Quyết định 50/2010/QĐ-UBND về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU phát triển ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015
Số hiệu | 50/2010/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/10/2010 |
Ngày có hiệu lực | 01/11/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Trần Ngọc Thới |
Lĩnh vực | Thương mại,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2010/QĐ-UBND |
Vũng Tàu, ngày 22 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 257/TTr-SNN-TS ngày 08 tháng 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển ngành Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015.
Điều 2. Giao Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo các nội dung của chương trình, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
VỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 12-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2010 về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015
Nhằm xây dựng ngành Thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa có giá trị xuất khẩu chủ lực của tỉnh theo định hướng phát triển mạnh về kinh tế biển, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao và phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng sẵn có. Chương trình phát triển ngành Thủy sản đến năm 2015 là đưa ra lộ trình thực hiện, có sự phối hợp của các cấp, ngành để thực hiện tốt định hướng phát triển đã đề ra. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015, với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
Phát triển ngành Thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng và lợi ích quốc gia trên biển đảo.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Mục tiêu cần tập trung đến năm 2010:
- Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp theo giá cố định đạt: đạt 2.138 tỷ đồng bằng 104,60% so với năm 2009, trong đó giá trị: khai thác đạt 1.876 tỷ đồng; nuôi trồng đạt 262 tỷ đồng.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt: 257.000 tấn. Trong đó sản lượng khai thác đạt: 237.000 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 20.000 tấn.
- Tổng sản phẩm chế biến thủy sản đạt 97.000 tấn. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt: 264 triệu USD, bằng 108,64% so với năm 2009.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2010/QĐ-UBND |
Vũng Tàu, ngày 22 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 257/TTr-SNN-TS ngày 08 tháng 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển ngành Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015.
Điều 2. Giao Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo các nội dung của chương trình, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
VỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 12-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2010 về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015
Nhằm xây dựng ngành Thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa có giá trị xuất khẩu chủ lực của tỉnh theo định hướng phát triển mạnh về kinh tế biển, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao và phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng sẵn có. Chương trình phát triển ngành Thủy sản đến năm 2015 là đưa ra lộ trình thực hiện, có sự phối hợp của các cấp, ngành để thực hiện tốt định hướng phát triển đã đề ra. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015, với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
Phát triển ngành Thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng và lợi ích quốc gia trên biển đảo.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Mục tiêu cần tập trung đến năm 2010:
- Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp theo giá cố định đạt: đạt 2.138 tỷ đồng bằng 104,60% so với năm 2009, trong đó giá trị: khai thác đạt 1.876 tỷ đồng; nuôi trồng đạt 262 tỷ đồng.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt: 257.000 tấn. Trong đó sản lượng khai thác đạt: 237.000 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 20.000 tấn.
- Tổng sản phẩm chế biến thủy sản đạt 97.000 tấn. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt: 264 triệu USD, bằng 108,64% so với năm 2009.
1.2.2. Mục tiêu giai đoạn 5 năm 2011 – 2015:
- Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp theo giá cố định 5 năm: 13.287 tỷ đồng, bằng 142,97% so với giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,34 % năm. Trong đó:
+ Tổng giá trị sản lượng khai thác thủy sản 5 năm đạt 11.651 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 7,32% năm.
+ Tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 năm đạt 1.636 tỷ, tốc độ tăng bình quân 7,49% năm.
- Tổng sản lượng thủy sản 5 năm đạt: 1.310.000 tấn, bằng 105,56% so với giai đoạn 2006-2010. Trong đó: Tổng sản lượng đánh bắt hải sản 5 năm: 1.195.000 tấn; Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 năm đạt 115.000 tấn.
- Tổng sản phẩm chế biến hải sản xuất khẩu 5 năm: 600.000 tấn, bằng 125,79% so với giai đoạn 2006-2010.
- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản 5 năm: 1 tỷ 750 triệu USD, bằng 150,34% so với giai đoạn 2006-2010, tăng bình quân 8,67% năm.
