thủ tục, trình tự, thời hạn đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp các loại giấy tờ sau đây:
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp (theo mẫu quy định); nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có giấy thoả thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
2. Ngoài các giấy tờ trên người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ đứa trẻ (nếu có);
Trong trường hợp cán bộ hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ đứa trẻ, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Thời hạn giải quyết ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Điều 9. Thủ tục, trình tự, thời hạn đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
1. Người đi đăng ký khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Thời hạn giải quyết ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Điều 10. Thủ tục, trình tự, thời hạn đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
1. Người được cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại Sở Tư pháp, nơi đăng ký việc giám hộ, 01 bản giao cho người giám hộ, 01 bản giao cho người cử giám hộ.
2. Thời hạn giải quyết là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
Điều 11. Thủ tục, trình tự, thời hạn đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ có yếu tố nước ngoài
1. Người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định); Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.
2. Thời hạn giải quyết là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
3. Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới.
1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định);
Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
2. Thời hạn giải quyết là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định);
Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc bổ sung hộ tịch;
2. Người yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác (không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh) thì phải xuất trình bản chính Giấy khai sinh để làm căn cứ điều chỉnh những nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong Giấy khai sinh;
Trường hợp yêu cầu điều chỉnh nội dung của sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác không liên quan đến nội dung trong Giấy khai sinh thì phải xuất trình các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc điều chỉnh.
3. Thời hạn giải quyết ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
1. Người đi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định);
Trong trường hợp việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây đăng ký tại UBND cấp xã, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
2. Thời hạn giải quyết là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
1. Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải xuất trình bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi.
2. Thời hạn giải quyết ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
1. Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch phải nộp đề nghị cấp bản sao giấy tờ hộ tịch. Có thể gửi đề nghị cấp bản sao giấy tờ hộ tịch đến Sở Tư pháp qua đường bưu điện.
2. Thời hạn giải quyết ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Điều 17. Thủ tục, trình tự, thời hạn cấp lại bản chính Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).
2. Thời hạn giải quyết ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
1. Sau khi nhận được văn bản xin ý kiến của UBND cấp xã, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kết hôn, xin nhận cha, mẹ, con và nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Campuchia với công dân Campuchia thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam theo quy định tại chương V Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và có ý kiến trả lời bằng văn bản.
2. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời hạn 05 ngày đối với việc đăng ký kết hôn và đăng ký nhận cha, mẹ, con.
b) Trong thời hạn 10 ngày đối với việc đăng ký nuôi con nuôi.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT VIỆC QUỐC TỊCH
Điều 19. Thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết việc xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải nộp 04 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
b) Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;
c) Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);
d) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú tại Việt Nam thì nộp Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú cấp;
đ) Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp;
e) Giấy xác nhận về thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam do UBND cấp xã nơi đương sự thường trú cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, thì còn phải có giấy xác nhận về thời gian đã thường trú do UBND địa phương nơi đó cấp;
g) Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do UBND cấp xã nơi đương sự thường trú cấp;
h) Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.
Trong trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật quốc tịch Việt Nam, thì không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rõ lý do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
2. Thời hạn giải quyết ở cấp tỉnh:
Tổng cộng là 62 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí.
+ Sở Tư pháp: 15 ngày;
+ Công an tỉnh: 40 ngày (đồng thời với các cơ quan chuyên môn khác);
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Điều 20. Thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp 04 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
b) Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);
c) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú cấp;
d) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.
2. Ngoài các giấy tờ quy định trên, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam còn phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy xác nhận của Cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;
b) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
c) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;
d) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 42 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí:
+ Sở Tư pháp: 15 ngày;
+ Công an tỉnh: 20 ngày (đồng thời với các cơ quan chuyên môn khác khi có yêu cầu);
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Điều 21. Thủ tục, trình tự, thời hạn cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
b) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Khi nộp đương sự phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để kiểm tra;
2. Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, thì kèm theo đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải nộp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy tờ chứng minh đương sự được nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Giấy tờ chứng minh đương sự được trở lại quốc tịch Việt Nam;
c) Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;
d) Giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam cấp.
đ) Sổ hộ khẩu;
e) Thẻ cử tri mới nhất;
g) Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; của cha hoặc mẹ;
h) Giấy khai sinh;
i) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người có quốc tịch Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
k) Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm từ a đến i khoản này thì nộp Bản khai danh dự về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú của bản thân; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú cha, mẹ và nguồn gốc gia đình. Bản khai này phải được ít nhất hai người biết rõ sự việc đó làm chứng và được UBND cấp xã nơi đương sự sinh ra, xác nhận.
