Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Quyết định 5086/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 5086/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 07/12/2017
Ngày có hiệu lực 07/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5086/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ);

Căn cứ Quyết định số 2347/QĐ-BNN-VPĐP ngày 08/06/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ);

Xét đề nghị tại Tờ trình số 80/NTM-VPCT ngày 15/9/2017 của Ban chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 về việc trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định đề tài /dự án thuộc Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Biên bản họp Hội đồng tư vn danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 thành lập tại Quyết định số 3957/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/10/2017;

Theo đề nghị ca Vụ trưng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục đề tài, dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Phụ lục 1 kèm theo.

Điều 2. Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định quản lý đối với Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chánh Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để B/c);
- VPĐPNTMTƯ;
- BCN, VPCTKHCNXDNTM;

- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỀ TÀI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5086/QĐ-BNN-KHCN ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên đề tài/dự án

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với sản phẩm

Dự kiến thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

I

Đề tài Cơ chế chính sách xây dựng nông thôn mới

 

 

 

1

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát huy tổng hợp các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các giá trị văn hóa mới trong xây dựng NTM bền vững.

- Nghiên cứu đưa ra được cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa trong xây dựng NTM.

- Đánh giá được đúng thực trạng vai trò và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa (truyền thống và mới) trong xây dựng nông thôn mới hiện nay ở các vùng đặc trưng Đồng bằng, Miền núi và dân tộc.

- Đề xuất được các cơ chế, chính sách và giải pháp phát huy, phát triển các giá trị văn hóa (truyền thống và mới) nhằm phát triển NTM bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

 

- Cơ sở lý luận và thực tin về vai trò và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa trong xây dựng NTM; xác định rõ mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường ở nông thôn.

- Đánh giá về đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy, phát triển các giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới và thực trạng vai trò và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa (truyền truyền thống và mới) trong xây dựng nông thôn mới hiện nay ở các vùng đặc trưng Đồng bằng, miền núi và dân tộc. Xác định điều kiện, bối cảnh hiện nay (phát triển kinh tế thị trường, CNH HĐH, dân chủ hóa xã hội, hội nhập quốc tế...) đặt ra những yêu cầu về phát huy, phát triển các giá trị văn hóa (truyền thống và mới) trong xây dựng nông thôn mới.

- Đề xuất các quan điểm, định hướng, giải pháp phát huy, phát triển các giá trị văn hóa cho các vùng đặc trưng nông thôn đồng bằng, miền núi và dân tộc phù hợp trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của các vùng, miền trong việc tổ chức cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng, đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn, góp phần nâng cao tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp nhận).

2018-2020

Tuyển chọn

2

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý xã hội về an ninh trật tự tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững.

- Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý xã hội về an ninh trật tự nông thôn mới;

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý xã hội về an ninh trật tự nông thôn tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;

- Đề xuất được các giải pháp quản lý xã hội đảm bảo an ninh trật tự hướng tới NTM bền vững tại Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ;

- Xây dựng được các mô hình quản lý xã hội đảm bảo an ninh trật tự tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

- Cơ sở lý luận và Khung lý thuyết quản lý xã hội về an ninh trật tự;

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý xã hội về an ninh trật tự nông thôn tại Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ; Xác định các yếu tố tác động tới quản lý xã hội về an ninh trật tự tại Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ;

- Đề xuất các giải pháp quản lý xã hội đảm bảo an ninh trật tự hướng tới NTM bền vững tại Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ được Bộ Công an chấp thuận là giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội (được Bộ Công An chấp nhận).

- Xây dựng 03 mô hình mẫu trong quản lý xã hội đảm bảo an ninh trật tự tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

2018-2020

Tuyển chọn

3

Nghiên cứu đề xuất quan điểm, định hướng xây dựng các mô hình tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã trong xây dựng NTM bền vững.

- Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về tính tự quản, truyền thông tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã Việt Nam trong quá trình phát triển.