- Đóng mới tàu cá 5 năm: đạt 400 chiếc/120.000 cv, bằng 100% so cùng kỳ về số lượng và bằng 122,95% so cùng kỳ về công suất máy.
- Giải quyết trên 95.000 lao động có việc làm ổn định, có thu nhập thường xuyên; trong đó phấn đấu 5% có trình độ nghề từ kỹ thuật viên, Trung cấp, Đại học và 70 – 80% lao động được tập huấn kỹ thuật chuyên ngành.
2. Yêu cầu
Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Nghị quyết Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015, để các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, các giải pháp và kế hoạch đã đề ra, nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TẬP TRUNG THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2015
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Công tác quản lý và quy hoạch phát triển thủy sản:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, trên cơ sở điều kiện thực tế và nhu cầu của thị trường, gắn với việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả để phát triển thủy sản theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị khai thác, nuôi trồng, gắn với chế biến và nhu cầu thị trường. Trước mắt, cần tập trung hoàn thành các quy hoạch sau:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản;
+ Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản;
+ Quy hoạch phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản;
+ Quy hoạch phát triển khai thác, cơ khí và dịch vụ hậu cần thủy sản;
+ Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
+ Quy hoạch chi tiết 1/2000 các vùng nuôi thủy sản nước mặn và ngọt tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh
+ Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại Phước Hải - Đất Đỏ
+ Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu chế biến hải sản tập trung tại Tân Hải - Tân Thành.
2. Về khai thác hải sản:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm cho việc tăng cường tổ chức tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, tập huấn các hộ ngư dân, nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước Việt Nam và của Liên Hiệp Quốc như: Công ước về Luật Biển năm 1982; Luật Thủy sản; Luật Biên giới quốc gia; Luật Đánh bắt cá mới của Indonesia; Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác hải sản của tổ chức cá nhân Việt Nam trên các vùng biển; Quy định 1005/2008 ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Hội đồng Liên minh Châu Âu về thiết lập một hệ thống cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
- Khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đầu tư phát triển tàu khai thác hải sản xa bờ, trang bị công nghệ hiện đại, phấn đấu đến năm 2015, tàu cá ổn định ở mức khoảng 6.000 chiếc/ 750.000 CV, trong đó có trên 3.000 tàu khai thác xa bờ, chú trọng đầu tư trang thiết bị bảo quản đông lạnh trên tàu đánh bắt ngoài khơi, nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ hao hụt và nâng cao chất lượng của nguyên liệu thủy sản nhằm đạt giá trị sản xuất ngày càng cao, phấn đấu tỉ trọng sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt khoảng trên 40% trong tổng sản lượng hải sản đánh bắt vào năm 2015.
- Xây dựng đề án chuyển đổi nghề khai thác không hiệu quả, khai thác hải sản vùng ven bờ sang các ngành nghề thích hợp khác như nghề câu, rê và lồng bẩy... khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức của các nước trong khu vực để khai thác, chế biến hải sản thông qua các hiệp định nghề cá phù hợp luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Điều chỉnh cơ cấu các nghề khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản, khai thác có tính chọn lọc cao, sử dụng hợp lý nguồn lợi; kiểm soát chặt chẽ các phương thức khai thác mang tính hủy diệt.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đóng mới, sửa chữa và đăng ký, đăng kiểm tàu, bè cá; quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá, không cho phép đóng mới, mua tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15m, công suất máy dưới 90 CV. Công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá phải được chú trọng và không được phép ra khơi khi chưa trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo quy định, nhằm hạn chế thiệt hại cho người và tài sản khi đang hoạt động trên biển.
- Quản lý chặt chẽ tàu cá, đặc biệt đối với tàu đánh bắt xa bờ, có biện pháp cụ thể như: yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng không xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép; áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép khai thác hải sản và chứng chỉ hành nghề đối với chủ tàu, thuyền trưởng cố tình vi phạm.
- Hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng ngư dân tự nguyện thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển, nhất là đánh bắt xa bờ, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ nhau, đấu tranh và bảo vệ lợi ích chính đáng và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển.
