Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 485/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/07/2017
Ngày có hiệu lực 10/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 485/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHẾ BIẾN GỖ GẮN VỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư s 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung tại điều 1 Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đ cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1938/TTr-SNNPTNT ngày 28/6/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi gắn với vùng nguyên liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm định số 1216/BC-HĐTĐQH ngày 27/4/2017 của Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi gắn với vùng nguyên liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm Quy hoạch

- Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và đnh hướng đến năm 2030.

- Chế biến gỗ phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu ổn định bền vững và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từng bước đầu tư chiu sâu, đi mới công nghệ, thiết bị nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài ngoài nước.

2. Định hướng phát triển

- Sử dụng công nghệ, thiết bị phù hợp từng loại sản phẩm, chú trọng áp dụng công nghệ xử lý nâng cao chất lượng sản phẩm g; công nghệ tạo sản phẩm mới; công nghệ sản xuất keo dán và chất phủ mặt đáp ứng yêu cầu môi trường; các công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ, ván nhân tạo; công nghệ sử dụng phế liệu nông, lâm nghiệp, chất thải để làm nguyên liệu cho ngành chế biến g; công nghệ sử dụng phế, phụ liệu của công nghiệp chế biến g.

- Tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong tỉnh để sản xuất các sản phẩm tiềm năng như: Các loại ván mỏng, gỗ dán, gỗ xẻ cho ván ghép thanh và đồ mộc, ván sợi, giấy, bột giấy và viên nhiên liệu. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ là nơi khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu trong tỉnh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và lớn tại các khu, cụm công nghiệp.

- Về số lượng các đơn vị chế biến gỗ theo định hướng sẽ hạn chế số lượng doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp, không cấp phép mới đối với doanh nghiệp chế biến dăm gỗ. Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ năng lực thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu, khu, cụm công nghiệp của từng vùng. Kêu gọi đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như ván sợi MDF, sản xuất đồ mộc... Hình thành các khu chế biến gỗ tập trung tại các khu, cụm công nghiệp.

3. Mục tiêu Quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát:

- Tập trung chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao và có ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, như: Đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ mỹ nghệ; hạn chế tối đa việc sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp mà tiêu tốn nhiều nguyên liệu, đặc biệt là dăm gỗ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong tỉnh, nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng bằng chuyển hóa rừng trồng hiện có và thâm canh trồng rừng gỗ lớn, gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp của tỉnh; phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể:

b1) Giai đoạn đến năm 2020:

- Diện tích vùng cung cấp nguyên liệu gỗ tăng từ 216.624 ha hiện nay lên 229.054 ha, góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên trên 52%. Bình quân hàng năm khai thác trên địa bàn tỉnh khoảng 38.290 ha rừng trồng và cung cấp khoảng 3,8 triệu m3 gỗ tròn cho thị trường.

- Sản xuất đồ mộc đạt 115.000 m3 sản phẩm/năm (tăng 30.000 m3 sản phẩm, tương ứng 39% so với năm 2015, bình quân 9,8 %/ năm). Sản xuất mỗi năm 350.000 tấn/năm sản phẩm bột giấy, 60.000 m3 sản phẩm ván MDF, 90.000 m3 sản phẩm ván ghép thanh. Giảm khối lượng xuất khẩu dăm gỗ từ 2 triệu tấn sản phẩm xuống còn 0,3 triệu tấn/năm.

- Tạo công ăn, việc làm cho khoảng 9.000 người vào năm 2020 (chưa tính lao động trồng rừng và khai thác rừng).

- Nâng cao nhận thức của người trồng rừng chuyển dần từ trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang trồng kinh doanh gỗ lớn, kéo dài thời gian khai thác gỗ rừng trồng, trước mắt dịch chuyển dần từ thời gian khai thác theo chu kỳ 4-5 năm hiện nay đến năm 2020 lên chu kỳ 7 năm đối với rừng gỗ nhỏ.

b2) Giai đoạn 2021 - 2030:

[...]