- Đánh giá đúng được thực trạng tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã hiện nay nói chung và ở các vùng đặc trưng: vùng đồng bằng, vùng, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đề xuất được quan điểm, định hướng, giải pháp và các MH tự quản của nhằm thực hiện tốt dân chủ cơ sở, phát huy các giá trị truyền thống và giá trị mới về tự chủ, tự quản của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM hiện nay.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự quản của cộng đồng dân cư làng -xã Việt Nam.

- Báo cáo đánh giá về truyền thống tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã Việt Nam trong lịch sử, những bài học cho hiện nay.

- Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng MH và các giải pháp phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn.

- Báo cáo đánh giá thực trạng và vai trò tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã Việt Nam hiện nay nói chung và qua các vùng đặc trưng.

- Báo cáo đánh giá tổng quát các MH tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã Việt Nam hiện nay.

- Báo cáo đánh giá rõ điều kiện, môi trường, bối cảnh phát triển NTM hiện nay và những yêu cầu, vấn đề đặt ra đối với phát triển vai trò tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã.

- Báo cáo đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển, các MH và các giải pháp thực hiện có hiệu quả vai trò tự quản của cộng đồng dân cư làng - xã trong xây dựng NTM; các giải pháp phù hợp trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công An chấp nhận).

2018-2020

Tuyển chọn

4

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng gia đình bền vững, góp phần thực hiện tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của biến đổi gia đình và xây dựng NTM;

- Đánh giá được đúng thực trạng, các vấn đề đặt ra đối với gia đình nông thôn, các nhân tố tác động tới biến đổi gia đình nông thôn;

- Đề xuất được giải pháp xây dựng gia đình bền vững và các mô hình gia đình bền vững, góp phần thực hiện NTM.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của biến đổi gia đình và xây dựng NTM;

- Thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với gia đình nông thôn; các nhân tố tác động tới biến đổi gia đình nông thôn;

- Các giải pháp xây dựng gia đình bền vững;

- Các mô hình gia đình nông thôn bền vững góp phần thực hiện NTM (được Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM chấp thuận).

2018-2020

Tuyển chọn

5

Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp.

- Luận giải được cơ sở lý khoa học về chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp;

- Đánh giá được thực trạng chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp từ năm 2010 đến 2016;

- Đề xuất được nội dung hoàn thiện chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp cho những năm tới.

- Báo cáo cơ sở khoa học về chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp;

- Báo cáo thực trạng khởi nghiệp của thanh niên nông thôn giai đoạn 2010-2016; mô hình tiêu biểu về thanh niên nông thôn khởi nghiệp.

- Báo cáo thực trạng chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp giai đon 2010-2016.

- Báo cáo đề xuất hoàn thiện chính sách, giải pháp khuyến khích thanh niên nông thôn khởi nghiệp đến năm 2030. Đề xuất một số mô hình tiêu biểu về thanh niên nông thôn khởi nghiệp có thể nhân rộng (được Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM chấp thun).

2018-2020

Tuyển chọn

6

Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng nghề - Du lịch và Làng di sản - Du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đề xuất xây dựng được mô hình phát triển Làng nghề - Du lịch và Làng di sản - Du lịch khu vực ở đồng bằng sông Hồng, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa nông thôn Việt Nam, thúc đẩy phát triển du lịch, cải thiện thu nhập người dân.

- Báo cáo đánh giá tổng quan về Làng nghề, Làng di sản, các sản phẩm đặc trưng và hiệu quả liên kết với phát triển Du lịch ở ĐBSH;

- Đề xuất mô hình liên kết Làng nghề-Du lịch, Làng di sản kết hợp du lịch nghề-Du lịch có hiệu quả.

- Đề xuất Quy hoạch phát triển mô hình Làng nghề truyền thông - du lịch và Làng di sản - du lịch cho ĐBSH.

