Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
Số hiệu | 514/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/03/2014 |
Ngày có hiệu lực | 12/03/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phạm S |
Lĩnh vực | Thương mại,Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 514/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 12 tháng 03 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 164/TTr-SNN-KH ngày 25/11/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 38/TT-KHĐT ngày 05/3/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với nội dung như sau:
1. Phạm vi nghiên cứu: Vùng sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao phân bố tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt.
2. Mục tiêu quy hoạch: Đánh giá thực trạng và lập quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
3. Nội dung chủ yếu của dự án:
a) Đánh giá hiện trạng phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua:
- Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, diện tích (canh tác, gieo trồng), năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tình hình tổ chức sản xuất, các mô hình và các vùng sản xuất rau hoa ứng dụng công nghệ cao tập trung; hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.
- Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi...); hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất rau hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao (nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống, cơ giới nông nghiệp, phân bón, vật tư nông nghiệp, vận tải, sơ chế, bảo quản, đóng gói, chế biến)
- Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa và cây đặc sản trên địa bàn: công tác bổ sung, tuyển chọn và nhân giống; ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, canh tác sạch, tưới tiết kiệm và tự động; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất và phòng chống dịch bệnh, công nghệ sau thu hoạch và bảo vệ môi trường.
- Tình hình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu và tồn tại trong phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; vai trò sản xuất rau hoa ứng dụng công nghệ cao trong phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
b) Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và chế biến rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao: định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh đến năm 2020; dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; dự báo triển vọng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói và chế biến.
c) Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương trên các tiêu chí: địa điểm, điều kiện tổ chức sản xuất, vận chuyển, chế biến, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và trình độ ứng dụng công nghệ cao, khả năng huy động vốn đầu tư.
d) Quy hoạch sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, bao gồm:
- Định hướng phát triển và quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa và cây đặc sản trên địa bàn tỉnh.
- Quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.
- Quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, xác định khu vực phù hợp để phát triển rau, hoa và cây đặc sản trên địa bàn cấp xã, cấp huyện.
- Xây dựng phương án phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao.
- Định hướng công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau, hoa và cây đặc sản:
+ Lựa chọn công nghệ cho từng đối tượng, công đoạn trong sản xuất.
+ Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư trang thiết bị để sản xuất rau, hoa, cây đặc sản.
- Quy hoạch hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao: giống, bảo vệ thực vật, phân bón, vận tải, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ.