Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch vùng cải tạo đất gò cao, đất triền núi phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đến năm 2020
Số hiệu | 480/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/02/2017 |
Ngày có hiệu lực | 16/02/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lâm Quang Thi |
Lĩnh vực | Bất động sản |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 480/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 16 tháng 02 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG CẢI TẠO ĐẤT GÒ CAO, ĐẤT TRIỀN NÚI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 52/TTr-STNMT ngày 08 tháng 02 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng cải tạo đất gò cao, đất triền núi phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Tri Tôn đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích và yêu cầu
Quy hoạch vùng cho phép cải tạo đất gò cao, đất triền núi cấp huyện để sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả theo từng vùng nhằm cải tạo, điều chỉnh độ cao tại những vùng đất gò cao, đất hoang, bạc màu... sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội và cho nhu cầu quy hoạch phát triển các ngành, vùng của huyện là công việc hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong quá trình cải tạo, tận dụng nguồn vật liệu cải tạo phục vụ cho các nhu cầu xây dựng tại địa phương.
Việc xác định vùng quy hoạch phải đảm bảo cơ sở khoa học, xác định cụ thể địa hình, diện tích vùng, tiểu vùng, diện tích cần cải tạo, xác định độ cao cần cải tạo tại từng khu vực... theo mục đích sử dụng đất sau cải tạo. Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan khu vực và sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ lân cận.
2. Nội dung quy hoạch
2.1. Quy hoạch các khu vực cải tạo đến năm 2020
Từ nay đến năm 2020 huyện Tri Tôn quy hoạch cải tạo đất gò cao, đất triền núi tại 07 khu vực tại các xã: thị trấn Ba Chúc, xã Lê Trì, Lương Phi, Núi Tô, Cô Tô, Ô Lâm, An Tức (đính kèm danh mục vùng cải tạo đất gò cao, đất triền núi huyện Tri Tôn). Tổng diện tích cải tạo đất gò cao là 160,728 ha với khối lượng vật liệu thu hồi là 1.293.975 m3 được xác định kèm theo Bản đồ quy hoạch vùng cải tạo đất gò cao phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Tri Tôn đến năm 2020, tỷ lệ 1/25.000 và Bản đồ chuyên đề đất gò cao, đất triền núi trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỷ lệ 1/5.000.
2.2. Thời gian thực hiện cải tạo
Thời gian thực hiện quy hoạch vùng cải tạo đất gò cao, đất triền núi phục vụ sản xuất nông nghiệp được thực hiện từ nay đến năm 2020. Đến cuối kỳ quy hoạch tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu sẽ điều chỉnh, bổ sung cho kỳ quy hoạch tiếp theo.
3. Giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về quản lý
- Hoạt động cải tạo đất gò cao, đất triền núi phải phù hợp với quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; nghiêm cấm các trường hợp cải tạo ngoài khu vực quy hoạch gây ô nhiễm đất trồng lúa, thoái hóa đất và biến dạng mặt bằng đất trồng lúa.
- Việc cải tạo lớp đất gò cao, đất triền núi không được làm thay đổi mục đích sử dụng đất được giao đối với đất lúa; khuyến khích việc khai hoang, phục hóa đất trồng lúa.
- Việc cho phép cải tạo đất gò cao phải đúng thẩm quyền và có sự đồng thuận của các hộ dân kế cận. Trường hợp có thu hồi vật liệu cải tạo làm vật liệu xây dựng thông thường (bán ra ngoài thị trường) phải đăng ký thu hồi khoáng sản theo quy định tại Khoản 2, Điều 64 của Luật Khoáng sản và thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định.
- Việc cải tạo đất gò cao, đất triền núi chỉ được tiến hành sau khi có quyết định cho phép của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo độ cao sau cải tạo phù hợp theo quy hoạch được duyệt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp cải tạo, khai thác lớp đất mặt trái phép; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc cải tạo, thu hồi vật liệu trong quá trình cải tạo.
b) Giải pháp đảm bảo mùa vụ sản xuất.
- Việc cho phép hoạt động cải tạo đất gò cao thực hiện trong thời gian sau khi thu hoạch vụ trước và thực hiện dứt điểm tại từng khu vực, tránh tình trạng kéo dài thời gian cải tạo, để đất trống không sản xuất trong nhiều vụ, tập trung cho phép cải tạo vào các tháng mùa khô thuận lợi cho việc vận chuyển đất bằng cơ giới.
- Đối với các khu vực sản xuất lúa 02 vụ, chịu ảnh hưởng của mùa nước lũ, tùy từng khu vực có thể cho phép người dân cải tạo trong cả mùa nước lũ và mùa khô, nhằm tạo thuận tiện cho việc cải tạo đất được sớm hơn để đưa vào sản xuất ổn định.
c) Giải pháp bảo vệ môi trường