- Đề xuất chính sách phát triển mô hình quản lý làng nghề, làng di sản gắn với du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của các vùng, miền (các sản phẩm trên được địa phương và Bộ Văn hóa Thông tin và Truyền thống chấp nhn)

2018-2020

Tuyển chọn

II

Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN để xây dng NTM

 

 

 

1

Nghiên cứu các giải pháp khai thác nguồn nước và mô hình trữ nước để xử lý khi xy ra hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng Nam trung bộ và ĐBSCL.

- Đề xuất được các giải pháp khai thác nguồn nước mặt, ngầm và mô hình trữ nước, xử lý nước khi xy ra hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn và xây dựng NTM vùng nghiên cứu.

- Đề xuất được giải pháp nhân rộng mô hình tại các vùng khan hiếm nước khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

- Báo cáo thực trng khai thác nước mt, nước ngầm, tình hình xâm nhập mặn, chất lượng nguồn nước sinh hoạt và nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt Nông thôn các tỉnh vùng nghiên cứu.

- Báo cáo các giải pháp khai thác nguồn nước, trữ nước để xử lý khi xy ra hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng nghiên cứu.

- Mô hình thí điểm giải pháp kỹ thuật khai thác nguồn nước, trữ nước để xử lý khi xy ra hạn hán, xâm nhập mặn và quản lý phù hợp, bền vững phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn đối với những vùng khan hiếm nguồn nước.

- Tài liệu hướng dẫn quản lý, vận hành một số mô hình mẫu khai thác nước và trữ nước để xử lý khi xy ra hạn hán, xâm nhập mặn cho cấp nước sinh hoạt nông thôn và xây dựng NTM vùng nghiên cứu.

- Giải pháp nhân rộng mô hình tại các vùng khan hiếm nước khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

(các sản phẩm trên được địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

2

Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét độ phân giải cao cho một số tỉnh vùng Tây Bắc nhằm tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng được bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét độ phân giải cao (20 m/pixel) cho một số tỉnh vùng Tây Bắc.

- Xây dựng được hệ thống WebGIS bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét trực tuyến, thể hiện đầy đủ các lớp thông tin về dân cư, cơ sở hạ tầng và các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét cao.

- Phát triển được ứng dụng phần mềm bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét trên điện thoại thông minh nhằm cung cấp thông tin cho người dân về nguy cơ lũ quét ở khu vực nghiên cứu.

- Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân vùng và cảnh báo lũ quét ở khu vực nghiên cứu.

- Bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét độ phân giải cao (20 m/ pixel), in ấn, phát trực tiếp cho người dân và cộng đồng.

- Hệ thống WebGIS bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét trực tuyến, thể hiện đầy đủ các lớp thông tin về dân cư, cơ sở hạ tầng và các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét cao, truy cập thuận lợi cho tất cả người dân và cộng đồng.

- Phần mềm bản đồ phân vùng và cảnh báo lũ quét trên điện thoại thông minh (trên nn tảng iOS và Android) nhằm cung cấp thông tin cho người dân về nguy cơ lũ quét ở khu vực nghiên cứu.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống WebGIS và phần mềm bản đtrên điện thoại thông minh.

(các sản phẩm trên được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

3

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và quản lý, ổn định sông suối biên giới, phục vụ tiêu chí Quốc phòng An ninh và xã hội trong NTM vùng biên giới thuộc các tỉnh Tây Bắc.

- Đánh giá được thực trạng và biến động sông suối biên giới tại các tỉnh Tây Bắc (từ sau khi kết thúc phân giới cắm mốc 2008 cho đến nay) và các tác động của việc biến động sông suối cũng như công tác quản lý sông suối biên giới đến ổn định đời sống, phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng và an ninh của dân cư các xã vùng giáp biên.

- Đề xuất được giải pháp KHCN trong việc theo dõi, giám sát, đánh giá biến động và ổn định sông suối biên giới phục vụ công tác quản lý vùng biển, bảo đảm an ninh và phát triển ổn định, bền vững hạ tầng kinh tế xã hội các xã vùng biên nhằm giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc Gia.

- Báo cáo đánh giá biến động, thực trạng hệ thống sông suối biên giới tại địa bàn các xã biên giới Tây Bắc từ sau 2008 đến nay;

- Các giải pháp khoa học công nghệ theo dõi, giám sát và đánh giá biến động sông suối biên giới (cơ sở dữ liệu nền: ảnh, bản đồ; công cụ phân tích đánh giá biến động bờ sông, lòng sông; bộ công cụ quản lý dữ liệu và kết quả phân tích; cơ sở dữ liệu quản lý cho 3 tỉnh biên giới Tây Bắc);

- Các giải pháp ổn định sông suối biên giới phía Việt Nam (quản lý, ngoại giao; công trình bảo vệ trực tiếp; hạ tầng kinh tế kết hợp với bảo vệ đường biên; kinh tế, xã hội);

- Các mô hình quan trắc, giám sát biến động sông suối biên giới cho 03 khu vực sông suối trọng điểm trên vùng biên giới (các trọng điểm để thực hiện MH; hệ thống quan trắc; hệ thống thu nhận và phân tích dữ liệu, đánh giá biến động; hạ tầng và thiết bị phục vụ quản lý

- Đào tạo chuyển giao cho các xã có mô hình.

(các sản phẩm trên được các địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhn)

2018-2020

Tuyển chọn

4

Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cho động vật trên cạn trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng được mô hình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh (Lở mồm long móng ở lợn và trâu bò; Tai xanh ở lợn; Cúm gia cầm) cho động vật trên cạn phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Bộ công cụ cho hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh (Lở mồm long móng ở lợn và trâu bò Tai xanh ở lợn và Cúm gia cầm):

+ Công cụ phòng dịch bệnh cho vật nuôi: đăng ký vật nuôi của các trang trại, đánh số vật nuôi, giấy phép đăng ký chăn nuôi, giám sát thú y, giám sát và theo dõi các trại chăn nuôi;

+ Công cụ chữa trị bệnh cho vật nuôi: vệ sinh chăn nuôi, tiêu diệt vectơ và côn trùng tẩy uế chuồng nuôi, chữa trị bệnh cho vật nuôi (cách ly khoanh vùng, khám và chẩn đoán, tiêu diệt mầm bệnh, tiêm phòng, tiêu hủy, vệ sinh, tiêu độc);

+ Công cụ quản lý, sử dụng vacxin và thuốc thú y;

+ Công cụ kiểm dịch và kiểm soát giết mổ.

- Mô hình quản lý trong phòng dịch và thời kỳ dịch bệnh xảy ra;

- Tập huấn được cho người nông dân (làm chăn nuôi) về công tác phòng, chống dịch bệnh.

(các sản phẩm trên được các địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

5

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá được đúng thực trạng quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho sản xuất nghiệp nông gắn với tái cơ cấu ngành nông trong xây dựng nông thôn mới và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quy hoạch sản xuất nông trong xây dựng NTM và thích ứng biến đổi khí hậu.

- Tổng quan quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Thực trạng kết quả quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSH, Nam trung bộ và ĐBSCL.

- Các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu cho hai xã thuc vùng Nam Trung Bộ và ĐBSCL.

- Tài liệu hướng dẫn "Thiết kế quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu".

(các sản phẩm trên được các địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

6

Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp xử lý chất thải (sinh hoạt, chăn nuôi) qui mô vừa và nhỏ cho các xã kiểu mẫu của Chương trình xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ.

- Xác định được các công nghệ phù hợp, có khả năng nhân rộng để xử lý chất thải (sinh hoạt, chăn nuôi) qui mô vừa và nhỏ vùng Bắc Trung bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới;

- Lựa chọn và xây dựng được 04 mô hình công nghệ phù hợp xử lý chất thải khác nhau tại một số xã NTM (hỗ trợ một phần kinh phí) làm cơ sở nhân rộng cho các tỉnh Bắc trung Bộ.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường liên quan đến chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ở các xã vùng Bắc Trung bộ.

- Báo cáo đề xuất các công nghệ phù hợp để xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi qui mô vừa và nhỏ

- Báo cáo lựa chọn các điểm xây dựng mô hình và thiết kế các công nghệ phù hợp để xử lý chất thải sinh hoạt, chăn nuôi qui mô vừa và nhỏ vùng Bắc Trung bộ;

- 4 mô hình ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý chất thải khác nhau tại một số xã NTM (hỗ trợ một phần kinh phí) vùng Bắc Trung Bộ (dự kiến tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh).

- Tập huấn nhân rộng cho 200 người vùng dự án.

- Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ phù hợp, thiết kế và xây dựng công trình xử lý chất thải sinh hoạt, chăn nuôi qui mô vừa và nhỏ vùng Bắc Trung bộ.

(các sản phẩm trên được các địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

7

Nghiên cứu đề xuất giải pháp về thủy lợi kết hợp nông-lâm nghiệp để khai thác bền vững vùng đất cát ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ.

- Đánh giá được thực trạng và dự báo được tác động của BĐKH, hạn hán đến khai thác bền vững vùng đất cát ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ.

- Đánh giá được tiềm năng các nguồn nước cấp cho sản xuất và dân sinh vùng cát ven biển các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ.

- Đề xuất được giải pháp tổng hợp về thủy lợi kết hợp nông - lâm nghiệp, mô hình khai thác bền vững vùng đất cát ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ.

- Báo cáo thực trạng và dự báo tác động của BĐKH, hạn hán đến khai thác bền vững vùng đất cát ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ.

- Báo cáo tiềm năng các nguồn nước cấp cho sản xuất và dân sinh vùng cát ven biển các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ.

- Giải pháp tổng hợp về thủy lợi kết hợp nông-lâm nghiệp, mô hình khai thác bền vững vùng đất cát ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới (bao gồm cả cấp xã), tái cơ cấu nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán các tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ

- 03 mô hình điểm khai thác bền vững đất cát ven biển tại các xã NTM (dự kiến ở Ninh Thuận, Bình Thuận), thu nhập của người dân tăng lên 10-15%.

- Tài liệu hướng dẫn áp dụng giải pháp tổng hợp về thủy lợi kết hợp nông-lâm nghiệp, mô hình khai thác bền vững vùng đất cát ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới.

(các sản phẩm trên được các địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

8

Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá được thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững ở Việt Nam.

- Đưa ra được cơ sở khoa học và sự cần thiết phát triển nông nghiệp hữu cơ trong xây dựng NTM

- Đề xuất được các chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững trong quá trình xây dựng NTM.

- Xây dựng được mô hình thí điểm triển khai các chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trong xây dựng NTM.

- Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững ở Việt Nam.

- Báo cáo cơ sở khoa học và sự cần thiết phát triển nông nghiệp hữu cơ trong xây dựng NTM.

- Bản đề xuất chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững trong xây dựng NTM.

- 03 mô hình thí điểm triển khai các chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trong xây dựng NTM.

(các sản phẩm trên được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

9

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao khả năng kết nối, truy cập thông tin về cảnh báo, dự báo và kế hoạch ứng phó với thiên tai cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng được giải pháp nâng cao khả năng kết nối, truy cập thông tin về cảnh báo, dự báo thiên tai và kế hoạch ứng phó với thiên tai cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới;

- Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về cảnh báo, dự báo và kế hoạch ứng phó với thiên tai phục vụ kết nối và truy cập thông tin, áp dụng cho một số xã xây dựng nông thôn mới.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng kết nối giữa cộng đồng với các cơ quan liên quan và khả năng truy cập, sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo chuyên ngành nhằm ứng phó thiên tai của cộng đồng (cấp xã).

- Báo cáo giải pháp nâng cao khả năng kết nối và truy cập hệ thng cảnh báo, dự báo thiên tai nhằm ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn và sản xuất bền vững cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cảnh báo, dự báo, kế hoạch ứng phó với thiên tai phục vụ kết nối và truy cập thông tin, áp dụng thí điểm cho một số xã xây dựng nông thôn mới.

- Tài liệu hướng dẫn kết nối truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu cảnh báo, dự báo thiên tai và xử lý thông tin, lập kế hoạch ứng phó với thiên tai cho các ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và cộng đồng.

- 03 mô hình cộng đồng cấp xã kết nối, truy cấp thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng phó với thiên tai.

(các sản phẩm trên được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

10

Nghiên cứu đề xuất  các giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, môi trường ở cấp xã trong xây dựng NTM vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.

- Xác định được thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, môi trường ở cấp xã trong xây dựng NTM vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.

- Đề xuất được các giải pháp phù hợp ở cộng đồng làng, xã trong khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, môi trường gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.

- Báo cáo thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, môi trường ở cấp xã trong xây dựng NTM vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.

- Các giải pháp phù hợp ở cộng đồng làng, xã trong khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, môi trường “xanh - sạch - đẹp, an toàn" gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.

- Tài liệu hướng dẫn cộng đồng làng xã trong khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, môi trường “xanh - sạch - đẹp, an toàn" gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.

(các sản phẩm trên được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Tuyển chọn

III

Xây dng mô hình trình diễn về nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng các thành tựu, giải pháp khoa học và công nghệ

 

1

Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật để phát triển cam, bưởi theo chuỗi giá trị trên đất dốc vùng Tây Bắc.

Xây dựng được mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKT để trồng mới và cải tạo vườn cam bưởi hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng cam, bưởi giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân tại vùng Tây Bắc tối thiểu 50%.

- Mô hình 20 ha trồng mới (10ha/mô hình, dự kiến Hòa Bình và Điện Biên) ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện địa phương (gồm thiết kế vườn, phân bón, bảo vệ đất, giống, tạo hình, rải vụ, bảo vệ thực vật, giữa ẩm và tưới ...) bền vững, hiệu quả kinh tế tăng hơn các vườn cam, bưởi cùng tuổi cây ít nhất 50%.

- Cải tạo 40 ha cam, bưởi hiện có (20ha/mô hình, dự kiến ở Hòa Bình và Điện Biên) bằng tiến bộ kỹ thuật mới, phù hợp (ghép cải tạo, tạo hình, bảo vệ và cải tạo đất, cải thiện dinh dưỡng, tưới và giữ ẩm hiệu quả), năng suất tăng 20-25%, các chỉ tiêu: độ Brix > 10, đồng đều về kích thước, mẫu mã đẹp, dư lượng Nitrat đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản hoặc châu Âu.

- Mô hình sơ chế, bảo quản 500 tấn cam đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định chất lượng trong thời gian tối thiểu 3 tháng, tổn thất sau thu hoạch dưới 10%.

- Tài liệu tổng kết về:

+ Qui trình sơ chế, bảo quản cam đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định chất lượng trong thời gian tối thiểu 3 tháng, tổn thất sau thu hoạch dưới 10%.

+ Qui trình trồng mới cam rải vụ trên đất dốc.

+ Qui trình cải tạo và thâm canh vườn cam trên đất dốc.

- Tập huấn được 500 lượt nông dân, cán bộ về các quy trình kỹ thuật áp dụng trong dự án.

(các sản phẩm trên được Địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Giao trực tiếp cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Quang Hà

2

Xây dựng mô hình sản xuất mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở các tỉnh một số tỉnh miền Trung

Tạo ra được mô hình SX mỗi xã một sản phẩm đại diện cho mỗi tỉnh góp phần phát triển các sản phẩm đặc trưng, bảo tồn giá trị của các ngành nghề truyền thống và có lợi thế của địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ nông sản; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng NTM bền vững.