3. Nuôi trồng thủy sản:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu vật nuôi và loại hình nuôi, đa dạng hóa cả 03 vùng nước biển, lợ, ngọt, trong đó khâu đột phá là tập trung vào tôm sú, tôm thẻ là đối tượng chủ lực, đến nuôi cá các loại sau đó là các đối tượng nuôi truyền thống và các loài đặc sản, nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng, chủ yếu là nuôi công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo hiệu quả và bền vững môi trường.
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là tại huyện Côn Đảo, phấn đấu đến năm 2015 giá trị nuôi trồng chiếm 14 – 16% trên tổng giá trị sản xuất thủy sản.
- Tiến hành tổ chức đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất dự án hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm công nghiệp Lộc An 326 ha. Đồng thời khẩn trương thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, tiến tới đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng từ nay đến năm 2015 các dự án sau:
+ Dự án khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình A, huyện Xuyên Mộc: 86,2 ha.
+ Dự án khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình B, huyện Xuyên Mộc: 79,6 ha.
+ Trại thực nghiệm nuôi thủy sản nước ngọt, huyện Đất Đỏ: 3,2 ha.
+ Dự án khu sản xuất giống tập trung xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ: 33,3 ha.
+ Dự án khu sản xuất giống tập trung xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc: 10,6 ha.
+ Dự án hạ tầng kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản nước mặn tại xã An Ngãi - thị trấn Long Điền: 30 ha.
+ Dự án nuôi trồng thủy sản nước mặn theo hướng nuôi công nghiệp Kim Dinh, thị xã Bà Rịa: 70 ha.
+ Dự án nuôi trồng thủy sản nước ngọt khu vùng Len, huyện Đất Đỏ: 50 ha.
+ Dự án khu nuôi cá nước ngọt cánh đồng Don xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa: 52 ha.
+ Dự án hạ tầng khu nuôi cá nước ngọt xã Long Phước, thị xã Bà Rịa: 56 ha.
- Xây dựng quy chế quản lý vùng nuôi, sản xuất giống và phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản.
- Thành lập, củng cố và phát triển các tổ chức quản lý nuôi cộng đồng tại các vùng nuôi, nhằm từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định tại địa phương.
- Tổ chức tập huấn, thông tin đến người nuôi các biện pháp kỹ thuật mới một cách thường xuyên, từng bước hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đầu tư phát triển kinh tế ổn định, bền vững trên cơ sở đảm bảo môi trường, cảnh quan, trước mắt cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:
+ Nguồn nước dùng nuôi trồng thủy sản sạch, không mang mầm bệnh, không có chất độc hại, đảm bảo các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa cho phép.
+ Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, tránh ô nhiễm nguồn nước.
+ Sử dụng nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, vệ sinh không mang mầm bệnh cho động vật thủy sản. Thức ăn công nghiệp phải có nhãn mác đầy đủ, nằm trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Nông nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và không chứa các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định.
+ Áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung vào đầu mỗi vụ, trong quá trình sản xuất và sau mỗi vụ nuôi để đảm bảo không gây ra dịch bệnh.
+ Trong quá trình nuôi dưỡng, thấy động vật thủy sản có hiện tượng nhiễm bệnh, cơ sở tuyệt đối không được tháo nước chưa xử lý trong ao nuôi ra môi trường xung quanh, cần báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trên địa bàn để tìm biện pháp khắc phục và thực hiện nghiêm các yêu cầu của cơ quan chức năng trong xử lý dịch bệnh, xả thải nước động vật thủy sản nhiễm bệnh ra vùng nước tự nhiên sông, hồ, kênh, mương cấp, thoát nước.
+ Hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng thuốc thú y, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm sinh học phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất thuộc danh mục cấm mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định.
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường, giám sát và cảnh báo môi trường tại các nguồn cung cấp nước cho vùng nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh, nhằm phát hiện và kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan.