Tổng cộng là 22 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí:
+ Sở Tư pháp: 15 ngày;
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Trường hợp xét thấy hồ sơ cần phải thẩm tra thêm của cơ quan Công an thì thời gian kéo dài thêm không quá 20 ngày.
Điều 22. Thủ tục, trình tự, thời hạn cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam phải nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
b) Bản chụp có chứng thực Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế còn giá trị sử dụng của đương sự;
c) Bản sao hoặc bản chụp có chứng thực Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác chứng nhận ngày tháng năm sinh của đương sự;
d) Giấy tờ chứng nhận về quốc tịch của cha, mẹ của đương sự; nếu giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c trên đây không có những thông tin đó;
đ) Bản cam kết của đương sự về việc người đó chưa được nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 22 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí:
+ Sở Tư pháp: 15 ngày;
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Điều 23. Thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết việc thôi quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp 04 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
b) Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);
c) Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
d) Giấy xác nhận không nợ thuế đối với nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú cấp;
đ) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
e) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú cấp;
g) Giấy chứng nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, hoặc sau đại học bằng kinh phí của nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.
2. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 42 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí:
+ Sở Tư Pháp: 15 ngày;
+ Công an tỉnh: 20 ngày (đồng thời với các cơ quan chuyên môn khác);
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Trường hợp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thẩm tra của cơ quan Công an, thì thời hạn giải quyết là 22 ngày (Sở Tư pháp 15 ngày, UBND tỉnh 07 ngày), gồm: người dưới 14 tuổi; người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài; người đã định cư ở nước ngoài trên 15 năm; người đã được xuất cảnh Việt Nam theo diện đoàn tụ gia đình.
Điều 24. Thủ tục, trình tự, thời hạn cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam phải nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
2. Ngoài các giấy tờ trên, người yêu cầu cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam phải nộp thêm một trong các giấy tờ sau để chứng minh đương sự mất quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy tờ chứng minh đương sự được thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Giấy tờ chứng minh đương sự bị tước quốc tịch Việt Nam;
c) Giấy tờ chứng minh việc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự;
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
đ) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam do việc tìm thấy cha, mẹ hoặc người giám hộ là công dân nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam hoặc do cha, mẹ được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam.
3. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 22 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí:
+ Sở Tư pháp: 15 ngày;
+ UBND tỉnh: 07 ngày.
Trường hợp cần thẩm tra, xác minh của Công an thì thời gian kéo dài thêm không quá 20 ngày.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ, THỜI HẠN CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 25. Thủ tục, trình tự, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu quy định);
b) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân và bản chụp Sổ hộ khẩu (đối với công dân Việt Nam) hoặc bản chụp Hộ chiếu và bản chụp Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam (đối với người nước ngoài);
c) Trong trường hợp ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thì còn phải nộp thêm văn bản ủy quyền được UBND cấp xã nơi cư trú của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chứng nhận; người ủy quyền là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của nuớc CHXHCN Việt Nam ở nước mà người Việt Nam cư trú; nếu người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
2. Thời hạn giải quyết:
Tổng cộng là 16 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
+ Sở Tư pháp: 06 ngày;
+ Công an: 10 ngày.
Trường hợp hồ sơ cần xác minh, thì thời gian kéo dài thêm không quá 10 ngày.
Điều 26. Nhiệm vụ của cán bộ hộ tịch
1. Cán bộ hộ tịch thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Lãnh đạo Sở Tư pháp xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định;
e) Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình cán bộ hộ tịch phải đeo Thẻ công chức và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với cán bộ công chức, quy chế, nội quy của cơ quan.
Điều 27. Những việc cán bộ hộ tịch không được làm
1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
2. Nhận hối lộ;
3. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;
4. Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của pháp luật khi đăng ký hộ tịch;
5. Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
6. Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.
1. Công dân, người có yêu cầu giải quyết việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà hoặc cố ý làm trái pháp luật và Quy định này của cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chính mình hoặc của người khác. Mọi thông tin phản ánh phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật.
Công chức trực tiếp làm công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp có thành tích xuất sắc được đề nghị khen thưởng định kỳ hàng năm và có thể được xét khen thưởng theo các đợt thi đua ngắn hạn.
Công chức mắc sai phạm trong giải quyết hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp sẽ bị xử lý kỷ luật theo các quy định về xử lý kỷ luật công chức. Công chức vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy định này, thực hiện việc niêm yết công khai bản Quy định này tại trụ sở cơ quan để công dân biết, thực hiện.
2. Sở Tư pháp theo dõi việc thực hiện Quy định này và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn hoặc phát sinh quan hệ mới, Sở Tư pháp kịp thời kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.