- 12 mô hình mẫu mỗi xã một sản phẩm (1 mô hình/tỉnh- được sự đồng ý của địa phương), phát triển các sản phẩm đặc trưng truyền thống, có lợi thế thị trường, liên kết được tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất;

- Thu nhập người dân tham gia Mô hình tăng ít nhất 30%;

- Đề xuất được chính sách, cơ chế quản lý vận hành hiệu quả mô hình mỗi xã một sản phẩm (được địa phương chấp nhận).

2018-2020

Giao trực tiếp cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

3

Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT để sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn và chuỗi giá trị gắn với xây dựng NTM tại vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên, Sơn La).

Xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi đất trồng lúa, trồng màu, vườn tạp kém hiệu quả sang sản xuất rau theo hướng hữu cơ và rau an toàn, liên kết nông dân, doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.

- 03 mô hình ứng dụng TBKT trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn trên đất lúa, đất màu, đất trồng cây ăn quả kém hiệu quả, qui mô 10 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 50% so với sản xuất đại trà, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mỗi loại rau.

- 02 mô hình liên kết doanh nghiệp-nhóm hộ nông dân sản xuất rau theo hướng hữu cơ qui mô 01 mô hình: 01 ha đảm bảo cung cấp ít nhất 75-100 tấn rau/năm, thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn ít nhất 3 lần so với sản xuất đại trà.

- 02 xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch qui mô 100m2/xưởng đảm bảo rau được đóng gói, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc thích hợp cho từng loại sản phẩm, được các siêu thị và người tiêu dùng chấp nhận.

- Tài liệu tổng kết về hướng dẫn quy trình sản xuất rau theo hướng hữu cơ và rau an toàn.

- Tập huấn được 500 lượt nông dân, cán bộ về kỹ thuật sản xuất RAT và kỹ năng tiếp cận thị trường.

 (các sản phẩm trên được các Địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Giao trực tiếp cho trường ĐH Nông lâm- Đại học Thái Nguyên

4

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản khoai tây, khoai sọ, khoai lang theo công nghệ lạnh đông phục vụ xuất khẩu tại vùng đồng bằng sông Hồng

Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất khoai tây, khoai sọ, khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP và chế biến, bảo quản theo công nghệ lạnh đông phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân ít nhất 20% và phục vụ xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng

- Các mô hình:

+ Mô hình liên kết sản xuất khoai tây, khoai sọ, khoai lang đạt tiêu chuẩn VietGAP quy mô tối thiểu 100ha áp dụng cơ giới hóa đồng bộ;

+ Hệ thống thiết bị sơ chế, bao gói khoai tây, khoai sọ, khoai lang đáp ứng yêu cầu lạnh đông nhanh và bảo quản đông, năng suất 2-2,5 tấn/giờ;

+ Thiết bị cấp đông năng suất 3 tấn/mẻ đảm bảo lạnh đông nhanh ở nhiệt độ - (35 ÷ 40)°C trong thời gian 25 ÷ 35 phút (tùy loại);

+ Kho bảo quản đông khoai tây, khoai sọ, khoai lang sức chứa tối thiểu 1.000 tấn với chế độ bảo quản được giám sát và điều khiển tự động.