3. Về chế biến thủy sản.
Chế biến – tiêu thụ là khâu cuối cùng trong chu kỳ hoạt động kinh tế thủy sản, nó có tác dụng thúc đẩy đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển và có điều kiện để tái đầu tư mở rộng chính bản thân nó. Mặt khác, chế biến là khâu có điều kiện thuận lợi trong đầu tư chiều sâu, sớm đem lại hiệu quả kinh tế. Từ thực tế phát triển công nghiệp chế biến thủy sản thời gian qua, nhiệm vụ phát triển chế biến – tiêu thụ thủy sản đến năm 2015 với những nội dung sau:
- Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu chế biến hải sản tập trung tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chế biến hải sản tập trung của tỉnh tiến tới di dời các nhà máy chế biến nằm trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp này.
- Xây dựng hoàn thiện đề án tổ chức và quản lý hệ thống nậu vựa thủy sản trên địa bàn tỉnh, từng bước quản lý tốt thị trường nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới hiện đại để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa, từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, từng bước đầu tư xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000. Không cho phép đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến bột cá trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đăng ký thương hiệu, sản phẩm hàng hóa và quảng bá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì phù hợp với thị trường, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của tỉnh cho các nhóm sản phẩm chủ lực: mực, bạch tuộc, cá, ghẹ, tôm….
- Chú trọng công tác nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, phục vụ chế biến tái xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng mối quan hệ giữa người thu mua, chế biến, người khai thác và nuôi trồng thủy sản khắc phục tình trạng được mùa mất giá.
4. Về công tác dịch vụ hậu cần nghề cá:
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các công trình dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển các cơ sở dịch vụ cung ứng vật tư, ngư cụ, nhiên liệu... phát triển mạnh cơ sở đóng sửa tàu thuyền, nước đá, các đội tàu dịch vụ, tàu dầu và các trạm thu mua hải sản nhằm nâng cao khả năng phục vụ cho khai thác nuôi trồng, chế biến hải sản được thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Tập trung đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng 05 khu tránh trú bão tàu cá cấp vùng và cấp tỉnh cụ thể sau:
+ Khu tránh trú bão tàu cá Sông Dinh (thành phố Vũng Tàu).
+ Khu tránh trú bão tàu cá Côn Đảo.
+ Khu tránh trú bão tàu cá Cửa Lấp (Phước Tỉnh).
+ Khu tránh trú bão tàu cá Lộc An (Đất Đỏ).
+ Khu tránh trú bão tàu cá Bến Lội - Bình Châu (Xuyên Mộc).
- Tiếp tục huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư chợ cá đầu mối tại xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), chợ cá đầu mối tại cảng cá Cát Lở (thành phố Vũng Tàu).
- Đầu tư xây dựng mới cảng cá Gò Găng (thành phố Vũng Tàu), đầu tư nâng cấp mở rộng cụm cảng cá Phước Tỉnh (cảng Phước Hiệp, Tân Phước và Lò Vôi), cảng cá Bến Đầm - Côn Đảo và cảng cá Lộc An thành cụm cảng cá cấp vùng kết hợp trú tránh bão.
- Tiếp tục nạo vét khai thông luồng lạch tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào nhanh chóng, dễ dàng tại các cửa sông, cửa biển thường xuyên bị bồi đắp như: cửa Bến Lội (Bình Châu), cửa Lộc An (Đất Đỏ), Cửa Lấp (Phước Tỉnh), luồng lạch sông Bến Đình, Bến Đá.
- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, các đại lý dịch vụ thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ nuôi thủy sản. Sắp xếp và đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở đóng mới, sửa chữa cơ khí tàu thuyền nghề cá đáp ứng nhu cầu sửa chữa, cải hoán, nâng cấp và đóng mới tàu cá xa bờ; thay thế, sửa chữa các thiết bị cơ khí, hàng hải nghề cá.
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các cảng cá, bến cá và khu neo đậu trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Về hợp tác quốc tế và thương mại:
- Tăng cường công tác hợp tác với các tổ chức, tập đoàn quốc tế, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ quản lý về luật pháp quốc tế, chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn để đàm phán và chuẩn bị tốt nguồn cung, không ngừng củng cố và nâng cao uy tín trong làm ăn đối với khách hàng. Từng bước ổn định và mở rộng thị trường Châu Á, nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đồng thời đầy mạnh xuất hàng đi EU, Mỹ…giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xuất khẩu thủy sản.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, nắm bắt các thông tin về nhu cầu, luật lệ, đối thủ cạnh tranh; làm tốt công tác thu thập, phân tích, dự báo thị trường…Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường Châu Á, ngoài các thị trường đang chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… chú trọng đến thị trường Nga, Trung Quốc. Đẩy mạnh việc xuất khẩu vào thị trường EU, đây là thị trường tiêu thụ lớn, giá cả hàng hóa tương đối ổn định. Ngoài ra, cần quan tâm để mở rộng thị trường Bắc Mỹ.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký thương hiệu, sản phẩm hàng hóa và quảng bá sản phẩm gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của tỉnh cho các nhóm sản phẩm chủ lực như mực, bạch tuộc, cá, ghẹ...
- Mở rộng thị trường nội địa thông qua việc đa dạng các loại sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, phù hợp khẩu vị, chú trọng xây dựng mối liên kết, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và các tổ chức dịch vụ ở thị trường trong nước.
6. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người dân, đồng thời vận động nhân dân tích cực thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Củng cố và tăng cường lực lượng như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư để tuần tra, kiểm soát thường xuyên tại các vùng biển không được phép khai thác và vùng đang có tranh chấp để bảo vệ nguồn lợi hải sản và bảo vệ ngư dân yên tâm sản xuất, đồng thời phối hợp với ngành chức năng của tỉnh, các xã, phường ven biển tuần tra, truy quét, xử lý nghiêm các hành vi khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi, phá hoại sinh cảnh và các vi phạm về bảo vệ nguồn lợi khác. Chú trọng đánh bắt có chọn lọc, ngăn chặn, phát hiện loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và kiểm soát đánh bắt theo quy định của thông lệ quốc tế.
- Vận động và hỗ trợ chuyển nghề cho các hộ đang khai thác bằng các nghề sát hại nguồn lợi thủy sản ven bờ, hạn chế và từng bước loại bỏ các phương tiện khai thác ven bờ, cấm triệt để các nghề khai thác sát hại nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ phục hồi nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
7. Về khuyến ngư, khoa học công nghệ và môi trường:
- Tiếp tục tiếp nhận sự giúp đỡ về khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các viện nghiên cứu, của các tổ chức phi Chính phủ để chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất, nhằm thực hiện tốt chương trình “xóa đói giảm nghèo” và tiến tới phong trào “nông dân giỏi biết làm giàu”.
- Đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các vùng, miền gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo; xây dựng và phát triển mô hình làng sản xuất, kinh doanh thủy sản giỏi; xây dựng các“Điểm trình diễn kỹ thuật” để ngư dân đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình trên để tuyên truyền, giới thiệu những kinh nghiệm hay, cách làm giỏi, những gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hướng dẫn ngư dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức cho ngư dân tham quan, học tập, trao đổi những cách làm mới, những kinh nghiệm hay từ hoạt động nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến thủy sản; tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo về công tác khuyến ngư, nhằm đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hiệu quả các kỹ thuật và công nghệ mới tiên tiến vào trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, dịch vụ và chế biến thủy sản.
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực thuộc ngành nghề thủy sản để tiếp cận nền công nghệ, công nghiệp hiện đại và dịch vụ tiên tiến của thế giới.
- Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủy sản gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư công nghệ sản xuất sạch, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, mùi.. khuyến khích tái sử dụng chất thải trong sản xuất thủy sản.
8. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản:
- Tiếp tục có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công chức về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y thủy sản để đáp ứng nguồn nhân lực cho trước mắt và lâu dài.
- Tổ chức lồng ghép các nội dung an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y thủy sản và vệ sinh môi trường tại cộng đồng, trong đó đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những người sản xuất và cung cấp nguyên liệu; kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản ở các đơn vị chế biến nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản, tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như: điều kiện sản xuất; công bố chất lượng sản phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng,...
- Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên tàu cá, các cảng cá, các cơ sở thu mua nguyên liệu, dư lượng thuốc hóa chất, kháng sinh trên các sản phẩm thủy sản nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, cho công nghiệp chế biến thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Củng cố hệ thống tổ chức trạm thú y các huyện và thú y cơ sở để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng chống và có biện pháp xử lý dịch bệnh kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra đối với người nuôi; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định có liên quan thú y thủy sản.
9. Về phát triển hợp tác xã:
- Hướng dẫn, hỗ trợ vận động cộng đồng ngư dân tự nguyện thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển, nhất là đánh bắt xa bờ theo quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ phối hợp thăm dò ngư trường, vận chuyển sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu. Tổ chức thu gom, thu mua và cung ứng nhiên liệu, vật tư tại ngư trường để giảm chi phí sản xuất và bảo vệ lợi ích chính đáng và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển.
- Tiếp tục củng cố và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác. Khuyến khích các cá nhân và tổ chức kinh tế liên doanh, liên kết bằng nhiều hình thức để gắn kết chặt chẽ các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho xã viên, người lao động về nghĩa vụ, quyền hạn của xã viên đối với hợp tác xã để xã viên gắn bó với hợp tác xã, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ quản lý cũng như các xã viên để đáp ứng được yêu cầu công việc, tạo sự năng động trong cách làm, cách nghĩ; định hướng cho các hợp tác xã xây dựng phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với năng lực hiện có.
10. Về vốn:
a) Nguồn vốn trung ương:
Tranh thủ nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho các chương trình phát triển nuôi trồng; Chương trình phát triển giống thủy sản theo quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 12 năm 2009; chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Chương trình 242 phát triển xuất khẩu thủy sản; Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về các khu trú tránh bão cho tàu cá. Cụ thể cho từng dự án để phát triển hạ tầng nghề cá tỉnh.
b) Nguồn vốn địa phương:
Ngân sách địa phương sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho phát triển nuôi trồng, phát triển giống và các dự án đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá.
c) Nguồn vốn khác:
- Để có đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển thủy sản đến năm 2015, cần phải huy động vốn đầu tư theo hướng xã hội hóa, tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các loại tín dụng đầu tư phát triển.
- Tận dụng vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất của Nhà nước và tạo điều kiện tín dụng thuận lợi cho ngư dân, tư nhân vay vốn đóng tàu khai thác vùng khơi, phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu và cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết.
- Tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn vay dài hạn, ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn ODA và vốn của các tổ chức phi Chính phủ, để phát triển các lĩnh vực chế biến, nuôi trồng, các hạ tầng kỹ thuật nghề cá, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo…
11. Về các cơ chế chính sách:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủy sản theo quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh và được hưởng chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo quy định của tỉnh và theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
- Kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân tham gia vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Khẩn trương rà soát, xây dựng và ban hành các chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2010 - 2020 theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản (phù hợp với điều kiện phát triển trong thời kỳ mới và tình hình thực tế của tỉnh).
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến thủy sản nằm trong khu dân cư, đô thị vào khu chế biến thủy sản tập trung của tỉnh.
12. Công tác đào tạo và cải cách hành chính:
- Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật với nhiều hình thức đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành thủy sản. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề cho ngành thủy sản.
- Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ khuyến ngư nhằm nâng cao trình độ, đồng thời đặc biệt chú trọng đào tạo ngắn hạn, tập huấn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, nhà doanh nghiệp về chính sách quản lý nghề cá, chính sách kinh tế, thương mại... đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản trong thời kỳ mới và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ trong tất cả các lĩnh vực quản lý như: khai thác và bảo vệ nguồn lợi, quản lý chất lượng, thú y, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần thủy sản… Rà soát, điều chỉnh những chính sách đã ban hành trước đây cho phù hợp với tình hình hiện nay nhằm tạo ra hệ thống các thủ tục hành chính đơn giản, hiệu quả, thông thoáng.
13. Nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và chủ động xây dựng các phương án, tổ chức diễn tập sắp xếp các tàu cá neo đậu một cách nhanh chóng, an toàn xử lý mọi tình huống khi có bão, thiên tai, sự cố tai nạn trong hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt là khai thác xa bờ, hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản, tổ chức vận động ngư dân sản xuất theo tổ - đội khai thác thủy sản trên biển. Kiên quyết không cho tàu cá ra biển hoạt động khi không đảm bảo các điều kiện an toàn được quy định trong Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ, chính xác số lượng tàu thuyền, thuyền viên và ngư trường hoạt động khai thác (vị trí, tọa độ) để kịp thời thông tin, hướng dẫn phòng, tránh thiên tai.
- Đầu tư hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, từng bước thực hiện giám sát hoạt động sản xuất của tàu cá, giám sát chặt chẽ các vùng nuôi tập trung; phối hợp với các ban ngành chức năng cấp tỉnh xây dựng hệ thống và tăng cường năng lực cho lực lượng làm công tác cứu nạn cứu hộ, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngư dân và đảm bảo an toàn sản xuất.
- Chủ động phối hợp với các địa phương và các chủ tàu để hình thành xây dựng lực lượng tàu thuyền có công suất lớn, sẵn sàng tham gia khẳng định chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.
1. Căn cứ vào Chương trình hành động này các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể hóa chương trình hành động để triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình. Đồng thời chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng các dự án, đề án, chương trình ưu tiên, những chính sách cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách để thúc đẩy thực hiện chương trình.
2. Định kỳ hàng quý, năm các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thị, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã nêu trong chương trình hành động. Phát hiện kịp thời và đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc và xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình thực tế.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố đôn đốc, giám sát thực hiện chương trình hành động và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện chương trình này./.
(Nội dung cụ thể chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 và phân công thực hiện đính kèm theo phụ lục).
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Stt |
Nội dung công việc |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
I |
Xây dựng và thực hiện các đề án: |
|||
1 |
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đến năm 2015 định hướng đến 2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2010 |
2 |
Xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 định hướng đến 2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2010 |
3 |
Quy hoạch chi tiết 1/2000 các vùng nuôi thủy sản nước mặn và ngọt tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh |
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2010-2011 |
3 |
Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu sản xuất giống thủy sản tập trung 109 Phước Hải - Đất Đỏ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ |
2010-2011 |
4 |
Xây dựng quy hoạch phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản đến năm 2015 định hướng đến 2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2010 |
5 |
Xây dựng quy hoạch chi tiết 1/2000 khu chế biến hải sản tập trung tại Tân Hải - Tân Thành |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2010-2011 |
6 |
Xây dựng quy hoạch phát triển khai thác, cơ khí và dịch vụ hậu cần thủy sản đến năm 2015 định hướng đến 2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2010-2011 |
7 |
Đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ phục hồi nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2010-2011 |
8 |
Đề án di dời các cơ sở chế biến hải sản gây ô nhiễm |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2013 |
9 |
Đề án tổ chức, quản lý các cảng cá, bến cá và khu tránh trú bão cho tàu cá |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2011 |
10 |
Đề án tổ chức, quản lý các cơ sở đóng sửa tàu cá |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2012 |
10 |
Xây dựng quy chế quản lý vùng nuôi, sản xuất giống và phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2013 |
11 |
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2011-2012 |
12 |
Đề án tổ chức và quản lý hệ thống nậu vựa thủy sản trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2011 |
13 |
Đề án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ sang các ngành nghề thích hợp khác ở một số vùng biển và hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề phù hợp nhằm giải quyết vấn đề an sinh xã hội |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2011-2013 |
14 |
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ đối với lao động nghỉ việc, hỗ trợ đối với số lao động mới được tuyển dụng tại cơ sở mới, chính sách ưu đãi về thuế trong trường hợp khi các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Sở Tài chính |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2012-2014 |
15 |
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ, hỗ trợ rủi ro nghề cá khi gặp thiên tai; hỗ trợ phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể trong nghề khai thác |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2010-2011 |
16 |
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố, mở rộng thị trường chung cho sản phẩm thủy sản tỉnh |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, VCCI, Hiệp Hội doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2010-2011 |
17 |
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau khai thác |
Sở Khoa học Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Hiệp hội Doanh nghiệp, |
2011-2012 |
II |
Đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá |
|||
1 |
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chế biến hải sản tập trung của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành |
2011-2015 |
2 |
Đầu tư xây dựng cảng cá tại Gò Găng – thành phố Vũng Tàu |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu |
2012-2015 |
3 |
Khu tránh trú bão tàu cá Sông Dinh (thành phố Vũng Tàu) - cấp vùng |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu |
2010-2012 |
4 |
Khu tránh trú bão tàu cá Bến Lội - Bình Châu (Xuyên Mộc) - cấp tỉnh |
Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính |
2010-2011 |
5 |
Khu tránh trú bão tàu cá Côn Đảo - cấp vùng |
Ban Quản lý cảng Bến Đầm |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo |
2011-2013 |
6 |
Khu tránh trú bão tàu cá Cửa Lấp (Phước Tỉnh) - cấp tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân Long Điền |
2011-2014 |
7 |
Khu tránh trú bão tàu cá Lộc An ( Đất Đỏ) - cấp tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ |
2011-2013 |
8 |
Đầu tư mở rộng và nâng cấp cụm cảng cá Phước Tỉnh (cảng Phước Hiệp và Tân Phước) thành cụm cảng cá cấp vùng |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ |
2011-2015 |
9 |
Đầu tư xây dựng chợ cá đầu mối tập trung của tỉnh tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các doanh nghiệp và các tổ chức khác |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân Long Điền |
2011-2014 |
10 |
Dự án khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình A, huyện Xuyên Mộc 86,2 ha 86,2 ha. |
Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2011-2012 |
11 |
Dự án khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình B, huyện Xuyên Mộc: 79,6 ha |
Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2012-2013 |
12 |
Trại thực nghiệm nuôi thủy sản nước ngọt, huyện Đất Đỏ: 3,2 ha |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ |
2010-2011 |
13 |
Dự án khu sản xuất giống tập trung xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ 33,3 ha |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ |
2010-2012 |
14 |
Dự án khu sản xuất giống tập trung xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc: 10,6 ha. |
Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2012-2013 |
15 |
Dự án hạ tầng kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản nước mặn tại xã An Ngãi - thị trấn Long Điền: 30 ha. |
Ủy ban nhân dân huyện Long Điền |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2012-2014 |
16 |
Dự án nuôi trồng thủy sản nước ngọt khu vùng Len, huyện Đất Đỏ: 50 ha |
Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2012-2014 |
17 |
Dự án khu nuôi cá nước ngọt cánh đồng Don xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa: 52 ha |
Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2012-2014 |
18 |
Dự án nuôi trồng thủy sản nước mặn theo hướng nuôi công nghiệp Kim Dinh, thị xã Bà Rịa 70 ha. |
Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2012-2014 |
19 |
Dự án hạ tầng khu nuôi cá nước ngọt xã Long Phước, thị xã Bà Rịa: 56 ha |
Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính. |
2013-2015 |
III |
Tập trung ưu tiên cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực |
|||
1 |
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ... cho công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nội vụ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Trường Chính trị. |
2011-2015 |
2 |
Tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức hội nhập, hệ thống pháp luật thương mại trong WTO và các nước khác cho các cán bộ quản lý doanh nhân |
Sở Công thương |
Sở Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, VCCI. |
2011-2015 |
IV |
Tăng cường thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy sản |
|||
1 |
Chủ động xây dựng kế hoạch vốn ngân sách, tích cực chủ động đề nghị trung ương hỗ trợ và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. |
2010-2015 |