Quyết định 48/2003/QĐ-UBBT ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 48/2003/QĐ-UBBT
Ngày ban hành 11/07/2003
Ngày có hiệu lực 26/07/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Huỳnh Tấn Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2003/QĐ-UBBT

Phan Thiết, ngày 11 tháng 7 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

"VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007".

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;

- Căn cứ Thông tư số 01/2003/TT-BTP, ngày 14/3/2003 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ;

- Xét đề nghị của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật và Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận tại tờ trình số 217/STP-PBGDPL, ngày 17/6/2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật và Sở Tư pháp Bình Thuận có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân & Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Phan Thiết căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận: :
- Bộ Tư pháp (b/c)
- TT. Tỉnh ủy (b/)
- TT. HĐND tỉnh (b/c)
- Các Sở, Ban ,ngành, đoàn thể
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
- Như điều 3.
- Lưu VPUB-NC

TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-UBBT ngày tháng năm 2003 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Qua năm năm thực hiện kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật (1998-2002) theo Chỉ thị 02/1998/CT-TTg và Quyết định 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Nhằm tiếp tục thực hiện, kế thừa và phát triển các nội dung, hình thức đã được đề ra trong kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998-2002 ban hành kèm theo Quyết định số 731/1998/QĐ/CT-UBBT ngày 13/5/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và Chương trình PBGDPL từ năm 2003-2007 theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/2003/TT-BTP, ngày 14/3/2003 của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003-2007 trên địa bàn tỉnh như sau:

Mục tiêu, yêu cầu:

I. Mục tiêu:

1. Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân áp dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

2. Thông qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật để hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con người Việt Nam, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và trong xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. Yêu cầu :

1. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cụng tỏc này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp cho các đối tượng. Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; phổ biến các quy định pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến đời sống của các tầng lớp nhân dân.

2. Sử dụng, khai thác hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đang phát huy tác dụng với sự đổi mới trong phương thức thực hiện, bảo đảm tính phù hợp, khả thi; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đại trà, trên diện rộng với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụ thể; từng bước ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Chọn điểm chỉ đạo và đối tượng ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng địa phương.

3. Lồng ghép hợp lý và hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Gắn chặt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, thực hiện Quy chế Dân chủ.

b. Đối tượng, nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật:

I. Đối tượng, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật

[...]