- Các sản phẩm chế biến, bảo quảng bằng công nghệ lạnh đông nhanh (Khoai tây: 750 tấn; Khoai sọ: 750 tấn; Khoai lang: 500 tấn), chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Đào tạo, tập huấn 20 cán bộ kỹ thuật làm chủ được các công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản khoai tây, khoai sọ, khoai lang bằng công nghệ lạnh đông và 300 lượt người dân về quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây, khoai sọ, khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tài liệu tổng kết về:

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây, khoai sọ, khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dng cơ giới hóa đồng bộ;

+ Quy trình công nghệ sơ chế, bao gói khoai tây, khoai sọ, khoai lang đáp ứng yêu cầu lạnh đông nhanh và bảo quản đông;

+ Quy trình công nghệ lạnh đông nhanh và bảo quản đông khoai tây, khoai sọ, khoai lang đáp ứng yêu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

(các sản phẩm trên được các Địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Giao trực tiếp cho Công ty cổ phần tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình

5

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc.

Xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo và nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước ở vùng cao núi đá Tây Bắc.

 

- Hồ sơ thiết kế cải tạo nâng cấp hồ treo (thiết kế cải tạo hạ tầng, công nghệ xử lý nước, giải pháp quản lý...);

- 04 công trình hồ treo (dự kiến ở Hà Giang) ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong cải tạo nâng cấp đảm bảo hoạt động hiệu quả theo thiết kế (bền vững, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, tổ chức quản lý vận hành hiệu quả, tăng số dân sử dụng nước hồ...);

- Tài liệu tổng kết về: Hướng dẫn thiết kế cải tạo, xây dựng, vận hành, quản lý nâng cao hiệu quả khai thác hồ treo hiện có.

(các sản phẩm trên được các Địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận)

2018-2020

Giao trực tiếp cho Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cấp nước và vệ sinh môi trường - Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

6

Xây dựng mô hình tăng trưởng xanh trong chăn nuôi quy mô tập trung và giết mổ công nghệ cao phục vụ xây dựng NTM vùng Đông Nam bộ.

 

Xây dựng được mô hình tăng trưởng xanh trong chăn nuôi heo quy mô tập trung và giết mổ công nghệ cao nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, tái sử dụng chất thải, giảm thiu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính vùng Đông Nam Bộ.

 

- Các mô hình:

+ 01 mô hình ứng dng công nghệ đệm lót sinh học trong nuôi heo công nghiệp quy mô tập trung;

+ 01 mô hình ứng dng công nghệ ozon nhằm xử lý mùi hôi, kết hợp phòng chống dịch bệnh trong nuôi heo, giết mổ công nghiệp quy mô tập trung.

+ 01 mô hình ứng dụng công nghệ màng Biogill để xử lý nước thải chăn nuôi, giết mổ kết hợp tái sử dụng để trồng rau an toàn.

+ 01 mô hình ủ yếm khí chất thải giết mổ kết hợp SX phân bón, thu hồi biogas để đun nấu, phát điện.

+ 01 mô hình tái sử dụng chất thải chăn nuôi (nước thải, chất thải rắn) để SX rau an toàn trên diện tích 5 ha theo công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước.

- Tài liệu tổng kết về: hướng dẫn kỹ thuật về ứng dụng hiệu quả một số công nghệ thích hợp (đệm lót sinh học, diệt khuẩn bằng ôzôn) phục vụ chăn nuôi heo bền vững - in 500 cuốn.

- Đào tạo, tập huấn: 03 lớp tập huấn và chuyển giao công nghệ (100 người/lớp) cho các cơ sở chăn nuôi heo tập trung tại phía Bắc, miền Trung và miền Nam.

2018-2020

 

Giao trực tiếp cho Công ty TNHH Trang Linh

 

7

Xây dựng mô hình thí điểm “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng NTM.

Xây dựng được mô hình thí điểm “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng NTM (xã được công nhận xã NTM) để nhân rộng ra cả nước.

- 06 mô hình thí điểm “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” cho 06 khu vực điển hình của cả nước.

- Tài liệu tổng kết về: hướng dẫn xây dựng “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” - in 500 cuốn.

- Đào tạo, tập huấn: 06 lớp (100 người/lớp) cho 06 khu vực điển hình của cả nước.

2018-2020

Giao trực tiếp cho Trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai, Tổng cục phòng, chống thiên tai