Quyết định 48/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Hưng Yên trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số hiệu | 48/2021/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/09/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Trần Quốc Văn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2021/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 16 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng Văn hóa và thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Theo đề nghị của của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 49/TTr-SVHTTDL ngày 04 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Ban Quản lý di tích tỉnh Hưng Yên (sau đây viết tắt là Ban) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, có chức năng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
2. Ban Quản lý di tích tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch.
3. Trụ sở làm việc: Đường Nguyễn Văn Linh, phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
1. Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Ban trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và danh lam thắng cảnh; giới thiệu và tuyên truyền, hướng dẫn khách tham quan các di tích tiêu biểu của tỉnh; nghiên cứu, biên soạn sách, in ấn tờ gấp, tài liệu giới thiệu về hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh;
3. Tổ chức thực hiện điều tra, phát hiện, thống kê, kiểm kê, phân loại và lập danh mục di tích lịch sử văn hóa, cách mạng danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh;
4. Giúp Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát lập hồ sơ khoa học các di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia đặc biệt; khảo sát, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống gắn với di tích và phát huy giá trị văn hóa sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh theo quy định;
5. Giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Tổ tu sửa cấp thiết di tích và giám sát việc tu sửa cấp thiết các di tích trên địa bàn tỉnh; tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật việc bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích; tham gia thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;
6. Tổ chức kiểm kê, lập danh mục các di vật, cổ vật, bảo vật tại các di tích trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ bảo vật quốc gia thuộc di tích trên địa bàn tỉnh; tham gia Hội đồng thẩm định giám định di vật, cổ vật, bảo vật của tỉnh; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức khảo sát, khai quật khảo cổ học phục vụ cho việc nghiên cứu lập hồ sơ khoa học di tích, hồ sơ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh;
7. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho các Ban quản lý di tích cơ sở; hướng dẫn và giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các Ban Quản lý di tích cơ sở trên địa bàn tỉnh;
8. Tổ chức, phối hợp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế việc quản lý, bảo vệ, khai thác giá trị di tích trên địa bàn tỉnh, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban và của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
9. Giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các Ban Quản lý di tích cơ sở về hoạt động bảo vệ di tích, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu trong việc khai thác và phát huy giá trị di tích theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
10. Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Ban với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cấp có thẩm quyền;
11. Quản lý về tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản được giao và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.